Giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc Mạ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc mạ ở vùng tây nguyên (Trang 29 - 36)

3. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian của người Mạ

3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc Mạ

3.2.1. Nâng cao công tác tổ chức quản lý

Về phía các cấp lãnh đạo, việc thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ cho dân làng là vô cùng ý nghĩa. Điều này giúp người dân sát gần nhau hơn, nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc.

Tổ chức các lớp giáo dục văn hóa truyền thống nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của việc gìn giữ và truyền tụ lại văn hóa dân tộc mình cho con cháu đời sau.

Trang bị đầy đủ kiến thức cho các lãnh đạo địa phương về văn hóa dân gian của dân tộc. Xác định rõ giá trị của các loại hình văn nghệ truyền thống.

Trong thời gian tới, để giữ gìn và phát huy bản sắc, phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của các dân tộc, cần có sự phối hợp, tham gia của nhiều bộ, ban, ngành có liên quan của cấp ủy, chính quyền các địa phương và của toàn xã hội, quán triệt và thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc nói chung và chính sách về bảo tồn văn hóa, phong tục tập quán dân tộc Mạ nói riêng.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, chúng ta cần chủ động trong công tác hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc. Đồng thời, tiếp tục hợp tác với các quốc gia, các tổ chức NGO, các cơ quan của Liên hợp quốc, đặc biệt là với Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc - UNESCO trong việc gìn giữ và vinh danh các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung ở cấp độ toàn cầu.

Mặt khác, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc thiểu số phá hoại đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó có các hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật vào vùng dân tộc thiểu số người Mạ của các nhóm tà đạo, "đạo lạ" như "Tin lành Đề ga"; "Tin lành đấng Christ"; "Tin lành Mông"; "Vàng Chứ"; "Thìn Hùng"; "San sư khể tọ"; "Giê sùa"; "Hà Mòn"; "Tín ngưỡng Dương Văn Mình"... Thực tế cho thấy, do ảnh hưởng và tác động của hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật, nhiều nơi đồng bào dân tộc người Mạ đã từ bỏ phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp tồn

tại hàng trăm năm của dân tộc mình. Đây chính là nguy cơ làm mất đi tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc, có tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số cần sớm được ngăn chặn, loại bỏ.

Vùng dân tộc thiểu số và cuộc sống của đồng bào các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên nói chung và dân tộc Mạ nói riêng là

“mảnh đất” màu mỡ chứa đựng nhiều tiềm năng cho công việc sáng tạo văn học nghệ thuật. Việc khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ để các văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số đóng góp xứng đáng cho nền văn học nghệ thuật và cho đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh là một việc cần làm ngay. Đó cũng nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa nghệ thuật dân gian các dân tộc bản địa theo đúng tinh thần “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

3.2.2. Khai thác giá trị văn hóa truyền thống

Đưa các loại hình văn hóa truyền thống lên thành nghệ thuật sân khấu.

Xây dựng các khu tham quan địa phương kèm theo các buổi biểu diễn, kể truyện truyền thuyết. Xây dựng các không gian văn hóa, con người để thúc đẩy sự sáng tạo, đưa văn học nghệ thuật trở thành “món ăn tinh thần” của đồng bào, nhân tố con người là quan trọng hàng đầu, vấn đề tập hợp lực lượng văn nghệ sĩ là người dân tộc thiểu số đã được đặt ra.

Tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian; viết sách ban hành các ấn phẩm về văn hóa dân gian để ngày càng nhiều người trẻ biết đến những nét đặc sắc của dân tộc họ.

Thường xuyên tổ chức giao lưu văn học nghệ thuật, đưa hoạt động văn hóa nghệ thuật vào các trường dân tộc nội trú, tổ chức giao lưu văn học nghệ thuật với các buôn làng để phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tạo nguồn để kết nạp hội viên vào các cơ sở, các câu lạc bộ văn hóa dân gian.

3.2.3. Đầu tư phát triển cho các nghệ nhân dân gian

Người Mạ cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên đều có nhạc cụ độc đáo bậc nhất đó là cồng chiêng. Về mặt ý nghĩa, cồng chiêng của các dân tộc cơ bản là giống nhau: đều là phương tiện truyền tin cho cộng đồng, là vật thiêng để liên hệ với thần linh. Tuy nhiên, về mặt hình thức, mỗi dân tộc đều có một cách thể hiện riêng của mình, có thể hình thức khác nhau, nhưng nội dung là như nhau. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cồng chiêng, hàng năm chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã đầu tư kinh phí tổ chức nhiều hoạt động như: mở lớp dạy cho lớp trẻ học các kỹ thuật đánh và chỉnh chiêng, phát triển không gian văn hoá cồng chiêng, tổ chức các liên hoan văn hóa cồng chiêng, dân ca dân vũ, nhạc cụ dân tộc, hội diễn văn nghệ quần chúng… nhằm bảo tồn giá trị của các thiết chế văn hóa cồng chiêng.

Theo số liệu điều tra thời điểm cuối năm 2011, riêng Đắk Lắk chỉ còn 2.307 bộ chiêng, trong đó dân tộc E Đê 2.064 bộ, M’nông 164 bộ, J’rai 62 bộ, Xơ Đăng 8 bộ, Bru - Vân Kiều còn 9 bộ. So với năm 1993, đã thất thoát khoảng 2.000 bộ chiêng.

Bởi vậy, để bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng, cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, rất

cần sự nêu cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo vệ giá trị của cồng chiêng. Cần sưu tầm, ghi chép, ghi hình các hình ảnh, tư liệu về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để giữ gìn, bảo quản.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện hợp tác, giao lưu văn hóa để quảng bá cồng chiêng trong phạm vi quốc gia và quốc tế nhằm xây dựng các chương trình nghiên cứu và phục hồi không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Bởi không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là giá trị đặc sắc và độc đáo đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại”…

Thời gian qua, Sở VH-TT-DL đã trang bị 12 bộ chiêng truyền thống cho các địa bàn thôn, buôn có khả năng duy trì và phát triển tốt văn hóa cồng chiêng ở các huyện Di Linh, Đam Rông, Đức Trọng, Đạ Huoai, Lạc Dương, Đơn Dương. Hỗ trợ các hoạt động biểu diễn và trang phục biểu diễn cho 2 đội cồng chiêng K’Long (Hiệp An - Đức Trọng), Diom A (Lạc Xuân - Đơn Dương) và giúp các đội cồng chiêng xây dựng thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp cho các đội cồng chiêng. Tổ chức 2 chương trình liên hoan văn hóa cồng chiêng tại các huyện Di Linh, Bảo Lâm; hàng năm, duy trì ngày hội văn hóa cồng chiêng các dân tộc tỉnh Lâm Đồng luân phiên tổ chức ở từng huyện (năm 2012 tại Đơn Dương, 2013 tại Cát Tiên, 2014 tại Lạc Dương…) góp phần phát huy di sản. Đồng thời, tại các đợt liên hoan đã tổ chức gặp gỡ biểu dương các nghệ nhân sử dụng chiêng, chỉnh chiêng, truyền dạy cồng chiêng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của

cộng đồng. Năm 2012 đã tôn vinh 20 nghệ nhân, năm 2013 tôn vinh 39 nghệ nhân, năm 2014 tôn vinh 45 nghệ nhân…

3.2.4. Nâng cao tầm quan trọng của văn hóa dân tộc đối với thế hệ trẻ

Hoạt động trao truyền văn hóa cồng chiêng được coi là mục tiêu trọng tâm. Từ năm 2010 đến nay, các lớp truyền dạy cồng chiêng đã được mở ở khắp nơi trong địa bàn Tây Nguyên.

Trong đó có 45 lớp truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ từ 15 - 32 tuổi ở các địa phương có đông đồng bào Mạ, K’Ho, Churu sinh sống với số lượng 30 học viên/lớp và 8 nghệ nhân truyền dạy… Qua lớp học các học viên đều nắm vững những thao tác diễn tấu và những bài bản chiêng cơ bản của dân tộc mình. Họ trở thành những hạt nhân nòng cốt hình thành nên những đội cồng chiêng ở các thôn, buôn, duy trì luyện tập thường xuyên biểu diễn phục vụ các sự kiện, phục vụ nhân dân địa phương.

Thực trạng hiện nay đặt ra giả thiết nên chăng cần có một sự quy hoạch tổng thể mang tầm chiến lược lâu dài, phù hợp để lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng cộng đồng dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó, phục dựng và phát huy công năng kiến trúc nhà dài đối với các dòng họ có điều kiện, nhất là các trung tâm sinh hoạt cộng đồng (nhà văn hóa) và xác định đây là nơi lưu giữ các vật dụng trong đời sống, sản xuất và các sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống để tăng cường công tác giáo dục cho thế hệ trẻ.

Trước cơn lốc của kinh tế thị trường và sự hội nhập, khi thế hệ trẻ đang quay lưng với văn hóa truyền thống, cần tăng

cường công tác sưu tầm, biên soạn, phổ biến văn hóa dân gian mà hiện đang mai một và còn rất ít già làng am hiểu và nhớ.

Với đặc trưng âm nhạc cồng chiêng là sinh khí của làng, buôn Tây Nguyên, vì vậy cần có cơ chế chính sách để truyền bá rộng rãi loại hình âm nhạc này, các điệu yal yau, dân vũ…, nhất là phổ biến trong các trường học. Công tác dạy ngôn ngữ các dân tộc phải được quan tâm. Các cấp học phổ thông nên khuyến khích con em đồng bào dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống.

Cùng với làm tốt công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thấm sâu, rộng vào cuộc sống, cần phát huy vai trò già làng để tăng cường điều hành xã hội bằng các luật tục tích cực, phù hợp và loại bỏ

những luật tục trái pháp luật; đồng thời tiếp thu có chọn lọc văn hóa tiên tiến của các dân tộc anh em.

Tiếp tục ưu tiên đào tạo và sử dụng hợp lý, hiệu quả lực lượng con em đồng bào các dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường trung học, cao đẳng, đại học về công tác và từng bước gánh vác những công việc trọng trách trong các cơ quan Đảng, mặt trận, đoàn thể, cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp ở từng địa phương.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc mạ ở vùng tây nguyên (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w