Đốt cháy hoàn toàn 6,2g P trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH

Một phần của tài liệu BÀI tập TỔNG hợp hóa HỌC 12 MỚI NHẤT. (Trang 55 - 106)

a. Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng. b. Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu

được.

Đáp án : a. mdung dịch = 50g; b. C%(dung dịchmuối) = 44,24%.

Bài 27: Đốt hoàn toàn 6,8g một hợp chất A thì thu được 14,2g P2O5 và 5,4g H2O. Nếu cho 37ml dung dịch NaOH 32% ( d = 1,35g/ml ) tác dụng với sản phẫm tạo thành của phản ứng thì tạo ra dung dịch muối gì ? Có nồng độ % là bao nhiêu ? Cho biết CTPT của A.

Đáp án : muối axit ( Na2HPO4 ); % C 40 , 8 %

4 2HPO

Na ; PH3. BÀI TẬP VỀ ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI.

1.Cho 18,5g hỗn hợp Z gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Z1 và còn lại 1,46g kim loại.

a.Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b.Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3

c.Tính khối lượng muối trong dung dịch Z1. 2.Cho lá sắt kim loại vào:

a. Dung dịch H2SO4 loãng. b. Dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4

Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết các phương trình phản ứng trong mỗi trường hợp.

3.Trình bày phương pháp tách:

a.Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp Fe2O3, Al2O3 và SiO2 ở dạng bột. b.Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu và Fe ở dạng bột.

Với mỗi trường hợp chỉ dùng duy nhất một dung dịch chứa một hóa chất và lượng oxit hoặc kim loại cần tách vẫn giữ nguyên khối lượng ban đầu. Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện.

4.Một hỗn hợp M gồm Mg và MgO được chia thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được 3,136 lít khí (đktc); cô cạn dung dịch và làm khô thì thu được 14,25g chất rắn A. Cho phần 2 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít khí X nguyên chất (đktc); cô cạn dung dịch và làm khô thì thu được 23g chất rắn B.

a.Xác định thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp M b.Xác định công thức phân tử của khí X

5.Cho 9,86g hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một cốc chứa 430ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Sau khi phản ứng hoàn toàn thêm tiếp vào cốc 1,2 lít dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M; khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, rồi lọc lấy kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thì thu được 26,08g chất rắn.

a.Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.

b.Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

6.Cho 20g hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu và Al tác dụng với 60ml dung dịch NaOH 2M thu được 2,688 lít khí H2. Sau khi kết thúc phản ứng cho tiếp 740ml dung dịch HCl 1M và đun nóng đến khi hỗn hợp khí B ngừng thoát ra. Lọc và tách cặn rắn C.

Cho B hấp thụ từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 10g kết tủa

Cho C tác dụng hết với axit HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch D và 1,12 lít một chất khí duy nhất. Cho D tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi được mg sản phẩm rắn.

Tính khối lượng của các chất trong hỗn hợp A và tính giá trị m. Biết rằng các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

7.Cho 20,4g hỗn hợp X (Fe, Zn và Al) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít H2. Mặt khác 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với 6,16 lít Cl2 (đktc). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong 20,4g X.

Cho 12,45g hỗn hợp X (Al và kim loại M hóa trị II) tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít hỗn hợp 2 khí (N2O, N2) có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 18,8 và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,448 lít khí NH3. Xác định kim loại M và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Biết nX=0,25 mol, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

8. Hòa tan mg hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (có hóa trị không đổi) trong dung dịch HCl dư thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575g muối khan. Tính m.

Hòa tan hết cùng một lượng hỗn hợp A (ở phần 1) trong dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 ở nhiệt độ thích hợp thì thu được 1,8816 lít hỗn hợp 2 khí (đktc) có tỉ khối hơi so với khí H2 là 25,25. Xác định kim loại M.

9.Có hiện tượng gì xảy ra khi cho Na kim loại tác dụng với các dung dịch sau: NaCl, CuCl2, (NH4)2SO4, Fe2(SO4)3. Viết các phương trình phản ứng ở dạng ion thu gọn.

10.Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết các dung dịch sau: NH4Cl, FeCl2, FeCl3 và Al2(SO4)3 11.Cho hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe và Cu. Hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp.

12.Có ba lọ đựng ba hỗn hợp bột: (Al + Al2O3); (Fe + Fe2O3); (FeO + Fe2O3). Dùng phương pháp hóa học để nhận biết chúng. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

13.Cho mg hỗn hợp A gồm Na, Al2O3, Fe, Fe3O4, Cu và Ag vào một lượng nước dư. Khi phản ứng kết thúc thu được 0,56 lít khí. Sau đó cho tiếp một lượng vừa đủ 1,45 lít dung dịch H2SO4 1M vào, thu thêm được 3,36 lít khí, dung dịch B và 20,4g rắn. Mặt khác nếu cho mg hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 8,96 lít khí duy nhất và dung dịch C. Tiếp tục cho xút tới dư vào dung dịch C thì thu được kết tủa D. Đem nung kết tủa D trong không khí đến khối lượng không đổi sẽ thu được 95,6g hỗn hợp các oxit.

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b.Tính m và tính thành phần % khối lượng của các chất trong A. Biết các thể tích khí đều đo ở cùng một điều kiện là 00C và 2atm.

14.Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp bột gồm: Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 trong dung dịch H2SO4 đặc thu được dung dịch A. Cho bột sắt vừa đủ vào dung dịch A thu được dung dịch C. Cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch D và kết tủa E. Đem E nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn F. Nếu cho từng giọt dung dịch HCl loãng vào dung dịch D sẽ xuất hiện kết tủa trắng, tiếp tục thêm HCl thì kết tủa trắng sẽ tan ra. Hãy giải thích các quá trình thí nghiệm và viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.

15.Cho 4,5g hỗn hợp A gồm 2 kim loại Mg và Al. Chia hỗn hợp thành 3 phần bằng nhau:

-Phần 1: hòa tan bằng H2SO4 loãng dư thấy thoát ra 1,568 lít khí H2.

-Phần 2: tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO duy nhất và các chất khác.

-Phần 3: cho vào dung dịch CuSO4 dư. Lượng chất rắn thu được sau phản ứng cho tác dụng với 100ml dung dịch AgNO3 0,5M thì được chất rắn B.

Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc.

a.Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

b.Tính thể tích khí NO. c.Tính khối lượng chất rắn B.

16.Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng khối lượng ra khỏi hỗn hợp: CuO, MgO và Al2O3 (lượng các kim loại không đổi sau khi tách).

17.Bằng những phương pháp hóa học nào người ta có thể điều chế Ag từ dung dịch AgNO3; Mg từ dung dịch MgCl2?

18.Trong một ống thủy tinh hàn kín có chứa không khí. Một đầu để m gam bột Zn, đầu kia để n gam Ag2O. Nung nóng ống ở 6000C. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy thành phần không khí trong ống không thay đổi và mỗi đầu ống chỉ có một chất rắn. Một chất rắn không tan trong dung dịch H2SO4 loãng, chất rắn kia thì bị hòa tan trong dung dịch H2SO4 loãng nhưng không tạo ra khí. Viết các phương trình phản ứng và tính n/m.

19.Có 5 dung dịch sau: NH4Cl, FeCl2, FeCl3, AlCl3 và MgCl2. Hãy dùng một hóa chất nhận biết từng dung dịch trên.

20.Chỉ dùng một kim loại, hãy nhận biết các dung dịch sau đây: HCl, HNO3 đặc, AgNO3, KCl và KOH

21.Hãy tự chọn một hóa chất thích hợp để phân biệt các dung dịch muối: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3 và Al(NO3)3 22.Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết từng dung dịch sau: NH4NO3, NaHCO3, (NH4)2SO4, FeCl2 và FeCl3.

23.Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) ở dạng phân tử và dạng ion thu gọn khi trộn lẫn từng cặp dung dịch các chất sau: FeSO4, Ba(NO3)2, K2SO4, FeCl3, AlCl3 và NaOH

24.Hãy viết ba phản ứng hóa học điều chế trực tiếp dung dịch FeSO4 từ Fe kim loại

25. Hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Al và Mg ở dạng bột mịn đã được trộn đều. Chia 3,64g hỗn hợp A thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần thứ nhất bằng dung dịch HCl, thu được 1,568 lít khí H2. Cho phần thứ hai vào 50ml dung dịch NaOH 0,5M (lấy dư), thu được dung dịch B và chất rắn C. Tách riêng chất rắn C rồi cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đun nóng, thu được 2,016 lít khí NO2 duy nhất và dung dịch D. Các khí đo đktc

a.Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

b.Tính khối lượng muối nitrat tạo thành trong dung dịch D.

c.Tính thể tích dung dịch HCl 0,2M cần thiết để:

-Đủ hòa tan hoàn toàn phần thứ nhất.

-Khi cho vào dung dịch B thì thu được lương kết tủa lớn nhất.

26.Chỉ dùng HCl và H2O hãy nhận biết các chất sau đây đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: Ag2O, BaO, MgO, MnO2, Al2O3, FeO, Fe2O3 và CaCO3.

27.Khi lấy 3,33g muối clorua của một kim loại chỉ có hóa trị II và một muối nitrat của kim loại đó có cùng số mol như muối clorua nói trên, thấy khác nhau 1,59g. Tìm công thức của hai muối trên.

28. Hỗn hợp X gồm Zn và CuO. X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Để hòa tan hết X cần dùng 400ml dung dịch HCl 2M. Tính khối lượng hỗn hợp X.

29. Hỗn hợp Y gồm MgO và Fe3O4. Y tác dụng vừa đủ với 50,96g dung dịch H2SO4 25% (loãng), còn khi Y tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng tạo thành 739,2ml khí NO2 (ở 27,30C, 1atm). Tính khối lượng hỗn hợp Y.

30. Hỗn hợp Z gồm FeO và 0,1 mol M2O3 (M là kim loại chưa biết). Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư được dung dịch D. Cho D tác dụng với lượng dư NaOH được kết tủa và dung dịch E. Cho E tác dụng với lượng axit HCl vừa đủ được 15,6g kết tủa. Xác định M2O3

Sắt, đồng và crom.

1) Oxi hóa hoàn toàn 14,3g hỗn hợp bột các kim loại Mg, Al, Zn bằng oxi thu được 22,3g hỗn hợp các oxit. Cho lượng oxit này tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối tạo thành là:

a.36,6g b.32,05g c.49,8g d.48,9g 2)Trường hợp nào sau đây thu được Al(OH)3?

a.Cho dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH dư. b.Cho dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch HCl dư.

c.Cho dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. d.Cho dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NH3 dư.

3)Câu nào đúng trong số các câu sau đây?

a.Nhôm là kim loại lưỡng tính. b.Al(OH)3 là bazơ lưỡng tính. c.Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính. d.Al(OH)3 là chất không lưỡng tính.

4)Những tính chất vật lí nào sau đây không phải là của nhôm?

a.Dẫn điện yếu hơn Fe. b.Nhẹ hơn Cu khoảng 3 lần.

c.Dẫn điện tốt, bằng khoảng 2/3 lần độ dẫn điện của Cu. d.Có màu trắng bạc, rất dẻo.

5)Có 4 chất ở dạng bột: Al, Cu, Al2O3, CuO. Chỉ dùng một chất nào sau đây để nhận biết?

a.Nước b.Dung dịch NaOH. c.Dung dịch HCl d.Dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

6) Ứng dụng nào sau đây không phải của phèn chua?

a.Làm trong nước. b.Diệt trùng nước. c.Thuộc da. d.Làm chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm.

7)Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2?

a.Không có hiện tượng gì. b.Có kết tủa. c.Lúc đầu có kết tủa, sau đó tan hết. d.Có kết tủa, sau đó tan một phần.

8) Đốt Al trong bình khí Cl2, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 71g. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là:

a.27g b.18g c.54g d.40,5g

9)Al không phản ứng với chất nào sau đây?

a.Cl2 b. Dung dịch HCl c. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội. d. Dung dịch NaOH 10)Một dung dịch chứa a mol NaOH tác dụng với một dung dịch chứa b mol AlCl3. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là:

a.a>4b b.a<4b c.a+b=1,5 mol d.a=4b.

11)Cho 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Số ml dung dịch NaOH 0,1M cần thêm vào đó để chất rắn có được sau khi nung kết tủa có khối lượng là 0,51g phải là bao nhiêu?

a.300ml b.300ml và 800ml c.300ml và 700ml d.500ml.

12)Có thể nhận biết được ba chất rắn là: CaO, MgO, Al2O3 bằng hóa chất nào sau đây?

a. Dung dịch HNO3 b.Dung dịch NaOH c. Dung dịch HCl d.H2O 13)Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch Na2CO3 từ từ đến dư vào dung dịch FeCl3?

a.Không có hiện tượng gì. b.Có kết tủa màu đỏ c.Có sủi bọt khí d.Có kết tủa nâu đỏ và sủi bọt khí.

14)Al không tan trong nước vì nguyên nhân:

a.Al là kim loại có tính khử yếu nên không tác dụng với nước. b.Al phản ứng với nước tạo Al(OH)3 (dạng keo) bao phủ miếng Al.

c.Al phản ứng với nước tạo lớp Al2O3 bền vững bao phủ miếng Al. d.Al bị thụ động hóa bởi nước.

15)Có hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch AlCl3 ?

a.Không có hiện tượng gì. b.Xuất hiện kết tủa keo trắng và sủi bọt khí. c.Chỉ sủi bọt khí. d.Chỉ xuất hiện kết tủa keo trắng.

16)Cho hỗn hợp gồm 0,1mol Ba và 0,2mol Al vào lượng nước có dư thì thể tích khí (đkc) thoát ra là:

a.2,24 lít b.4,48 lít c.6,72 lít d.8,96 lít

17)Khi thả một miếng Al vào ống nghiệm đựng nước ngay từ đầu ta không thấy có bọt khí H2 thoát ra. Nguyên nhân nào khiến Al không phản ứng với nước?

a.Al là kim loại yếu nên không có phản ứng với nước. b.Al tác dụng với nước tạo ra Al(OH)3 là chất không tan ngăn không cho Al tiếp xúc với nước.

c.Al có màng oxit Al2O3 rắn chắc bảo vệ. d.Nguyên nhân khác.

18)Có các chất bột: K2O, CaO, Al2O3, MgO. Chỉ dùng thêm một chất nào trong số các chất cho dưới đây để nhận biết?

a. Dung dịch HCl b. Dung dịch H2SO4 c. Dung dịch NaOH d.Nước.

19)Cho hỗn hợp gồm x mol Al và 0,2mol Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch A. Dẫn CO2 dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B nung tới khối lượng không đổi thu được 40,8g chất rắn C. Giá trị của x là:

a.0,2mol b.0,3mol c.0,4mol d.0,04mol 20)Có các kim loại:Al, Mg, Ca, Na. Chỉ dùng thêm một chất nào trong các chất sau đây để nhận biết?

a. Dung dịch HCl b. Dung dịch H2SO4 loãng c. Dung dịch CuSO4 d.Nước.

21)Có các kim loại Cu, Ag, Fe và các dung dịch muối Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. Kim loại nào tác dụng được với cả 3 dung dịch muối?

a.Fe b.Cu, Fe c.Cu d.Ag

22)Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X và kết tủa Y. Trong dung dịch X có chứa:

a.Fe(NO3), AgNO3 b.Fe(NO3)3, AgNO3 c.Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3 d.Fe(NO3)2 23)Khi cho sắt nóng đỏ vào hơi nước:

a.Sắt không phản ứng với nước vì sắt không tan trong nước. b.Tùy nhiệt độ, sắt tác dụng với hơi nước tạo H2 và FeO hoặc Fe2O3. c.Sắt tác dụng với hơi nước tạo H2 và Fe2O3. d.b, c đúng.

24) Để làm tinh khiết một loại bột Cu có lẫn tạp chất bột Al, Fe ,người ta ngâm hh hợp kim này trong dung dịch muối X có dư. X là:

a.Al(NO3)3 b.Cu(NO3)2 c.AgNO3 d.Fe(NO3)3 25) Để điều chế bột Cu, người ta có thể:

a.Cho Cu xay nhuyễn thành bột. b.Nghiền Cu thành bột mịn.

c.Cho mạt sắt tác dụng dd CuSO4 rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với dung dịch HCl dư. d.Cả 3 đều đúng.

26)Quặng hematit có thành phần chính là:

a.FeO b.Fe2O3 c.Fe3O4 d.FeS2 27)Quặng manhêtit có thành phần chính là:

a.FeO b.Fe2O3 c.Fe3O4 d.FeS2 28)Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp sắt ở bề mặt. Ta có thể rửa sạch lớp sắt này bằng:

a. Dung dịch CuCl2 dư b. Dung dịch FeCl2 dư c. Dung dịch ZnCl2 dư d. Dung dịch FeCl3 dư

29)Khi tách Ag ra khỏi hh Ag, Cu, Fe ở dạng bột. Với điều kiện chỉ dùng duy nhất 1 dung dịch chứa 1 hóa chất và lượng Ag tách ra vẫn giữ nguyên khối lượng ban đầu. Ta có thể dùng dung dịch muối nào sau đây:

a.AgNO3 b.Fe(NO3)3 c.Cu(NO3)2 d.Hg(NO3)2 30)Tinh chế dd Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3 người ta có thể cho vào dung dịch:

a.Fe dư b.Cu dư c.Zn dư d.Ag dư 31)Có thể điều chế Fe(OH)3 bằng cách:

a.Cho Fe2O3 tác dụng với nước. b.Cho muối sắt (III )tác dụng axit mạnh.

c.Cho Fe2O3 tác dụng với NaOH vừa đủ. d.Cho muối sắt (III) tác dụng dd bazơ.

32)Cho các chất rắn: Al, Al2O3, Na2O, Mg, Ca, MgO. Dãy chất nào tan hết trong dung dịch NaOH dư?

a.Al2O3, Ca, Mg, MgO b.Al, Al2O3, Na2O, Ca c.Al, Al2O3, Ca, MgO d.Al, Al2O3, Na2O, Ca, Mg.

33)Muối nào tạo kết tủa trắng trong dung dịch NaOH dư?

a.MgCl2 b.ZnCl2 c.FeCl3 d.AlCl3 . 34)Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các chất dưới đây có thể phân biệt được 3 chất rắn Mg, Al2O3, Al?

a.H2O b. Dung dịch HNO3 c. Dung dịch HCl d. Dung dịch NaOH 35)Dùng dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3 có thể phân biệt được 3 dung dịch nào?

a.NaCl, CaCl2, MgCl2 b.NaCl, CaCl2, AlCl c.NaCl, BaCl2, MgCl2 d.Cả 3 đều đúng.

36)Các kim loại nào sau đây tan hết khi ngâm trong axit H2SO4 đặc nguội?

a.Al, Fe b.Fe, Cu c.Al, Cu d.Cu, Ag 37) Để hòa tan hoàn toàn các kim loại Al, Fe, Mg, Pb, Ag có thể dùng axit nào?

a.HCl b.H2SO4 c.HNO3 loãng. d.HNO3 đặc nguội 38)Trường hợp nào KHÔNG có sự tạo thành Al(OH)3?

a.Cho dung dịch NH3 vào dung dịch Al2(SO4)3 b.Cho Al2O3 vào trong nước

c.Cho Al4C3 vào nước. d.Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3 39)Dùng 2 thuốc thử nào có thể phân biệt được 3 kim loại Al, Fe, Cu?

a.H2O và dung dịch HCl. b.Dung dịch NaOH và dung dịch HCl c. Dung dịch NaOH và dung dịch FeCl2 d. Dung dịch HCl và dung dịch FeCl3

40)Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ:

a.NaHCO3 b.Na2CO3 c.Al2(SO4)3 d.Ca(HCO3)2

41)Trong dung dịch có ion nào sau đây, biết rằng cho HCl loãng vào thì xuất hiện kết tủa trắng và kết tủa tan đi khi đun nóng dung dịch?

a.Ag+ b.Cu2+ c.Al3+ d.Pb2+

42)Cho mg Na vào 50ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được V lít khí (đkc), dung dịch X và 1,56g kết tủa.

Khi thổi khí CO2 dư vào dung dịch X lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Khối lượng Na ban đầu là:

a.4,14g b.1,44g c.4,41g d.2,07g 43)Cho 1,05mol NaOH vào 0,1mol Al2(SO4)3. Hỏi số mol NaOH có trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu?

a.0,45mol b.0,25mol c.0,65mol d.0,75mol

44)Cho 31,2g hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 0,6mol H2. Hỏi số mol NaOH đã dùng là bao nhiêu?

a.0,8mol b.0,6mol c.0,4mol d.Kết quả khác.

45)Cho hỗn hợp gồm 0,025mol Mg và 0,03mol Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A.Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thì thu được bao nhiêu g kết tủa?

a.16,3g b.1g c.3,49g d.1,45g

46)Cho hỗn hợp gồm 0,1mol Mg và 0,2mol Al tác dụng với dung dịch CuCl2 dư rồi lấy chất rắn thu được sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Hỏi số mol khí NO2 thoát ra là bao nhiêu?

a.0,8mol b.0,2mol c.0,3mol d.0,6mol 47)Cho 200ml dung dịch KOH vào 200ml dung dịch AlCl3 1M thu được 7,8g kết tủa keo. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là:

a.1,5 b.3,5 c.1,5 và 3,5 d.2 và 3 48)Thủy phân FeCl3 trong nước sôi, ta được:

a. Dung dịch có màu nâu sẫm. b. Dung dịch keo c.Kết tủa Fe(OH)3 d. Dung dịch FeCl3

49)Cho từ từ từng lượng nhỏ Na kim loại vào dung dịch Al2(SO4)3 cho đến dư. Hiện tượng xảy ra như thế nào?

a.Na tan, có bọt khí xuất hiện trong dung dịch. b.Na tan, có kim loại Al bám vào bề mặt Na kim loại.

c.Na tan, có bọt khí thoát ra và có kết tủa keo màu trắng, sau đó kết tủa vẫn không tan.

d.Na tan, có bọt khí thoát ra, lúc đầu có kết tủa dạng keo màu trắng, sau đó kết tủa tan dần.

50) Để điều chế các chất: Cu(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3 ta cho dung dịch muối của chúng tác dụng với:

a. dung dịch NaOH vừa đủ b. dung dịch NaOH dư c. dung dịch NH3 dư d. dung dịch Ba(OH)2 dư

51)Hòa tan hoàn toàn mg bột Al vào dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đkc) hỗn hợp X gồm NO và N2O có tỉ lệ mol là 1:3. m có giá trị là:

a.24,3g b.42,3g c. 25,3g d.25,7g 52)Cho 300ml dung dịch HCl 1M tác dụng với 0,1mol Al(OH)3 thu được dung dịch X. Dung dịch X có:

a.pH<7 b.pH>7 c.pH=7 d.pH=14

53)Cho V lít dung dịch HCl 0,1M tác dụng với 30ml dung dịch NaAlO2 1M, ta được 0,78g kết tủa (phản ứng hoàn toàn).Giá trị của V là:

a.0,9 lít b.0,1 lít c.0,1 lít hoặc 0,9 lít d.0,3 lít hoặc 0,9 lít 54)Fe là kim loại có tính khử ở mức độ nào sau đây?

a.Rất mạnh b.Mạnh c.Trung bình d.Yếu

55)Cho Fe tác dụng với nước ở nhiệt độ lớn hơn 5700C thu được chất nào sau đây?

a.FeO b.Fe3O4 c.Fe2O3 d.Fe(OH)3

56)Cho 2 kim loại nhôm và sắt

a.Tính khử của sắt lớn hơn nhôm b.Tính khử của nhôm lớn hơn sắt

c.Tính khử của nhôm và sắt bằng nhau d.Tính khử của nhôm và sắt phụ thuộc vào chất tác dụng nên không thể so sánh

57) Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình 1 lượng dư dung dịch HCl, người ta thu được dung dịch X. Trong dung dịch X có những chất nào sau đây:

Một phần của tài liệu BÀI tập TỔNG hợp hóa HỌC 12 MỚI NHẤT. (Trang 55 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)