Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. guyên tắc đả bảo tính pháp lý
Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng, chi phối các biện pháp mà chúng ta cần quan tâm. Các biện pháp đề xuất chỉ có giá trị, đạt tính khả thi khi chúng nằm trong khuôn khổ của pháp luật, được hiến pháp, các bộ luật, các văn bản pháp quy cho phép. Khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp cần tìm hiểu một số công cụ cơ bản trong QLNN về giáo dục như: Các văn kiện đại hội Đảng, các Nghị quyết, Luật giáo dục, các Nghị định của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các văn bản hành chính...Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý ở Trường THPT nhằm đảm bảo tính pháp lý trong quản lý hoạt động dạy học phải bám sát vào Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về giáo dục; Chiến lược phát triển giáo dục, mục tiêu giáo dục và yêu cầu đổi mới giáo dục; Luật giáo dục; Điều lệ trường phổ thông;
Chương trình giáo dục phổ thông và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, phân phối chương trình học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh… của Bộ GD&ĐT.
3.1. . guyên tắc đả bảo tính h thống
Các biện pháp được đề xuất phải có tính hệ thống, được xác định trên cơ sở trục cốt lõi chung là quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT liên quan đến các vấn đề như quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, hoạt động dạy học của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ dạy học…. Do vậy, có thể có nhiều biện pháp trong một hệ thống song về tổng thể phải có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất cùng tác động đồng bộ đến quá trình quản lý.
Các biện pháp đưa ra đảm bảo sự thống nhất giữa nhận thức và hành động. Quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
thì phải đổi mới đồng bộ về nhận thức của đội ngũ giáo viên, CBQL; đổi mới cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực của đội ngũ cũng như tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá. Hơn nữa, hoạt động trên được coi là một bộ phận trong hoạt động dạy học, giáo dục. Nó liên quan đến các nhiệm vụ quản lý khác trong trường THPT và có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả, chất lượng của việc thực hiện, triển khai công tác quản lý. Vì vậy, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý của nhà trường phải đảm bảo tính hệ thống trong mối quan hệ biện chứng với nhau.
3.1.3. guyên tắc đả bảo tính thực tiễn
Tính thực tiễn của các biện pháp thể hiện ở nội dung, cách thức tiến hành, điều kiện thực hiện gắn với thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý ở trường THPT và mục tiêu quản lý hoạt động này của mỗi nhà trường.
Xuất phát từ kết quả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý ở trường THPT Mỹ Hào, Hưng Yên cho thấy lãnh đạo nhà trường đã xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động trên khá hiệu quả, mang lại tác động tích cực trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh nhà trường. Trong đó, một số biện pháp có hiệu quả cao, song cũng còn khá nhiều biện pháp chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là hạn chế trong tổ chức thực hiện và phối kết hợp các biện pháp tác động một cách toàn diện.
Khảo sát thực trạng cũng cho thấy rằng quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý nếu không có kế hoạch cụ thể, chi tiết thì không thể có những biện pháp quản lý các hoạt động một cách tích cực mà thường chỉ là những biện pháp mang nặng tính hành chính. Kinh nghiệm trong quản lý là một yếu tố rất quan trọng của người làm quản lý, nhưng chỉ với kinh nghiệm không chưa đủ, những kinh nghiệm quản lý nếu không vận dụng linh hoạt, sáng tạo mà thực hiện một cách máy móc thì việc áp dụng kinh nghiệm sẽ có hiệu quả thấp, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt tới hoạt động. Bên cạnh đó người quản lý cần được trau dồi, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng quản lý làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của đơn vị một cách khoa học và hiệu quả.
Hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý của Hiệu trưởng trường THPT Mỹ Hào, Hưng Yên trước hết phải dựa trên cơ sở thực tiễn.
Tính thực tiễn ở đây bao gồm: Hệ thống, quy mô trường lớp; hệ điều kiện (gồm CSVC, môi trường giáo dục địa phương, nguồn lực con người) phục vụ cho công tác dạy học. Những bài học được tổng kết, rút ra từ quá trình nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý của Hiệu trưởng.
3.1.4. guyên tắc đả bảo tính kế thừ
Kế thừa là sự tiếp nối giữa những việc đã làm, đang làm và sẽ làm trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu đề xuất các biện pháp, đòi hỏi người nghiên cứu phải tổng hợp được các biện pháp đã làm, chắt lọc được những cách làm hay, những yếu tố tích cực của mỗi biện pháp đã thực hiện, phát hiện những tồn tại không hiệu quả, tránh phủ nhận sạch trơn hoặc đề xuất các biện pháp mới không dựa trên thực trạng và thực tiễn các biện pháp cũ đã có. Khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý ở trường THPT Mỹ Hào phải cho thấy các cách làm mới, dựa trên cơ sở nền tảng của các biện pháp đã làm, đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn giáo dục của địa phương, của nhà trường và công tác quản lý, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hưng Yên. Trong quá trình nghiên cứu, những biện pháp cũ không còn phù hợp cần thay thế bằng các biện pháp mới thiết thực hơn, nhằm đảm bảo tính ổn định, sự phát triển bền vững và tránh được tình trạng duy ý chí trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Vật Lý ở nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
3.1.5. guyên tắc đả bảo tính toàn di n và đồng bộ
Quản lý dạy học môn Vật Lý ở trường THPT là quản lý một hoạt động với tư cách là bộ phận của một hệ thống toàn vẹn, bao gồm các nhân tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, các phương pháp và các phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Điều này đòi hỏi việc quản lý vận hành quá trình này cần có kế hoạch, có tổ chức, có điều khiển, có kiểm tra đánh giá và điều chỉnh. Vì vậy, các biện pháp quản lý đưa ra phải đồng bộ và cân đối, đồng thời phải xác định trọng tâm và ưu tiên hợp lí.