Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Vận tải Hoàng Phương (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

1.2. Quản lý tài chính trong Doanh

1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp

1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp.

Chất lượng quản lý tài chính được thể hiện trên cả hai mặt hàng là định tính và định lượng, vì vậy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nó, dưới đây chỉ là những nhân tố cơ bản nhất.

- Thứ nhất, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Có thể nói đây là yếu tố bản chất nhất, vì hoạt động quản lý tài chính là hoạt động có mục đích, do con người làm chủ thể tổ chức và thực hiện thông qua các quyết định của mình. Muốn có được quyết định đúng phải thông qua quá trình phân tích, tìm hiểu để đưa ra nhận thức đúng về bản chất, xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, dự đoán đúng được xu hướng vận động của hiện tượng và trên cơ sở những quy định về quản lý tài chính của Nhà nước. Quản lý vừa là một khoa học nhưng cũng vừa là một

nghệ thuật, vì vậy, phẩm chất, năng lực phải kết hợp với kinh nghiệm, bản năng, cảm quan của nhà quản lý mới phát huy hết tiềm năng và đạt hiệu quả cao nhất.

- Thứ hai, đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của ngành kinh doanh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc thù riêng và có những yếu tố riêng chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành như: chi phí nhân công, chi phi nguyên vật liệu đầu vào, giá thành, sự tiêu thụ sản phẩm....

Những doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, ngược lại những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm đòi hỏi một chu kỳ sản xuất dài, doanh nghiệp phải ứng ra những khoản vốn lớn hơn so với những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn. Theo đó tiền thu về từ hoạt động bán hàng cũng có sự thay đổi theo các giai đoạn này đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự tính toán, lên kế hoạch kỹ lưỡng để đảm bảo nguồn vốn và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Thứ ba, cơ chế quản lý, công cụ, hình thức và phương pháp quản lý.

Nếu cơ chế quản lý chặt chẽ, đúng đắn, trên cơ sở logic, khoa học, phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động, giải quyết được hài hòa các mối quan hệ sẽ mang lại hiệu quả cao trong quản lý. Muốn quản lý tốt, phải có hệ thống công cụ phù hợp như: nhóm các công cụ pháp lý, nhóm các công ty kỹ thuật, nhóm công cụ nhận thức, nhóm các công cụ kinh tế.... Hình thức quản lý có thể sử dụng là tập trung hoặc phân cấp tùy theo tính chất phức tạp của hoạt động.

Phương pháp quản lý cũng phải được xem xét dưới các góc độ trực tiếp, gián tiếp hay theo sát diễn biến của hiện tượng và chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng....

- Thứ tư là môi trường kinh doanh. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định trong đó có sự tác động khác nhau của các yếu tố: sự ổn định của nền kinh tế, giá cả thị trường, thuế,

lãi suất, sự cạnh tranh trên thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ và các chính sách của Nhà nước.

Những biến động của nền kinh tế có thể gây ra những rủi ro đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần đưa ra các biện pháp ứng phó với rủi ro bởi các rủi ro đó có thể làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Giá cả thị trường, lãi suất và lạm phát là những nhân tố luôn luôn thường trực trong môi trường kinh doanh và có tác động liên tục đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự biến động của giá cả thị trường sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh trạnh cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời, khi lãi suất và lạm phát tăng lên, chi phí bỏ ra của doanh nghiệp sẽ tăng cao hơn làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề quản lý tài chính, đảm bảo lợi nhuận theo mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Vận tải Hoàng Phương (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)