Trò chơi lịch sử

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử THCS (Trang 22 - 28)

Sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết, không chỉ nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà còn tạo nên một không khí hăng say học tập, các em có thể độc lập suy nghĩ tìm tòi hoặc phối hợp với các bạn trong nhóm để có đáp án nhanh và chính xác.

Trò chơi có thể sử dụng dưới nhiều hình thức nhưng phải khắc sâu nội dung của bài học, thông qua câu hỏi các em phải tìm ra câu trả lời, đó là các sự kiện hay nhân vật lịch sử. Vì thế, học lịch sử qua hình thức trò chơi sẽ thấy thoải mái hơn, hứng thú hơn, từ đó ghi nhớ tốt những kiến thức cơ bản mà không bị gò ép.

a. Trò chơi phán đoán lịch sử.

* Khái quát:

Đây là một trò chơi, với trò chơi này sẽ giúp các em tìm tòi, khám phá các câu hỏi về lịch sử để đoán tên nhân vật lịch sử, sự kiện giáo viên cần trình bày.

* Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị hình ảnh các nhân vật, hoặc sự kiện lịch sử.

- Dùng giấy kiến trong bọc lại, vẽ các ô số che lên hình nền. Mỗi hình nền là một câu hỏi.

- Nếu dạy giáo án điện tử, giáo viên thiết kế trên powerpoint tiện lợi hơn.

* Tiến hành:

- Khi tổ chức trò chơi, giáo viên gọi cá nhân, nhóm, hoặc tập thể chọn ô số và trả lời câu hỏi của giáo viên, chỉ khi trả lời đúng mới được lật ô số để đoán hình nền. Nếu ô số chưa lật hết mà học sinh biết hình nền thì cho học sinh đoán.

- Mỗi ô giáo viên qui định số điểm, hoặc phần thưởng,…để cuốn hút các em tham gia.

- Giáo viên đưa ra hình nền đã che khuất bằng các ô số, học sinh tuỳ chọn ô số để trả lời các câu hỏi.

Ví dụ:

Lớp 6. Bài 15: NƯỚC ÂU LẠC

- Tôi thiết kế trên powerpoint hình ảnh về một DI TÍCH LỊCH SỬ, vẽ các ô số che lên hình nền, mỗi hình nền là một câu hỏi.

Hình nền bị che khuất

Các câu hỏi được tôi đưa ra có liên quan đến nhân vật hình nền bị che khuất.

Câu hỏi ở các ô hình nền:

+ Câu 1 (Ô 1): Thành Cổ Loa được xây dựng ở đâu?

+ Câu 2 (Ô 2): Thành Cổ Loa có hình gì?

+ Câu 3 (Ô 3): Nơi phát hiện di chỉ mĩu tên đồng Cổ Loa?

+ Câu 4 (Ô 4): Người chế tạo ra Nỏ Liên Châu?

- Trong quá trình chơi tôi gọi các em chọn ô số rồi trả lời câu hỏi, trả lời đúng một góc hình nền lật ra.

Hình nền được lật

- Nếu ô số chưa lật hết mà học sinh biết hình nền cũng có thể cho học sinh đoán. Để khuyến khích học sinh tham gia sôi nổi, em nào trả lời đúng hình nền tôi cho 10 điểm.

Dưới đây là đáp án đúng + Câu 1 (Ô 1): Phong Khê + Câu 2 (Ô 2): Xoáy trôn ốc

+ Câu 3 (Ô 3): Nam Cầu Vực + Câu 4 (Ô 4): Cao Lỗ

Hình nền là Đền thờ An Dương Vương

Sau khi hình được mở, giáo viên hỏi học sinh: Em hiểu gì về bức hình này?

Học sinh đưa ra ý kiến của mình, giáo viên chốt: Đây là hình ảnh đền thờ An Dương Vương. Đền thờ An Dương Vương được xxây dựng trong khu thành Nội, (nay thuộc xóm Chùa- xã Cổ Loa- Đông Anh- Hà Nội). Đền được xây dựng nhằm tưởng nhớ An Dương Vương…

b. Trò chơi ô chữ

- Đây là cách thức mô phỏng theo các sân chơi phổ biến hiện nay như:

“Đường lên đỉnh Olympia” hay “Chiếc nón kì diệu” trên truyền hình.

- Trò chơi có thể được sử dụng linh hoạt trong các tiết dạy và nên đưa vào cuối giờ nhằm cũng cố kiến thức bài học.

* Cách tạo ô chữ:

- Khi soạn bài, tôi thiết kế một hệ thống ô chữ gồm nhiều ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến thức trong bài và sẽ có một chữ cái chìa khóa. Mỗi ô hàng ngang có một câu hỏi để học sinh giải đáp. Sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang với các chữ cái xuất hiện, học sinh sẽ tìm được ô chữ hàng dọc. Ô chữ hàng dọc sẽ là tên, địa danh, nhân vật…trong nội dung bài học.

*Tiến hành chơi:

- Khi tổ chức trò chơi, giáo viên gọi cá nhân, nhóm chọn câu hỏi và trả lời, trả lời đúng thì ô chữ xuất hiện. Nếu ô chữ chưa trả lời hết mà học sinh biết từ khóa cũng có thể cho học sinh đoán.

- Mỗi câu hỏi giáo viên qui định số điểm, phần thưởng,…để cuốn hút các em tham gia.

Giải ô chữ hàng ngang để tìm chùm chìa khoá hàng dọc.

Giáo viên có thể thiết kế ô chữ trên bảng phụ hoặc chiếu ô chữ lên màn hình máy chiếu, gọi học sinh trả lời câu hỏi.

Giáo viên có thể thiết kế ô chữ trên bảng phụ hoặc chiếu ô chữ lên màn hình máy chiếu rồi gọi học sinh trả lời câu hỏi.

Dưới đây là các câu hỏi:

1/ Người chế tạo ra Nỏ Liên Châu? (4 chữ).

2/ Hai từ tinh thần chiến đấu của quân dân Âu Lạc? (7 chữ) 3/ Vũ khí lợi hại nhất của nhân dân Âu Lạc? (2 chữ).

4/ Thành Cổ Loa còn có tên gọi khác là? (8 chữ)

5/ Chứng tích cho mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy (8 chữ) 6/ Vũ khí phát hiện tại phía Nam Cầu Vực? (10 chữ)

7/ Hình dáng thành Cổ Loa? (10 chữ)

8/ Năm 1962, Thành Cổ Loa được công nhận là gì? (12 chữ)

Từ khóa: Bài học lớn nhất rút ra từ sự thất bại của An Dương Vương.

- Để tăng tính hấp dẫn của trò chơi, trong quá trình chơi em nào phát hiện ra từ khóa trước và trả lời đúng thì giáo viên cho 10 điểm.

Sau đây là đáp án đúng.

Từ khóa là: CẢNH GIÁC

c. Trò chơi “Theo dòng lịch sử”

* Tìm hiểu về trò chơi “Theo dòng lịch sử”.

Trò chơi này dùng vào tiết ngoại khóa, các tiết làm bài tập lịch sử để học sinh có điều kiện chuẩn bị và có thời gian thích hợp cho khâu tổ chức. Giáo viên chọn theo chủ đề lịch sử đã được học trước đó để học sinh tìm hiểu kĩ hơn, đối với dạng trò chơi này thì giáo viên có thể áp dụng sau khi học xong một chương, một giai đoạn lịch sử.

Ví dụ: Tìm hiểu về một triều đại phong kiến, một cuộc khởi nghĩa, một cuộc kháng chiến, một cuộc cải cách,…

5.1.3.5. Dạy học liên môn.

a. Nguyên tắc của dạy học liên môn:

Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn lịch sử nói riêng.

b. Cách tiến hành:

Giáo viên cần có kiến thức vững chắc về bộ môn và còn phải nắm vững nội dung chương trình các môn liên quan nhiều đến môn sử như: văn học, địa lí, giáo dục công dân,…

Học sinh cần phải có vai trò tích cực chủ động vì các em phải huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu sắc, toàn diện một sự kiện.

Bởi vậy dạy học liên môn đòi hỏi sự nỗ lực lớn của thầy giáo và học sinh.

Ví dụ: Bài 15: NƯỚC ÂU LẠC (Lịch sử 6) tôi thực hiện phương pháp tích hợp với môn địa lý, môn ngữ văn và môn giáo dục công dân như sau: Khi học mục 4: Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng, tôi sử dụng lược đồ để chỉ ra vị trí của thành Cổ Loa nằm ở Phong Khê (nay là Đông Anh - Hà Nội). Khi giảng về quá trình xây thành liên hệ đến truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, để nhấn mạnh sự cầu kỳ, sáng tạo của nhân dân khi xây thành, giáo dục lòng tự hào về công trình kiến trúc độc đáo này. Ở mục 5: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?

Tôi cho học sinh kể tóm tắt truyện Mỵ Châu Trọng Thuỷ nhằm khắc sâu bài học cảnh giác trong công cuộc giữ nước cho học sinh.

Bên cạnh đó có thể gắn với Âm nhạc:

Ví dụ: Tiết 30. Bài 24-Lịch sử 9: Khi dạy phần IV: Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống Pháp xâm lược trở lại, khi giảng về cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Bộ có thể cho học sinh nghe một đoạn trong bài hát Nam Bộ kháng chiến của tác giả Đặng Thanh Sơn để thấy được tinh thần quật khởi của nhân dân Nam Bộ, đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc cho học sinh.

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử THCS (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w