Yêu cầu của bối cảnh hiện nay đối với hoạt động XHHGDnói chung và XHHGD tại trường THCS nói riêng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS quận đống đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 24 - 27)

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

1.2. Yêu cầu của bối cảnh hiện nay đối với hoạt động XHHGDnói chung và XHHGD tại trường THCS nói riêng

1.2.1. Yêu cầu của bối cảnh giáo dục thế giới

Ngày nay, quá trình toàn cầu h a đang diễn ra mạnh mẽ, tạo ra không chỉ sự thông thương, cạnh tranh về kinh tế mà còn cả những cơ hội và thách thức trong phát triển văn h a, giáo dục… Điều đ đòi hỏi mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc phải tăng cường chăm lo phát triển giáo dục, hướng tới mục tiêu nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong điều kiện khoa học - công nghệ ngày càng phát triển, tri thức nhân loại ngày càng phong phú, các chính sách tiến bộ về chính trị - kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia đã được thực thi giúp đời sống vật chất và tinh thần của người dân dần

được nâng cao, thì nhu cầu học tập để tăng cường hiểu biết, phát triển nghề nghiệp, làm phong phú cho cuộc sống cá nhân và tăng cơ hội giao lưu, hội nhập thế giới…

đang ngày càng trở nên cấp thiết. Vì vậy, sự nghiệp GD&ĐT cần thay đổi mạnh mẽ và toàn diện để đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập và yêu cầu phát triển văn h a của con người trong thời đại mới.

Trong bối cảnh biến đổi như vũ bão của khoa học - công nghệ và quá trình toàn cầu h a, nền giáo dục của tất cả các nước đều đứng trước thách thức lớn.

Nhiều chuyên gia giáo dục quốc tế cho rằng nền giáo dục hiện nay trở nên lạc hậu (kể cả những nước công nghiệp phát triển) về mục tiêu, đối tượng, cơ cấu lẫn nội dung, phương thức giáo dục. Mâu thuẫn giữa quá trình khu vực h a, toàn cầu h a các hoạt động của đời sống quốc tế với việc bảo vệ và phát huy tính phong phú và đa dạng của bản sắc văn h a của mỗi dân tộc; sự chênh lệch về mặt bằng dân trí, về trình độ phát triển của các quốc gia cũng rất khác nhau. Điều này dẫn đến sự lúng túng và khó thống nhất trong việc xác định và đánh giá những tiêu chuẩn chung, về nội dung, hình thức cũng như chất lượng đào tạo của ngành giáo dục trong quá trình hội nhập.

Bên cạnh đ , giáo dục hiện nay đã thay đổi cả về vai trò, chức năng, mục đích, nội dung và cả phương thức. Giáo dục không còn là đặc quyền dành cho một bộ phận c quyền, c tiền trong xã hội mà là quyền của mọi công dân, trước hết là của trẻ em, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mọi công dân. Học tập đã trở thành nhu cầu thực sự của con người. Việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ học tập ngày càng được phổ biến và hiện thực h a trong thực tiễn phát triển giáo dục. Đối tượng của giáo dục cũng thay đổi, không chỉ là trẻ em mà tất cả mọi người mới là đối tượng thật sự và rộng lớn của giáo dục. Giáo dục không chỉ nhằm phát triển nhân cách của thế hệ trẻ mà còn “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Các hoạt động giáo dục được mở rộng, không chỉ trong nhà trường mà trở thành một lĩnh vực hoạt động thu hút sự quan tâm và đầu tư nguồn lực từ mọi phía của xã hội.

1.2.2. Yêu cầu của bối cảnh đổi mới giáo dục ở Việt Nam

Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, CNH-HĐH đất nước, đang mở cửa và hội nhập với thế giới. Trong những năm gần đây, nền giáo dục nước nhà tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng,

g p phần xây dựng và bảo vệ đất nước nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và yếu k m. Vì thế, quá trình đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT c tầm quan trọng đặc biệt, c ý nghĩa sống còn đối với sức sống của dân tộc.

Quá trình đổi mới căn bản và toàn diện GD này đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi phải được triển khai thống nhất, đồng bộ, c bước đi phù hợp. Tuy nhiên, sự nghiệp GD&ĐT không chỉ riêng của ngành giáo dục, mà là sự nghiệp của toàn xã hội, của toàn Đảng, toàn dân, đòi hỏi sự đ ng g p của các cấp, các ngành, các tổ chức CT-XH. Nền giáo dục được đổi mới phải chủ động tận dụng cơ hội toàn cầu h a, thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ và phù hợp với trình độ phát triển về chính trị, kinh tế, văn h a, xã hội.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 kh a XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” thể hiện sự quan tâm và tinh thần quyết tâm đổi mới của Đảng đối với GD [28]. Một trongnhững quan điểm chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết này là tiếp tục “Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa GD&ĐT”[11].

XHHGD và QLGD theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW“Đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa GD&ĐT… Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa GD&ĐT”[11].

Trong đổi mới giáo dục hiện nay, người ta nhấn mạnh XHHGD phải gắn liền với dân chủ h a (một trong bốn yêu cầu của đổi mới). Nền GD Việt nam là nền GD của dân, do dân và vì dân. XHHGD phải được dân chủ gắn với cộng đồng địa phương. Tất cả các LLXH tham gia vào công cuộc GD, xây dựng môi trường GD lành mạnh. Mọi người đều c quyền quản lý, giám sát trong quá trình thực hiện hoạt động XHHGD.

Đổi mới GD đặt ra yêu cầu đối với GD và hoạt động XHHGD nói chung, hoạt động XHHGD tại trường THCS n i riênglà:

- Quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện nền GD&ĐT, tạo sự đồng thuận cao, coi GD&ĐT là

“Quốc sách hàng đầu”.

- Tiếp tục đổi mới, chuẩn h a nội dung GDTHCS, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.

- Hệ thống GD mở, xây dựng xã hội học tập suốt đời. Khuyến khích XHHGD để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao. Đa dạng h a các hoạt động GD, phương thức đào tạo.

- Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT.

- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đ ng g p của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD&ĐT.

Từ nhận thức sâu sắc về những thay đổi của môi trường, bối cảnh n i trên đòi hỏi người hiệu trưởng phải nâng cao trình độ, năng lực điều hành, quản lý các hoạt động giáo dục, làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền, phối hợp quản lý và thu hút các LLXH tham gia vào các hoạt động XHHGD ở trường THCS và quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho GDnói chung, GDTHCS nói riêng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại các trường THCS quận đống đa, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)