Hoạt động kinh doanh của MB từ năm 2009-2011

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội Trường NEU (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân đội

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của MB từ năm 2009-2011

Hoạt động huy động vốn luôn được coi là một trong những hoạt động tạo tiền đề cho các hoạt động khác của ngân hàng. Làm sao để có được nguồn vốn ổn định với chi phí thấp luôn là vấn đề được MB đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, mặc dù thị trường tài chính có nhiều biến động cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa khối các ngân hàng TMCP, với những những sách điều hành hợp lý, linh hoạt, nguồn vốn huy động của MB luôn ổn định và tăng trưởng phù hợp.

Nguồn vốn huy động của MB luôn ổn định và có mức tăng trưởng cao qua các năm hoạt động đảm bảo đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của MB. Hoạt động huy động vốn của MB bao gồm:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, dân cư;

- Phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu dưới tên MB và các giấy tờ có giá khác;

- Vay vốn của các tổ chức tài chính trên các loại thị trường.

Bên cạnh các sản phẩm huy động truyền thống, MB không ngừng gia tăng tiện ích sản phẩm hiện tại và phát triển các sản phẩm mới. Nguồn vốn được MB huy động từ các tổ chức kinh tế thông qua mạng lưới bán hàng quản lý và hỗ trợ theo trục dọc từ các khối Khách hàng doanh nghiệp tại hội sở xuống chi nhánh.

Nguồn vốn từ dân cư luôn được tập trung và đóng vai trò quyết định trong việc ổn định nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của MB.

Từ năm 2010 công tác huy động vốn từ khách hàng gặp không ít khó khăn từ những diễn biến phức tạp của thị trường nói chung, cùng những quy định về trần lãi suất huy động, các ngân hàng đã đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn theo tinh thần của Thông tư 13/2010/TT- NHNN, chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chính những điều này đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM. Năm 2011, cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân

hàng diễn ra phức tạp, gay gắt. Tuy vậy với những chính sách hợp lý MB vẫn đạt được chỉ tiêu huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của MB năm 2009 - 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tăng trưởng 2011/2010

Tổng vốn huy động 58.804 96.837 120.954 25%

Tỷ lệ vốn nợ so với tổng

nguồn vốn (%) 85% 88% 87%

Tiền gửi từ khách hàng 39.978 65.740 89.548 36%

Tiền gửi và vay TCTD khác 11.697 16.917 26.874 58%

Các khoản nợ chính phủ và

NHNN 4.709 8.769

Phát hành giấy tờ có giá 2.420 5.411 4.532 (16%)

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB) Tổng vốn của MB tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2009-2011, từ 69,007 tỷ đồng ở năm 2009, đến năm 2011 con số này đã là 138,831 tỷ đồng.

Trong đó tập trung vào sự gia tăng của vốn huy động. Tổng vốn huy động tăng liên tục qua các năm, năm 2010 tăng 64.67% so với năm 2009, tương ứng mức tăng 38,033 tỷ đồng, năm 2011 so với năm 2010 tăng 25% tương ứng với mức tăng 24,127 tỷ đồng. Có thể nhận thấy mức tăng trưởng cao của vốn huy động trong những năm vừa qua, tuy nhiên tốc độ tăng đã sụt giảm đáng kể, điều này xuất phát từ tình hình kinh tế Việt Nam thời gian qua bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới làm cho mức tiết kiệm trong nền kinh tế giảm, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của hệ thống ngân hàng do có quá nhiều ngân hàng đang hoạt động với quy mô ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó sự tác động từ những chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ đóng vai trò quan trọng, trong năm qua

những quy định về nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ mức 8% lên mức 9% đã buộc hàng loạt các ngân hàng phải huy động thêm vốn chủ sở hữu. Thêm vào đó việc NHNN áp lãi suất trần huy động 14% trong bối cảnh lạm phát cao gây ra rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn của ngân hàng.

2.1.2.2.Hoạt động sử dụng vốn

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về nguồn vốn, hoạt động cho vay của MB đã và đang ngày càng mở rộng và tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2009 - 2011 đạt trên 30%. Đây là mức tăng trưởng cao so với bình quân ngành ngân hàng, và đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của MB năm 2009 - 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2009

Năm 2010

Tăng trưởng 2010/09

(%)

Năm 2011

Tăng trưởng 2011/10

(%) Tổng dư nợ cho vay KH (tỷ

đồng) 27.064 45.282 67% 58.108 28%

Số lượng khách hàng 21.458 30.050 40% 35.082 16,7%

Dư nợ bình quân/khách hàng 1,26 1,51 19% 1,66 9,9%

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB 2009-2011) Dư nợ qua các năm của MB đều tăng, năm 2009 dư nợ đạt 27.064 tỷ đồng đánh dấu sự tăng trưởng mạnh trở lại của mảng tín dụng sau giai đoạn 2008 do tác động của khủng hoảng kinh tế khiến cho các NHTM tại Việt Nam thắt chặt tín dụng để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, đồng thời cũng do nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh của mảng khách hàng doanh nghiệp trong năm 2008 sụt giảm đáng kể.

Năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng của MB đạt mức tăng trưởng cũng khá ấn tượng với mức tăng trưởng 67% so với năm 2009 đạt 45.282 tỷ đồng. Sang năm 2011 dư nợ cho vay vẫn tăng 12.826 tỷ đồng so với năm 2010 tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chỉ 28%, do trong năm 2011, để ổn định kinh tế vĩ mô, chính phủ sử dụng nhiều biện pháp trong đó có chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng, đặc biệt đối với các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, các lĩnh vực phi sản xuất… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng, nhiều ngân hàng gặp khó khăn, dẫn đến tình trạng sát nhập trong năm 2012, do đó việc MB vẫn tăng trưởng mạnh cho thấy sự vững mạnh của ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong 3 năm gần đây là kết quả của sự phát triển không chỉ ở nguồn vốn huy động và chính sách tín dụng của MB mà còn ở sự đa dạng hoá các sản phẩm cho vay, mở rộng mạng lưới khách hàng cũng như trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng của MB được nâng cao đáng kể.

Cùng với phát triển tín dụng, song song quản lý chất lượng tín dụng một cách chặt chẽ, MB luôn theo sát mục tiêu Hội đồng quản trị đặt ra về kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2% trong năm 2012.

2.1.2.3.Các hoạt động khác

Các hoạt động khác

Hoạt động thanh toán và kinh doanh thẻ

Trong thời gian qua, nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán tại MB ngày càng tăng cao ở cả hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng như dịch vụ thanh toán cá nhân. Những phương thức thanh toán hiện đại này không chỉ tạo điều kiện cho ngân hàng tập trung nguồn vốn vào hệ thống tài chính mà còn tiết kiệm được chi phí in ấn, vận chuyển, kiểm đếm cũng như những thất thoát có thể có.

Bên cạnh việc hoàn thiện dịch vụ thanh toán truyền thống, MB đã cung ứng ngày càng nhiều các sản phẩm, dịch vụ mới mang nhiều tiện ích. Ngoài các

nghiệp vụ thanh toán điện tử, internet banking, thanh toán liên ngân hàng, ebanking v.v., Ngân hàng còn làm đại lí thanh toán thẻ và dịch vụ chuyển tiền.

Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho các khách hàng đến MB giao dịch.

Đến cuối năm 2011, tính trên toàn hệ thống, MB có 312 máy ATM và hơn 1700 POS đặt tại các tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc. Ý thức được nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ngày càng cao của nền kinh tế, MB đã xây dựng một hệ thống đa dạng các sản phẩm thẻ thanh toán cũng như các hình thức thanh toán khác và đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong những năm gần đây.

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu

Trong những năm qua, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của MB luôn tăng trưởng mạnh mẽ cả về giá trị cũng như chất lượng dịch vụ. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu hàng năm tăng trung bình 22%.

Hiện tại, MB đã mở rộng quan hệ đại lý với hơn 700 ngân hàng nước ngoài tại hơn 50 nền kinh tế khác nhau và dần trở thành đối tác tin cậy đối với các đối tác này trong các giao dịch thanh toán quốc tế tại Việt Nam. Đặc biệt, kể từ năm 2008 trở lại đây, MB đã trở thành đối tác chiến lược trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại thị trường Việt Nam của các tập đoàn ngân hàng - tài chính hàng đầu thế giới như Ngân hàng Standard Chartered, Tập đoàn Citigroup, Ngân hàng HSBC,…Các bảo lãnh quốc tế, LC MB phát hành được các đối tác nước ngoài chấp thuận mà không cần phải có sự xác nhận của Vietcombank như đòi hỏi đối với các ngân hàng khác. Những điều đó cho thấy thương hiệu MB ngày càng được phát triển và tạo dựng vị thế vững chắc.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Nền tảng thanh toán quốc tế vững mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MB phát triển trong những năm gần đây.

Từ sau năm 2005 khi MB đưa khối Treasury vào hoạt động, việc quản lí vốn và kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng đã được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp và đem lại doanh thu đáng kể cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong những năm gần đây mang lại nguồn thu lớn cho MB: năm 2009 là 223,7 tỷ đồng, năm 2010 là 272,8 tăng 21% so với năm 2009, năm 2011 là 653 tỷ đồng tăng 239% so với năm 2010.

Bên cạnh việc mở rộng đối tượng khách hàng, các sản phẩm mới cũng được MB ứng dụng để ngày càng chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Được sự cho phép của NHNN, những năm gần đây, MB đã tiến hành cung ứng những sản phẩm phái sinh tài chính hiện đại và linh hoạt như giao dịch kì hạn, quyền chọn và hoán đổi lãi suất, …MB là ngân hàng đi đầu trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ phái sinh trong toàn hệ thống ngân hàng.

Hoạt động bảo lãnh

MB đang ngày càng thực hiện nhiều giao dịch bảo lãnh trong và ngoài nước như: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cam kết thư tín dụng. Dư bảo lãnh qua các năm 2009 – 2011 lần lượt là 24.424 – 53.109 – 75.795 tỷ đồng.

Như vậy, số dư bảo lãnh qua các năm tăng mạnh. Năm 2011 tốc độ tăng có giảm do trong năm 2011 lĩnh vực bất động sản bị hạn chế tăng trưởng, MB đã thực hiện đúng chỉ đạo của NHNN, hạn chế cho vay lĩnh vực này, đây là lĩnh vực có thể khai thác rất nhiều bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán…do đó dư bảo lãnh tuy có tăng nhưng tốc độ không bằng các năm trước. Tuy nhiên tỷ lệ tăng 43% trong bối cảnh thị trường là một kết quả đáng khích lệ đó là kết quả của sự cố gắng toàn hệ thống, đặc biệt là của cấp lãnh đạo trong việc hoạch định chiến lược phát

triển toàn diện, đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, đưa ra các mức phí bảo lãnh hợp tạo sự hợp tác bền chặt với khách hàng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội Trường NEU (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w