CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ZENLINE
2.3. TỔ CHỨC MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY
* Phần hành kế toán vốn bằng tiền
- Công ty hiện đang liên kết với ngân hang TP Bank
- STK ngân hàng : 01163983-001,TP Bank chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội
Khái niệm: Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là bộ phận tài sản lưu động làm chức năng vật ngang giá chung trong các mối quan hệ trao đổi mua bán giữa đơn vị với các tổ chức cá nhân khác. Vốn bằng tiền là một loại tài sản mà doanh nghiệp nào cũng sử dụng.
- Phân loại:
Theo hình thức tồn tại thì vốn bằng tiền được chia thành:
1. Tiền Việt Nam 2. Ngoại tệ
3. Kim khí, đá quý, vàng bạc
Theo trạng thái tồn tại vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm các khoản:
1. Tiền mặt được bảo quản tại quỹ của doanh nghiệp 2. Tiền gửi tại các hệ thống ngân hàng
3. Tiền đang chuyển
- C h ứ n g
t ừ
k ế
t o á n
s ử
d ụ n g :
Phiếu thu: Mẫu số 01- TT Phiếu chi: Mẫu số 02- TT
Biên lai thu tiền: Mẫu số 06- TT
Bảng kiểm kê quỹ: Mẫu số 08a- TT, 08b- TT Bảng kê chi tiền: Mẫu số 09- TT
- Sổ kế toán sử dụng:
Sổ tổng hợp
Sổ quỹ tiền mặt: Mẫu số S07- DN - Tiền gửi ngân hàng:
Giấy báo nợ Giấy báo có Tài khoản sử dụng:
TK 111 “ Tiền mặt” . Nội dung kết cấu TK 111 như sau:
- Bên nợ TK 111:
SDĐK: Phản ánh số hiện có còn tại quỹ
Phát sinh trong kỳ: thu tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tang khi điều chỉnh.
- Bên có TK 111:
Phát sinh trong kỳ: các loại tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý xuất quý, số tiền mặt thiếu tại quỹ, chênh lệch tỷ giá giảm khi điều chỉnh.
Kế toán chi tiết quỹ tiền mặt:
Theo chế độ hiện hành, mỗi doanh nghiệp đều có một sổ tiền mặt nhất định tại quỹ. Số tiền thường xuyên có mặt tại quỹ được ấn định tỳ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động của doanh nghiệp.
Tất cả các khoản thu chi đều có các chứng từ thu chi hợp lệ. Phiếu thu được lập thành 3 liên sau đó chuyển cho kế toán trưởng để soát xét và giám đốc ký duyệt mới chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi nhận đủ tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực nhập quỹ vào phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ
tên. Đối với phiếu chi cũng lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc thì thủ quỹ mới được xuất quỹ.
Trong 3 liên của phiếu thu, phiếu chi:
- Thủ quỹ giữ 1 liên để ghi sổ - 1 liên giao người nộp tiền - 1 liên lưu tại nơi lập phiếu Trình tự luân chuyển chứng từ
Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào chứng từ:
Phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, giấy nộp tiền, sec,các chứng từ liên quan như giấy đề nghị tạm ứng, biên lai thu tiền, giấy đề nghị thanh toán kế toán tiến hành vào sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng để theo dõi tình hình thu, chi , tồn quỹ và vào các sổ liên quan: sổ kế toán tiền, sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản.
*Phần hành Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Các hình thức trả lương đơn vị đang áp dụng:
Trả lương theo thời gian: Hiện tại tại công ty cổ phần Zenline trả lương cho công nhân mức lương từ 4.500.000đ đến 8.000.000đ. Lương của cán bộ quản lý giao động từ 7.000.000đ đến 13.000.000đ.
Sổ sách đang sử dụng: bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương…
Quy trình kế toán:
Sau khi nhận được bản chấm công, bản chấm công làm việc thêm giờ từ các bộ phận, phòng ban, kế toán lương lập bản thanh toán lương và các khoản trích theo lương, đưa cho kế toán trưởng, giám đốc ký duyệt. Nhập liệu lương và các khoản phụ cấp của nhân viên dựa trên bảng tính lương do bộ phận nhân sự chuyển sang rồi phân bổ cho các đối tượng có liên quan.
*. Phần hành Kế toán TSCĐ TSCĐ hữu hình:
Máy móc, thiết bị;
Phương tiện vận tải, truyền dẫn: 1 Xe oto 4 chỗ, 1 xe oto 7 chỗ, 15 xe tải chuyên vận chuyển hàng hoá;
Thiết bị, dụng cụ quản lý;
TSCĐ hữu hình khác.
TSCĐ vô hình:
Quyền sử dụng đất;
Nhãn hiệu hàng hóa;
TSCĐ vô hình khác.
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế + Các khoản thuế + Các khoản chi phí liên quan
Phương pháp tính khấu hao: Việc trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo thông tư 200/2004-BTC, Công ty áp dụng khấu hao theo đường thẳng (khấu hao các năm đều nhau)
Thời gian trích khấu hao: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ.
Tổ chức sổ kế toán TSCĐ đơn vị thực tập : khi phát sinh các nghiệp cụ tăng, giảm TSCĐ. Kế toán tiến hành lập thẻ TSCĐ( trường hợp tăng ), hoặc hủy thẻ TSCĐ ( trường hợp giảm) và phản ánh vào các sổ kế toán chi tiết TSCĐ. Từ các sổ chi tiết TSCĐ, cuối kỳ kế toán căn cứ vào đây để lập bảng
tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ. Và dựa vào bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm này kế toán trưởng lập các báo cáo tài chính.
*Phần hành kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm.
Sổ sách sử dụng
Sổ cái TK 155, TK131, TK511, TK632.
Thẻ kho
Sổ chi tiết thành phẩm, hàng hóa.
Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho thành phẩm hàng hóa
Sổ chi tiết tình hình thanh toán với khách hàng.
Bảng tổng hợp tình hình thanh toán của khách hàng.
Sổ chi tiết doanh thu theo mặt hàng.
Sổ chi tiết giá vốn
Sổ tổng hợp chi tiết giá vốn
Các sổ chi tiết được theo dõi theo từng sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ, được lập căn cứ vào các phiếu xuất, nhập, bảng kê, hóa đơn bán hàng…. Cuối tháng, công sổ chi tiết giá vốn, sổ chi tiết bán hàng ..tiến hành kết chuyển sang sổ TK 911 và các chỉ tiêu Doanh thu thuần, lãi gộp…
*Phần hành kế toán vốn bằng tiền.
- Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào chứng từ:
Phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, giấy nộp tiền, sec,các chứng từ liên quan như giấy đề nghị tạm ứng, biên lai thu tiền, giấy đề nghị
thanh toán kế toán tiến hành vào sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng để theo dõi tình hình thu, chi , tồn quỹ và vào các sổ liên quan
*Phần hành kế toán công nợ
Hàng ngày căn cứ vào Phiếu Nhập Kho, Phiếu Xuất Kho, Hóa đơn GTGT, Phiếu Thu, Chi, Giấy Báo Nợ, Giấy Báo Có…Kế toán công nợ tiến hành nhập dữ liệu, . Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để cập nhật thường xuyên liên tục trạng thái công nợ phải thu cũng như phải trả.
- Căn cứ vào hợp đồng, kế toán công nợ phải theo dõi tình hình phải thu và phải trả. Theo dõi chi tiết các khoản chiết khấu (CK thanh toán, CK thương mại), các khoản giảm giá hàng bán, và hàng bán bị trả lại
- Dựa trên Hợp đồng nguyên tắc bán hàng đã ký, kiểm tra giá trị hàng mà khách hàng muốn mua, hạn mức tín dụng và thời hạn thanh toán mà công ty chấp nhận cho từng khách hàng. Đối với khách hàng mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký, kiểm tra về số lượng hàng, chủng loại hàng hoá, phụ kiện đi kèm, giá bán, thời hạn thanh toán,tra chi tiết công nợ của từng khách hàng theo từng chứng từ phát sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn, báo cho bộ phận bán hàng, cán bộ thu nợ và cán bộ quản lý cấp trên
- Cuối tháng (quý, năm) Kế toán lập các Báo cáo công nợ như: Báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng, Bảng tổng hợp công nợ phải thu, phải trả, tạm ứng..Bảng theo dõi tình hình các khoản nợ quá hạn, nợ quá mức tín dụng cho phép…gửi về cho Kế toán trưởng hoặc trưởng bộ phận chuyên trách.
* Phần hành kê khai, quyết toán thuế và kế toán thuế tại đơn vị thực tập
Hàng ngày, kế toán thuế tập hợp các chứng từ, hóa đơn phát sinh để có thể theo dõi và hạch toán đầy đủ.
Cuối tháng, tiến hành lập báo cáo thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, và nộp tiền thuế (nếu có)
Hàng quý: làm báo cáo thuế tháng của quý đó, báo cáo quý cho thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp mình.
Cuối năm: tiến hành lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính cho tháng cuối cùng của năm, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV và lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
CHƯƠNG 3