Những thuận lợi khó khăn khi thực hiện đề án và hướng giải quyết khó khăn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm các mặt hàng thực phẩm do Bộ Y tế quản lý, giai đoạn 20162020” (Trang 46 - 54)

4. Dự kiến hiệu quả của đề án

4.3. Những thuận lợi khó khăn khi thực hiện đề án và hướng giải quyết khó khăn

4 3.1. Thuận lợi

- Thực hiện đề án này có thuận lợi trước hết từ khung pháp lý và cơ chế chính sách về thanh tra, kiểm tra và vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày càng được hoàn thiện hơn.

- Công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến văn bản qui phạm pháp luật và kiến thức an toàn thực phẩm cũng ngày được đề cao.

- Nguồn lực cũng được quan tâm cả về con người và nguồn lực vật chất.

4.3.2. Khó khăn

- Hệ thống chính sách về thanh tra, kiểm tra và vệ sinh an toàn thực phẩm dù đã được quan tâm xây dựng nhưng còn mâu thuẫn, bất cập, phân công chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng, đặc biệt xác định trách nhiệm.

- Biên chế cán bộ còn thiếu và chất lượng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và kiểm nghiệm còn rất hạn chế

- Chưa bố trí kinh phí để ứng phó kịp thời với sự cố an toàn thực phẩm nên thường bị động

- Ảnh hưởng khách quan của nền sản xuất nhỏ, phân tán tiểu nông.

Hướng giải quyết khó khăn:

- Các cơ quan chức năng nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý làm cơ sở cho hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm.

- Kiến nghị nhà nước đầu tư kinh phí thực hiện đề án, bên cạnh nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh thu hút nguồn xã hội hóa cho việc thực hiện đề án.

4.3.3. Tính khả thi của đề án

Đề án được xây dựng trên các căn cứ và cơ sở mang tính khoa học, có dựa trên tính pháp lý, xuất phát từ yêu cầu cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm các mặt hàng do Bộ Y tế quản lý, yêu cầu đặt ra từ điều kiện thực tiễn của xã hội về nguồn thực phẩm sạch, an toàn vì chất lượng cuộc sống. Vì vậy, đề án mang tính khả thi.

C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 1. Kiến nghị

- Kiến nghị Đảng và nhà nước chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nội dung Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đến 2020.

- Đưa các tiêu chí về an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chủ động đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho chương trình bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương.

- Chỉ đạo, triển khai và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố, chợ, cảng, trường học, khu công nghiệp và chế xuất; quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị có cơ sở dịch vụ ăn uống, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cung ứng dịch vụ ăn uống; xử lý nghiêm các vi phạm.

Các cơ quan chức năng căn cứ các nội dung đã nêu trong đề án có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý của ngành mình, phối hợp với Bột Y tế để triển khai thực hiện đề án.

2. Kết luận

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội vì nó gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tất cả mọi người. Bảo đảm VSATTP vì sức khỏe của mọi người đang là nhiệm vụ cấp bách của nhiều cấp, nhiều ngành nghề.

Trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP tại các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, trường học, bệnh viện,… đã ngăn chặn kịp thời những sai phạm của các doanh nghiệp có bếp ăn tập thể, đồng thời phòng ngừa các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, công tác thanh kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn, do số lực lượng thanh tra về an toàn vệ sinh thực phẩm quá ít so với số doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong cả nước. Trong nghiệp vụ thanh, kiểm tra đòi hỏi cán bộ thanh tra phải có kiến thực nên số hiện số cán bộ đáp ứng yêu cầu đặt ra chiếm tỷ lệ rất thấp, cần phải được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ

Chính vì thế, việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra về VSATTP ở các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nói chung là việc làm cần thiết.

Mặt khác nâng cao ý thức trách nhiệm và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật cho các cơ sở kinh doanh vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ doanh nghiệp, chủ động phòng ngừa các loại bệnh lây truyền qua thực phẩm và gây ngộ độc thực phẩm từ mội trường chế biến thực phẩm như nguồn nguyên liệu, chất phụ gia, chất bảo quản, thao tác thực hành tại các nhà ăn.

Hoạt động thanh tra VSATTP đã góp phần tích cực vào việc làm tốt công tác quản lý nhà nước về VSATTP, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2010), Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 Luật Thanh tra số 56 56/2010/QH12 của Quốc hội.

2. Bộ Y tế (2005), Quyết định 41/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 Quy định

“Điều kiện VSATTP đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống”.

3. Bộ Y tế (2005), Quyết định 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 về Quy chế “Công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm”.

4. Bộ Y tế (2005), Quyết định 43/2005/QĐ-BYT ngày 20/12/2005 Quy định “Yêu cầu kiến thức về VSATTP đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.

5. Bộ Y tế (2005), Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT ngày 28/11/2005 về việc “Quy định về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm”.

6. Bộ Y tế (2005), Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm”.

7. Bộ Y tế (2006), Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 9/3/2006 Về việc ban hành “Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao”.

8. Chính phủ (1999), Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá số 18/1999/PL- UBTVQH10 ngày 24 tháng 12 năm 1999.

9. Chính phủ (2003), Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

10. Chính phủ (2004), Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

11. Chính phủ (2005), Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế.

12. Chính phủ (2008), Nghị định 9/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2008 quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.

13. Chính phủ (2008), Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà in Sự thật, Hà Nội.

16. Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 17. Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 của Quốc hội.

18. Luật Tố cáo số 03/20011.DH13 của Quốc hội

19. Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001

20. Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước, Thanh tra Chính phủ - Trường Cán bộ thanh tra, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

21. Nghiệp vụ công tác thanh tra – Chương trình nghiệp vụ thanh tra viên, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

22. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003.

23. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26 tháng 7 năm 2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7 tháng 9

năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;

(Tính từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2020) TT ĐỐI TƯỢNG

THANH TRA, KIỂM TRA

NỘI DUNG THANH TRA,

KIỂM TRA

PHẠM VI THỜI GIAN

ĐƠN VỊ CHỦ

TRÌ

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

A- Các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành Trung ương 1. - Cơ quan quản

lý nhà nước về ATTP các cấp, các ngành.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.

Thanh tra, kiểm tra về an toàn

thực phẩm trong dịp Tết

Nguyên đán Bính Thân và

Lễ hội Xuân 2016

12 tỉnh, thành phố

Tháng Tháng 12 đến tháng 3

năm sau

Bộ Y tế Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT,

Bộ Công an, BCĐTƯVSATTP 12

tỉnh, thành phố, các Viện kiểm nghiệm

thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT 2. - Cơ quan quản

lý nhà nước về ATTP các cấp, các ngành - Cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm

Thanh tra, kiểm tra về an toàn

thực phẩm trong Tháng hành động vì

ATTP năm 2016

12 tỉnh,

thành phố Tháng 4- 5

hàng năm Bộ Y tế Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công

an, BCĐTƯVSATTP 12 tỉnh, thành phố, các

Viện kiểm nghiệm thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT 3. - Cơ quan quản

lý nhà nước về ATTP các cấp, các ngành - Cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.

Thanh tra, kiểm tra về an toàn

thực phẩm trong dịp Tết Trung thu 2016

12 tỉnh, thành phố

Quý 3 Bộ Y tế Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công

an, BCĐTƯVSATTP 12 tỉnh, thành phố, các

Viện kiểm nghiệm thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT B- Các đoàn thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề của ngành Y tế

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm chức năng.

Chấp hành các quy định của pháp luật trong

sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm

chức năng.

12 tỉnh, thành phố

(Hà Nội, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nam, Tp Hồ Chí

Minh, Đồng Nai,

Bình Dương, Cần Thơ,

Quý I, II, III, IV

Cục ATTP

Các Viện kiểm nghiệm thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế và Chi cục ATVSTP

tỉnh/thành phố.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm các mặt hàng thực phẩm do Bộ Y tế quản lý, giai đoạn 20162020” (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w