NỘI SỐ 30
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty và phương hướng hoàn thiện
3.1.1. Ưu điểm
Về công tác hạch toán vật liệu, kế toán công ty đã tổ chức hạch toán vật liệu theo từng công trình, hạng mục công trình, trong từng tháng từng quý rõ ràng. Một năm công ty hạch toán vào bốn quý, một quý 3 tháng được hạch toán một cách đơn giản, phục vụ tốt yêu cầu quản lý vật liệu công cụ dụng cụ.
Về tổ chức kho bảo quản: nhằm đảm bảo không bị hao hụt, Cty CP ĐT XD&PT hạ tầng Sông Hồng hiện xây dựng mỗi công trình là một kho bảo quản vật liệu. Như vậy đã giúp kế toán thuận tiện hơn trong quá trình hạch toán, giúp cho việc kiểm tra quá trình thu mua, dự trữ và bảo quản, sử dụng dễ dàng hơn.
Về hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung: Sẽ tạo điều kiện để kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác kế toán của doanh nghiệp. Ngoài ra, hình thức này còn thuận tiện trong việc phân công và chuyên môn hóa công việc đối với cán bộ kế toán cũng như việc trang bị các phương tiện, kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin.
Việc đánh giá thực tế vật liệu nhập, xuất kho có tác dụng: thông qua giá thực tế của vật liệu biết được chi phí thực tế nguyên vật liệu trong sản xuất, phản ánh đầy đủ chi phí vật liệu trong giá thành của thành phẩm, xác định đúng đắn chi phí đầu vào, biết được tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật liệu. Thông qua đó biết được hao phí lao động quá khứ trong giá thành cảu sản phẩm.
3.1.2. Nhược điểm
Việc tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu nói riêng tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 30 còn có một số hạn chế cần được khắc phục:
Một là: Việc tổ chức bộ mãy quản lý gọn nhẹ là rất cần thiết nhưng do yêu cầu thị trường hiện nay, mỗi công trình được công ty xây dựng là phải đảm bảo chất
lượng, tiến độ thi công nhanh, hạ giá thành, từng công trình hoàn thành bàn giao có giá trị lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lúc đó số lượng kế toán, thủ kho, thủ quỹ ở công ty là số ít. Có thể trong cùng thời gian một đội, công ty thi công từ 1-2 công trình địa bàn nằm khác nhau. Do vậy việc bố trí gọn nhẹ này làm cho công tác kế toán vật liệu ở các đội, công ty thi công nhiều công trình là thiếu chính xác, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nói chung và công tác hạch toán chi phí vật liệu nói riêng, vấn đề này phòng kế toán công ty và giám đốc cần sớm quan tâm giải quyết sao cho hài hòa đảm bảo đúng quy định về tổ chức công tác kế toán.
Hai là: Đặc thù của ngành xây dựng là công trình thi công không tập trung một khu vực mà rải rác ở nhiều nơi nên nhiều khi chứng từ không chuyển về kịp dẫn đến việc tập hợp chứng từ lên phòng kế toán chậm gây khó khăn cho công tác hạch toán cũng như công tác quản lý.
Ba là: Trong tháng công ty có nhiều nghiệp vụ nhập xuất nguyên vật liệu nhưng công ty lại hạch toán theo phương pháp thẻ song song, chứng từ lại được ghi vào cuối tháng làm cho công việc hạch toán bị dồn vào cuối tháng dẫn đến khả năng sai sót, công việc của tháng này kéo dài đến tháng sau nên thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư không kịp, làm giảm công việc hạch toán.
Bốn là: Về kế toán chi tiết Nguyên vật liệu, công ty không mở sổ chi tiết theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn của từng NVL mà tách ra sổ chi tiết xuất NVL, sổ chi tiết nhập NVL riêng, vì vậy không thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu tìn hình nhập-xuất-tồn của từng loại NVL.
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện Hoàn thiện công tác kế toán Hoàn thiện hệ thống chứng từ
Hoàn thiện cách quản lý nguyên vật liệu Hoàn thiện việc theo dõi sổ sách để quản lý
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty
Sau quá trình thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 30, em đã tìm hiểu, phân tích và đánh giá những ưu điểm và tồn tại những nhược điểm trong kế toán NVL tại công ty. Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 30 em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau:
Một là: Tuyển thêm nhân viên hoặc cộng tác viên để làm về kế toán, thủ kho, thủ quỹ.
Hai là: Vì đặc thù của ngành xây dựng là công trình thi công rải rác ở nhiều nơi không tập trung tại một địa điểm nên nhiều khi chứng từ không chuyển về kịp nhưng hầu như các công trình mà công ty nhận xây dựng đều nằm trong khu vực Hà Nội và ngoại thành Hà Nội nên cần thiết phải có một người chuyên đi thu gom chứng từ trong ngày để mang về phòng kế toán tại công ty.
Ba là: Cần phải tìm ra phương pháp hợp lý hơn, rút ngắn bớt công đoạn mà vẫn hiệu quả vì nguyên vật lệu thì có nhiều chủng loại, hoạt động nhập xuất nguyên vật liệu lại diễn ra thường xuyên. Công ty có thể tham khảo qua phương pháp sổ số dư vì phương pháp này khắc phục những nhược ddiemr cảu phương pháp thẻ song song là hạn chế việc ghi trung lặp giữa thủ kho và kế toán, cho phép kiểm tra thường xuyên việc ghi chép ở kho, đảm bảo số liệu kế toán được chính xác, kịp thời.
Bốn là: Về kế toán chi tiết NVL, công ty mở sổ chi tiết xuất vật tư, sổ chi tiết nhập vật tư để theo dõi tất cả các vật tư nhập xuất trong tháng. Nhìn hai sổ này không thể hiện rõ đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập, xuất của từng loại NVL. Do vậy công ty cần lập thêm sổ chi tiết từng loại NVL để theo dõi tình hình nhập-xuất- tồn. Với việc mở sổ này là cơ sở để lập báo cáo nhập-xuất-tồn.