Có thể nói vấn đề “tha hóa con người” và giải phóng con người chiếm vị trí trung tâm trong quan niệm của Mác về đời sống xã hội. “Tha hóa con người” theo quan niệm của Mác là con người không còn là chính mình, mà trở thành cái tồn tại khác, cái đối lập với mình. Nguyên nhân của sự tha hóa con người là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự nô dịch nhiều mặt đối với con người. Những người bị nô dịch, thì toàn bộ cuộc sống và hoạt động của họ đều bị tha hóa, tức là nó không còn là của họ nữa, mà trở thành cái xa lạ đối với họ.
Người nô lệ thời cổ đại, người nông dân thòi trung cổ và người công nhân trong chủ nghĩa tư bản đều là những người bị nô dịch một cách trực tiếp hay gián tiếp, Tuy nhiên, bản thân những người chủ nô, địa chủ và nhà tư bản với tư cách là những cá nhân cũn không thoát khỏi cái vòng nô dịch bởi đồng tiền. theo C. Mác, những hình thức nô dịch được hình thành một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn con người, nó gắn liền với phương thức sản xuất nhất định.
Trong chủ nghĩa tư bản, chính nền sản xuất hàng hóa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất đã làm xuất hiện “tha hóa lao động” và trên cơ sở này đưa đến “tha hóa con người”. C.Mác đã đánh giá rất cao tiến bộ của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản trong vòng chưa đầy một thế kỷ đã đưa nhân loại tiến một bước dài so với tất cả các phương thức sản xuất trước đó. Mặc dù vậy, chủ nghĩa tư bản không những không xóa bỏ được dự tha hóa con người, mà còn làm sâu đậm thêm sự tha hóa đó bằng cách tăng cường bọc lột người lao động. Trong khi tuyệt đối hóa lợi nhuận, mãnh lực đồng tiền và sùng bái hàng hóa, chủ nghĩa tư bản đã làm cho mọi quan hệ của con người tan biến sau “lợi ích lạnh lùng” và mọi tình cảm bị nhấn chìm trong làn nước băng giá của sự tính toán ích kỷ” (Ăng ghen). ở đây, mọi sự tha hóa đã trở thành phỏ biến; chính các nhà tư bản cũng không khống chế đước bản thân mình và những sản phẩm của xã hội. Do vậy, họ cũng trở thành những nạn nhân và không thể tự giải phóng mình được.
Như vậy, nói một cách khái quát, sự thư hóa con người là do chính hoạt động của con người tạo ra; do đó, cũng bằng chính hoạt động tích cực của mình, con người có thể xóa bỏ được sự tha hóa và giải phóng con người, C.Mác đã đưa ra những chỉ dẫn xác đáng:
Trước hết là cần xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản bởi lẽ đó chính là nguồn gốc sinh ra mọi nô dịch trong chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, sự giải phóng xã hội khỏi sở hữu tư nhân…khỏi chế độ ô dịch biểu hiện thành hình thức chính trị của sự giải phóng công nhân và đồng thời đó cũng chính là giải phóng xã hội.
Sự nghiệp xóa bỏ tha hóa giải phóng con người cần thiết và phải là sự nghiệp của quần chúng lao động, mà trong đó giai cấp vô sản là lực lượng nòng cốt và quyết định. Bởi lẽ, theo C.Mác, chỉ có giai cấp vô sản mới có khả năng bảo đảm tự do và bình đẳng thực sự cho tất cả mọi người. Và bởi lẽ, gia
cấp vô sản là sự “mất đi hoàn toàn của con người” và do đó nó không thể tự giải phóng mình nếu như không thể tự giải phóng xã hội.
Ý tưởng giải phóng con người đã hằng được ấp ủ từ xa xưa trong lịch sử nhân loại. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhiều đại biểu kiệt xuất đã đi tìm những con đường khác nhau để đưa con người tới tự do. Song tất cả những nhà tư tưởng trước Mác do bị hạn chế bởi điều kiện lịch sử, đã không thể tìm ra con đường đúng đắn nhằm hướng tới mục tiêu cao cả: Giải phóng con người và phát triển toàn diện con người.
Vượt lên trên tất cả các nhà triết học trước đó khi luận giải về vấn đề con người, trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức" C.Mác và Ph.Ăngghen không những chỉ ra tiền đề xuất phát để nghiên cứu con người, bản chất con người, mà đã nêu ra một mục đích cao đẹp, nhân đạo và nhân văn, đó là giải phóng con người khỏi sự áp bức, bóc lột bất công, khỏi sự "tha hoá" trong xã hội bằng con đường cách mạng vô sản.
Tư tưởng giải phóng con người là tư tưởng cơ bản trong học thuyết của chủ nghĩa Mác về xã hội, là mục đích của việc xây dựng một xã hội mới công bằng và văn minh. Tư tưởng này của C.Mác và Ph. Ăngghen là nhất quán từ những tác phẩm đầu tiên cho đến tác phẩm cuối đời của hai ông.
Không nói bất cứ cá nhân ngẫu nhiên nào, đó là chưa kể đến cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa không thể tránh khỏi, “cuộc cách mạng này tự nó là điều kiện chung cho sự phát triển, tự do của cá nhân”7; và trong xã hội cộng sản chủ nghĩa đó các cá nhân không còn lệ thuộc vào thứ lao động đã khiến họ trở nên “phiến diện, méo mó và bị hạn chế”, “trong đó không ai bị hạn chế trong phạm vi hoạt động độc chuyên, mà mỗi người đều có thể tự hoàn thiện mình trong bất kỳ lĩnh vực nào thích, thì xã hội điều tiết toàn bộ nền sản xuất, thành thử tôi có khả năng hôm nay làm việc này, ngày mai làm việc khác, buổi sáng đi săn, quá trưa đi đánh cá, buổi chiều chăn nuôi, sau bữa cơm thì làm việc phê phán, tùy theo sở thích của tôi”8. Nói lên điều này, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng ở xã hội cộng sản chủ nghĩa ngoài việc con người được tự do, còn có nghĩa là lao động trở thành hoạt động tự giác của con người và vì vậy, con người được giải phóng những năng lực, những sức mạnh tiềm ẩn của mình. Trong xã hội đó, cá nhân được phát triển một cách toàn diện.
Con người phát triển toàn diện, làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và bản thân chỉ có thể
7 C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập. Tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nọâi, tr.
644
8 C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập. Tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nọâi, tr.
47
đạt được ở giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa cộng sản. Còn xã hội cộng sản ở giai đoạn thấp, một xã hội vừa thoát thai từ trong xã hội tư bản ra thì xã hội cũng như con người, không tránh khỏi còn mang theo "những dấu vết của cái xã hội cũ đã đẻ ra nó" về mọi phương diện "kinh tế, đạo đức, trí tuệ". Hiểu được điều này thì sẽ thấy việc cải tạo con người cũ để xây dựng con người mới trong giai đoạn đầu, giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản, tức là giai đoạn xã hội chủ nghĩa, có tầm quan trọng đến mức nào. Trong giai đoạn đầu này, không thể yêu cầu con người toàn diện, hoặc xoá bỏ phân công lao động trong khi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất chưa cho phép.
Để con người được giải phóng triệt để, được tự do hoàn toàn thì tiền đề cơ bản là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định, thì con người mới có đủ điều kiện để giải phóng mình. Nói cách khác, con người không thể có được tự do triệt để khi mà lực lượng sản xuất của xã hội còn thấp kém hoặc trì trệ. Các ông đã đưa ra ví dụ để khẳng định sự phát triển của con người phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất: “Raphaen cũng như bất cứ nhà nghệ thuật nào khác đều bị chi phối bởi những thành tựu kỹ thuật trong nghệ thuật đã đạt
được trong thời kỳ trước ông, bởi tổ chức xã hội và bởi sự phân công lao động trong địa phương của ông và cuối cùng, bởi sự phân công lao động trong tất cả các nước mà địa phương ông có quan hệ.
Một cá nhân đại loại như Raphaen có phát triển được tài năng của mình hay không, - điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào nhu cầu, mà nhu cầu thì lại tuỳ thuộc vào phân công lao động và tuỳ thuộc vào những điều kiện giáo dục con người do sự phân công ấy sinh ra”9.
Sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất do nền đại công nghiệp mang lại không những thoả mãn mọi nhu cầu phát triển con người, mà còn làm cho con người có thể rút ngắn được thời gian lao động tất yếu, tăng thêm thời gian tự do, tức là có nhiều thời gian giành cho phát triển đầy đủ của cá nhân,
"mà cá nhân này với tư cách là lực lượng sản xuất vĩ đại nhất". Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất, và sự phát triển của con người. C.Mác và Ph. Ăngghen cho rằng, cái quyết định sự tồn tại và phát triển của một xã hội là lực lượng sản xuất , chính “tổng thể những lực lượng sản xuất mà con người đạt được, quyết định trạng thái xã hội”10.
9 C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập. Tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.
574
10 C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập. Tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.
42
Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức" C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người ngày càng nắm bắt được các quy luật khách quan và biết vận dụng nó vào hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả hơn. Một khi con người càng nắm bắt được quy luật bao nhiêu thì khả năng thống trị tự nhiên, xã hội và sáng tạo ra hoàn cảnh của con người càng to lớn bấy nhiêu.
Song vấn đề không dừng lại ở đó. Hoàn cảnh mới - hoàn cảnh do con người sáng tạo ra với tư cách là sản phẩm của con người lại tiếp tục tác động trở lại con người. Nó làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn về thể chất và tinh thần, giúp con người có nhiều khả năng nắm bắt quy luật khách quan và vận dụng nó một cách đúng đắn hơn. Nói cách khác, con người là chủ thể của những biến đổi của hoàn cảnh, đồng thời con người là sản phẩm của hoàn cảnh. Vì vậy, để giải phóng con người, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định cần phải tạo ra hoàn cảnh có tính người nhiều hơn. Bởi lẽ, “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy”11. Trong khi nghiên cứu xã hội tư bản, C.Mác và Ph.Aêng đã chỉ ra căn nguyên sâu xa của sự tha hoá là sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, là sự áp bức về kinh tế và sự nô dịch về tinh thần
11 C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập. Tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nộâi, tr. 55
trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Chính hoàn cảnh lịch sử đó đã làm cho con người trở nên xa lạ với chính mình, đánh mất bản thân mình. “Con người (công nhân) chỉ cảm thấy mình hành động tự do trong khi thực hiện những chức năng động vật của mình - ăn, uống, sinh con đẻ cái, nhiều lắm là trong chuyện ở, chuyện trang sức v.v.. - còn trong những chức năng con người của anh ta thì anh ta cảm thấy mình chỉ còn là con vật. Cái vốn có của súc vật trở thành số phận của con người, còn cái có tính ngưòi thì biến thành cái vốn có của súc vật”12. Bởi vậy, muốn xoá bỏ tha hoá thì phải xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất, tức là cải tạo hoàn cảnh xã hội chứa đựng những yếu tố kinh tế và chính trị dẫn đến sự tha hoá. Quá trình xoá bỏ tha hoá cũng chính là quá trình nhân đạo hoá hoàn cảnh, văn hoá hoá xã hội. Đó cũng chính là vấn đề trọng đại đặt ra cho lịch sử xã hội khi muốn giải phóng con người triệt để: “cùng với việc xoá bỏ cơ sở, tức là sở hữu tư nhân, và việc thiết lập sự điều tiết cộng sản chủ nghĩa đối với sản xuất khiến cho con người đứng trước sản phẩm của bản thân mình không còn cảm thấy như đứng trước một vật xa lạ, thì thế lực của cung cầu cũng biến mất và con người lại chế ngự được trao đổi,
12 C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập. Tập 42 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 133
sản xuất phương thức quan hệ lẫn nhau của chính họ”. Như vậy, quá trình giải phóng con người là quá trình tương tác biện chứng giữa con người và hoàn cảnh. Nếu hoàn cảnh càng tiến bộ, càng nhân văn bao nhiêu thì con người càng được giải phóng bấy nhiêu và ngược lại, con người muốn được giải phóng, được tự do phát triển năng lực của mình thì cần phải tạo ra một môi trường, một hoàn cảnh mang tính người sâu sắc và triệt để.
Sự nghiệp giải phóng con người, giả phóng nhân loại là một quá trình lâu dài. Nó phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vào điều kiện vật chất bắt buộc của sự nghiệp giải phóng con người.
Tóm lại, sự nghiệp giải phóng toàn diện, triệt để con người và loài người chỉ có thể thực hiện trong điều kiện “những lực lượng sản xuất hiện đại đã phát triển” và chỉ khi nào thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó” bằng một xã hội mới không còn cơ sở kinh tế của mọi bóc lột và nô dịch, không có giai cấp và hiện tượng người bóc lột người
2.3. GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ CON NGƯỜI Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại, con người và bản chất con người, mối quan hệ giữa con người – tự nhiên – xã hội, vai trò chủ thể sáng tạo lịch sử của con người và vấn đề giải phóng con người luôn là đối tượng nghiên cứu của tất cả các lĩnh vực khoa học. Khi xây dựng quan niệm duy vạt về lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã tạo ra bước ngoặt trong quan niệm về con người và bản chất con người, về vị trí và vai trò của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
Trong thời đại ngày nay, khi bàn về con đường phát triển của nhân loại trong tương lai, vế sự thống nhất và tính đa dạng của các quá trình lịch sử, về bản chất và các tiêu chí phát triển trên cơ sở học thuyết Mác về con người, người ta đã đi đến quan niệm thống nhất rằng, ngày nay, mọi sự phát triển bền vững đều phải hướng tới mục tiêu giải phóng con người. Đó là xu hướng phát triển chung, tất yếu, khách quan của tất cả các nước, mục tiêu của sự phát triển đó là vì con người. Để đi đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, van minh, trước hết cần phải phát triển con người, chăm sóc và phát huy nhân tố con người.
Do nhân thức đợc vai trò và tầm quan trọng của vấn
đề con ngời đặc biệt là vấn đề con ngời trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc ta hiện nay. Đảng và nhân dân ta đã và đang xây dựng và phát triển đất nớc toàn diện về nhiều mặt đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều chiến lợc con ngời: Cần đào tạo con ngời một cách có chiều sâu lấy t tơng và chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, cũng nh trên thế giới ở nớc ta chiến lợc con ngời nó có một ý nghĩa hết sức quan trọng và để phát triển đúng hớng chiến lợc đó cần có một chính sách phát triển con ngời, không để con ngời đi lệch t tởng tuy nhiên trong thực tế không ít ngời sẽ ngang đi tìm khả năng phát triển nó trong chủ nghĩa t bản. Nhiều ngời trở về phục sinh và tìm sự hoàn thiện con ngời trong các tôn giáo và các hệ t tởng truyền thống. Có ngời lại sáng tạo ra t tởng tôn giáo mới cho phù hợp với con ngời Việt Nam. Song nhìn lại một cách khách quan và khoa học sự tồn tại của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xã hội Việt Nam có lẽ không ai có thể phủ nhận đợc vai