Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM PHÂN HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM TRỰC HUYỆN NAM TRỰC TỈNH NAM ĐỊNH
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV trong nhà trường về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
3.4.2. Đối tượng xin ý kiến đánh giá
CBQL, GV của trường THPT Nam Trực huyện Nam Trực tỉnh Nam Định, tổng số 45 người.
Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3 Biện
pháp 6
Biện pháp 4 Biện
pháp 5
3.4.3. Tiến trình thực hiện phương pháp chuyên gia để xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV của nhà trường đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất theo các mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết và rất khả thi, khả thi và không khả thi như phụ lục 2
Tổ chức phát phiếu lấy ý kiến đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất theo mẫu.
Thu thập phiếu trưng cầu ý kiến, thống kê kết quả và rút ra kết luận tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.4. Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 3.4.4.1. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất thu được bảng 3.1 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp TT Nội dung các biện pháp Số ý kiến
được hỏi
Tính cần thiết (%) Rất cần
thiết
Cần thiết
Không cần thiết
1
Quản lý công tác nâng cao nhận thức về dạy học theo quan điểm phân hóa cho cán bộ quản lý, giáo viên
45 77.8 22.2 0
2
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn và sư phạm thực hiện dạy học theo quan điểm phân hóa cho đội ngũ giáo viên.
45 82.2 17.8 0
3
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh thông qua cam kết chất lượng.
45 64.4 31.2 4.4
4
Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo hướng dạy học phân hóa
45 51.1 55.5 4.4
5 Quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học phân hóa 45 37.8 55.6 6.6 6 Tăng cường kiểm tra đánh giá dạy học phân
hóa 45 73.3 26.7 0
Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Số ý kiến đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề ra là rất cao trên 90%, thậm chí biện pháp 1, 2, 6 có 100% ý kiến đánh giá là các biện pháp này là rất cần thiết và cần thiết. Số ý kiến đánh giá biện pháp 3, 4, 5 là không cần thiết chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 10% (4.4% - 6.6%). Như vậy, có thể khẳng định các biện pháp đề xuất là thiết thực đối với CBQL, GV trong dạy học và quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa.
3.4.4.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất thu được bảng 3.2 Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
TT Nội dung các biện pháp
Số ý kiến được
hỏi
Tính khả thi (%) Rất
khả thi
Khả thi
Không khả thi
1
Quản lý công tác nâng cao nhận thức về dạy học theo quan điểm phân hóa cho cán bộ quản lý, giáo viên
45 48.9 51.1 0
2
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn và sư phạm thực hiện dạy học theo quan điểm phân hóa cho đội ngũ giáo viên.
45 77.8 20.0 2.2
3
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh thông qua cam kết chất lượng.
45 57.8 35.5 6.7
4
Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo hướng dạy học phân hóa
45 48.9 44.4 6.7
5 Quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học phân hóa 45 37.8 44.4 17.8 6 Tăng cường kiểm tra, đánh giá dạy học phân
hóa 45 71.1 28.9 0
Đánh giá tính khả thi của các biện pháp thì đa số ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất của đề tài có tính khả thi với tỷ lệ từ 82% - 100%. Đặc biệt, đối với biện pháp 1, 6 có 100% ý kiến đánh giá 2 biện pháp này có tính khả thi. Tuy nhiên,
còn một số ý kiến băn khoăn về khả năng thực hiện biện pháp 2, 3, 4, 5, đặc biệt là biện pháp 5, có đến 17.8% ý kiến đánh giá biện pháp này không khả thi.
3.4.4.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Bảng 3.3. Tính tương quan của các biện pháp đề xuất
TT Nội dung các biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi Tỷ lệ
tán thành
Thứ bậc
Tỷ lệ tán thành
Thứ bậc
1
Quản lý công tác nâng cao nhận thức về dạy học theo quan điểm phân hóa cho cán bộ quản lý, giáo viên
100% 1 100% 1
2
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn và sư phạm thực hiện dạy học theo quan điểm phân hóa cho đội ngũ giáo viên
100% 1 98.8% 3
3
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh thông qua cam kết chất lượng
95.6% 4 93.3% 4
4
Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo hướng dạy học phân hóa
95.6% 4 93.3% 4
5 Quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học phân hóa 93.4% 6 82.2 6 6 Tăng cường kiểm tra đánh giá dạy học phân
hóa 100% 1 100% 1
Như vậy, từ bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm cho thấy sự tương quan giữa tính khả thi và tính cần thiết có mối quan hệ rất cao và quan hệ theo tỷ lệ thuận chiều với nhau.
Qua bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm, chúng ta có thể khẳng định thêm một lần nữa việc quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa cần tập trung vào 06 biện pháp cơ bản đã nêu. Các biện pháp đó vừa quan trọng, vừa cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận khoa học của chương 1 và thực trạng quản lý DH theo quan điểm phân hóa ở trường THPT Nam Trực huyện Nam Trực tỉnh Nam Định ở chương 2, chúng tôi đã đề xuất 06 biện pháp quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường THPT Nam Trực huyện Nam Trực tỉnh Nam Định. Các biện pháp đề xuất ở chương 3 này đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được trình bày cụ thể theo logic nhất định.
Các biện pháp đưa ra nhằm giúp hiệu trưởng nhà trường quản lý hiệu quả dạy học theo quan điểm phân hóa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Những biện pháp này nhằm khắc phục những hạn chế của công tác QLDH theo quan điểm phân hóa, phát huy mặt mạnh của bản chất dạy học phân hóa tại nhà trường hiện nay. Các biện pháp đề ra tác động đến những khía cạnh khác nhau trong quản lý DH theo quan điểm phân hóa như: tác động đến nhận thức, năng lực, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công việc ...
Các biện pháp đề xuất có mối tương quan chặt chẽ với nhau về tính cần thiết và tính khả thi. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên sẽ mang lại thành công trong quản lý DH theo quan điểm phân hóa, sẽ góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.