Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS CHƯƠNG DƯƠNG - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
2.4. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ GV ở trường THCS Chương Dương - Thương Tín - Hà Nội theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
Bảng 2.19: Ý kiến của CBQL và giáo viên về công tác lập kế hoạch cho ĐNGV trường THCS Chương Dương theo hướng phát triển
năng lực nghề nghiệp
TT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá(%) (n=35) 4
Tốt
3 Khá
tốt
2 Chưa
tốt
1 Không
tốt 1
Trường đã xây dựng văn bản quy định của trường để hướng dẫn thực hiện phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên
62,9 37,1 0 0
2
Trường đã xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV
11,4 20 62,9 5,7
3
Trường đã xác định các nguồn lực (con người, CSVC, tài chính…) thực hiện hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV
14,3 22,9 57,1 5,7
4
Trường đã tổ chức cho tổ chuyên môn, các GV lập kế hoạch hoạt động của tổ, của cá
nhân phù hợp với kế hoạch của nhà trường 5,7 14,3 62,9 17,1 5
Trường đã chỉ đạo cho tổ chuyên môn, GV lập kế hoạch của tổ , cá nhân phù hợp với kế hoạch nhà trường
20 25,7 42,9 11,4
6
Trường đã kiểm tra và đánh giá hoạt động lập kế hoạch của tổ chuyên môn, cá nhân GV; đánh giá chỉ số nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV
22,9 31,4 42,9 2,9
Qua bảng khảo sát 2.19 , cho thấy:
Việc xây dựng kế hoạch cho đội ngũ GV THCS Chương Dương theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp trong thời gian qua chưa mang tính
chiến lược, mặc dù nhà trường đã xây dựng kế hoạch, và cũng phát triển được nhận thức của đội ngũ GV về phát triển năng lực nghề nghiệp.
Việc phân tích, đánh giá thực trạng về năng lược nghề nghiệp cho ĐNGV và thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho ĐNGV trong thời gian qua chưa được coi trọng. Chưa phân tích và làm rõ được những hạn chế yếu kém và nguyên nhân về thực trạng.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch chưa sát với tình hình thực tế. Việc kiểm tra, đánh giá việc lập kế hoạch của tổ, nhóm, cá nhân chỉ mang tính hình thức, nhiều GV sao chép của nhau nhưng nhà trường vẫn bỏ qua, coi như việc có kế hoạch là đạt yêu cầu.
2.4.2. Thực trạng về công tác phân công, bố trí, sử dụng GV của trường THCS Chương Dương theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
Bảng 2.20: Ý kiến của CBQL và giáo viên về công tác phân công, bố trí, sử dụng ĐNGV trường THCS Chương Dương theo hướng phát triển
năng lực nghề nghiệp
TT Nội dung.đánh giá
Mức độ đánh giá(%) (n = 35) 4
Tốt
3 Khá
tốt
2 Chưa
tốt
1 Không
tốt 1
Trường có kế hoạch phân công GVCN phù hợp, phân công GV bộ môn đúng chuyên môn được đào tạo
14,3 48,6 34,3 2,9
2
Trường có hình thức phân công GV giảng dạy theo từng khối lớp có sự xen kẽ giữa các GV, có xem xét kết hợp giữa năng lực và sở trường, nguyện vọng của GV,…
5,7 28,6 60 5,7
3 Trường có phân công hướng dẫn và giúp đỡ
chuyên môn, nghiệp vụ cho GV mới 34,3 45,7 20 0
4
Trường có chính sách giữ chân GV dạy giỏi, GV cốt cán; trường có tạo điều kiện thuận lợi để GV phát huy hết năng lực nghề nghiệp của mình
8,6 20 48,6 22,9
Qua bảng thống kê 2.20 cho thấy: Đối với công tác chủ nhiệm, nhà trường đã phân công rất tốt, các GV đều là người địa phương, việc nắm bắt tình hình học sinh cũng như liên hệ với gia đình học sinh rất kịp thời. Về công tác phân công chuyên môn, nhà trường cũng đã cố gắng hết mức có thể để phân công đúng với chuyên môn đào tạo của GV. Tuy nhiên, còn một số bộ môn còn thiếu GV, nhà trường phải sắp xếp các GV ở bộ môn thừa sang dạy chéo những môn còn thiếu, như 01 GV dạy Toán dạy kèm sang bộ môn Công nghệ, 01 GV dạy Văn dạy kèm sang bộ môn Địa,… Chính sách “giữ chân GV dạy giỏi” cũng chưa được chú trọng, mặc dù nhà trường biết điều này rất quan trọng, nhưng do điều kiện kinh tế của nhà trường, nên việc tạo động lực, niềm say mê cho những GV giỏi còn chưa được thỏa đáng. Trong năm học vừa qua, có 01 GV giỏi của nhà trường đã chuyển đi công tác tại trường có điều kiện tốt hơn.
2.4.3. Thực trạng về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
Bảng 2.20: Ý kiến GV về công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GV của trường THCS Chương Dương
TT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá(%) (n=35) 4
Tốt
3 Khá
tốt
2 Chưa
tốt
1 Không
tốt
1
Trường đã xây dựng văn bản quy định về việc bồi dưỡng GV, xác định các chỉ tiêu, mục tiêu cần đạt được để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên
17,1 34,3 48,6 0
2
Trường đã tổ chức cho GV tham gia các hoạt động bồi dưỡng để phát triển các năng lực: Năng lực phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, phương pháp dạy học,…
8,6 45,7 40 5,7
TT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá(%) (n=35) 4
Tốt
3 Khá
tốt
2 Chưa
tốt
1 Không
tốt
3
Trường đã có những hình thức bồi dưỡng cho GV: tập huấn chuyên đề, cử đi học, mời chuyên gia nói chuyện, cho GV đi thực tế các trường trọng điểm,…
2,9 40 42,9 14,2
4
Trường đã kiểm tra, đánh giá sau những buổi tập huấn của GV, những giờ sinh hoạt chuyên môn,…?
2,9 31,4 57,1 8,6
Qua bảng thống kê 2.20 cho thấy công tác bồi dưỡng giáo viên của nhà trường trong những năm qua cũng đã được thực hiện. Trình độ và năng lực của ĐNGV được nâng lên đáng kể đảm bảo kiến thức để thực hiện tốt các biện pháp đổi mới giáo dục tronggiai đoạn hiện nay. Cho đến nay, nhà trường đã có trên 80% GV đạt trình độ trên chuẩn. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng ĐNGV theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp chưa có kế hoạch dài hạn, nội dung chưa thiết thực, hình thức chưa phù hợp, vẫn mang tính triển khai số đông và theo kế hoạch của Phòng GD. Việc đào tạo nâng chuẩn chưa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng đào tạo. Việc kiểm tra đánh giá sau bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, mặc dù trình độ chuyên môn có nâng cao hơn, song năng lực sư phạm và kiến thức chuyên môn của giáo viên sau khi được bồi dưỡng vẫn còn chưa tương xứng.
2.4.4. Thực trạng về công tác tổ chức các hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn cho ĐNGV trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.
Bảng 2.21: Ý kiến của GV, CBQL nhà trường về công tác tổ chức các hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn
TT Nội dung.đánh giá
Mức độ đánh giá(%) (n = 35) 4
Tốt
3 Khá
tốt
2 Chưa
tốt
1 Không
tốt 1
Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV bộ môn
14,3 51,4 31,4 2,9 2 Tổ chức các buổi đổi mới sinh hoạt chuyên
môn dựa trên nghiên cứu bài học 5,7 17,1 62,9 14,3 3 Tổ chức thao giảng và sử dụng phương tiện,
đồ dùng dạy học 34,3 37,1 28,6 2,9
4 Tổ chuyên môn tổ chức các tiết dạy mẫu về
phát triển năng lực học sinh 8,6 14,3 62,9 14,3
5
Tổ chuyên môn tổ chức thi “GV sử dụng đồ dùng giỏi”, thi “Viết sáng kiến kinh
nghiệm”, thi “những ý tưởng sáng tạo” cho GV và HS
11,4 20 57,1 11,4
Qua khảo sát, các hoạt động 1.3 được đánh giá ở mức độ khá tốt, chiếm tỉ lệ % cao. Điều này cho thấy CBQL và GV trong trường đều quan tâm đến hoạt động chuyên môn. Bên cạnh đó nhà trường tạo điều kiện cho GV bồi dưỡng chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. BGH đã tổ chức khá tốt các đợt thao giảng và sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học trong quá trình thao giảng.
Hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học ở các tổ chuyên môn được đánh giá thấp nhất vì có tới 77,2% GV và CBQL đánh giá ở mức chưa tốt và không tốt.
Thực trạng cho thấy trong những năm học vừa qua các tổ chuyên môn đã duy trì đều đặn ( Theo điều lệ về Trường Trung học, tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần) song nặng về hình thức.
Các hoạt động 4.5 cũng được đánh giá không cao, điều này cho thấy các tổ chuyên môn đã thực hiện chỉ đạo của cấp trên và quan tâm tới việc tổ chuyên môn tổ chức các tiết dạy mẫu về phát triển năng lực học sinh, các cuộc thi cho GV và HS có thực hiện nhưng kết quả chưa cao, chỉ mang tính hình thức.
2.4.5. Thực trạng về công tác tổ chức, xây dựng môi trường học tập thuận lợi, một tổ chức biết học hỏi, một tập thể sư phạm đoàn kết của trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội.
Bảng 2.22: Ý kiến của GV, CBQL nhà trường về công tác tổ chức xây dựng một môi trường học tập, một tổ chức biết học hỏi,
một tập thể sư phạm đoàn kết
TT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá(%)( n = 35) 4
Tốt
3 Khá
tốt
2 Chưa
tốt
1 Không
tốt 1 BGH quán triệt công văn thực hiện phong
trào “Học tập suốt đời” tới các GV, HS 5,7 17,1 62,9 14,3 2 BGH minh bạch, công khai các hoạt động 22,9 31,4 42,9 2,9 3
BGH có khuyến khích GV đổi mới cách nghĩ, cách làm, khuyến khích hành vi mới, cách làm mới tích cực
8,6 17,1 62,9 11,4
4
BGH thường xuyên tuyên truyền, vận động mọi người vào phong trào học tập, nghiên cứu
34,3 37,1 28,6 2,9
5
Tổ trưởng chuyên môn có hướng dẫn các GV cách huy động HS vào các phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học
11,4 14,3 60 14,3
Nhìn vào bảng thực trạng trên các nội dung 2,4 BGH nhà trường đã tổ chức khá tốt, cụ thể là: minh bạch, công khai các hoạt động của nhà trường.
Tuy nhiên các nội dung 1,3,5 còn chưa được tốt. Điều đó chứng tỏ BGH quán triệt phong trào “Học tập suốt đời” tới các GV, HS chưa tốt, khuyến khích GV đổi mới cách nghĩ, cách làm, khuyến khích hành vi mới, cách làm mới tích cực còn chưa thấy thực hiện, có thể là mạnh ai người ấy làm từ đó sé không phát huy được khả năng tiềm ẩn của các GV, chưa phát triển được năng lực nghề nghiệp của GV.
2.4.6. Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
Bảng 2.23: Ý kiến giáo viên về công tác kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV trường THCS
Chương Dương
TT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá(%) ( n=35) 4
Tốt 3 Khá
tốt
2 Chưa tốt
1 Không
tốt 1 Trường có thành lập tổ kiểm tra, xây dựng
tiêu chí kiểm tra, đánh giá 17,1 34,3 45,7 2,9
2
Trường có chỉ đạo việc kiểm tra kế hoạch, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, các buổi thao giảng, các cuộc thi…
20 37,1 40 2,9
3
Trường có tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình như dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, tổ chức các buổi đánh giá, rút kinh nghiệm qua các cuộc thi, qua các bài dạy mẫu…
20 40 37,1 2,9
4
Trường có sử dụng kết quả đánh giá để thúc đẩy giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp
5,7 17,1 62,9 14,3
5
Trường có đánh giá đội ngũ GV theo chuẩn năng lực nghề nghiệp (Thông tư 30/2009TT-BGDĐT)
42,9 57,1 0 0
Qua bảng khảo sát cho thấy BGH nhà trường cũng đã thực hiện khá tốt các khâu kiểm tra, đánh giá. Việc đánh giá đội ngũ GV theo chuẩn chức năng nghề nghiệp (Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT) đã thực hiện rất tốt vào cuối năm học. Tuy nhiên kết quả kiểm tra, đánh giá GV vẫn chưa thực sự có hiệu quả, phần lớn vẫn mang tính hình thức; nhà trường cũng chưa tổ chức được tốt các buổi đánh giá, rút kinh nghiệm qua các cuộc thi của GV, chưa phát huy hết được năng lực nghề nghiệp của GV.
2.4.7. Thực trạng việc thực hiện, xây dựng chinh sách chế độ đối với ĐNGV trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội
Về chế độ lương, nhà trường thực hiện khá chu đáo và cấp vào đầu tháng cho CB, GV. Ngoài ra, trường còn thực hiện chế độ thưởng cho CB, GV trong dịp lễ, Tết, những ngày kỷ niệm trong năm
Đối với GV được chọn cử đi học, trường cũng có những chế độ như hỗ trợ một phần tiền học phí, tiền mua tài liệu học tập, tiền xăng xe đi về…
Chính sách này cũng góp phần động viên, giúp đỡ GV giảm bớt một phần khó khăn khi đi học và tạo niềm tin, sự gắn bó và động lực phấn đấu tích cực trong đội ngũ GV
Lãnh đạo nhà trường cũng đã có sự gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh của GV để tạo thuận lợi cho GV trong việc thực hiện nhiệm vụ.; Nhà trường và Công đoàn có chế độ thăm hỏi CB, GV đau ốm, hiếu, hỷ; giải quyết kịp thời các chế độ nghỉ phép, các chính sách liên quan đến quyền lợi của GV, ... tạo sự thân ái, gắn bó trong tập thể.
Tuy nhiên, công tác thi đua, khen thưởng được nhà trường thực hiện chưa được nghiêm túc, đánh giá dân chủ, khách quan, chưa kịp thời.
Về chế độ tham quan, nghỉ mát, nhà trường cũng chỉ mới thực hiện được 3 năm cho đi 1 lần, và cũng mới chỉ giới hạn trong đội ngũ CB, GV, chưa tạo điều kiện cho người thân trong gia đình (vợ, chồng, con) đi theo, nên
có nhiều người, trong nhiều năm qua chưa có điều kiện để đi tham quan du lịch do không thể đi một mình.
Về việc bồi dưỡng HS giỏi, nhà trường cũng chưa có chế độ cho những GV tham gia bồi dưỡng hợp lí và kịp thời, chưa tạo động lực cho đội ngũ GV cốt cán. Những giáo viên này có sức ảnh hưởng rất lớn, sức lan tỏa rất rộng tới việc đầu tư chuyên môn cho các giáo viên khác..; Ban giám hiệu nhà trường cũng lưu tâm hơn trong việc tham mưu với các cấp lãnh đạo, ban đại diện cha mẹ học sinh đồng thời cải tiến hơn nữa các biện pháp QL, để phát huy tích cực tiềm lực của đội ngũ GV và thu hút GV giỏi.