Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác (Chương XXXIV)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG những vấn đề mới của bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Trang 34 - 37)

Để bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người tham gia tố tụng khác khởi sự xâm hại hoặc đe dọa xâm hại do việc họ tham gia tố tụng, BLTTHS năm 2015 bổ sung một chương mới quy định về: (1) Trách nhiệm bảo vệ; (2) Những người được bảo vệ; (3) Các biện pháp bảo vệ; (4) Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ; (5) Yêu cầu, đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ; (6) Chấm dứt việc bảo vệ; (7) Hồ sơ bảo vệ.

Các biện pháp bảo vệ được quy định trong BLTTHS năm 2015 bao gồm: (1) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ; (2) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ; (3) Giữ bí mật và yêu cầu những người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ; (4) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ; (5) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật; (6) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

PHẦN THỨ TÁM HỢP TÁC QUỐC TẾ 1. Về phạm vi điều chỉnh

Để phù hợp với phạm vi điều chỉnh của BLTTHS và tránh trùng lặp với Luật tương trợ tư pháp, Phần Hợp tác quốc tế chỉ điều chỉnh: (1) Những vấn đề mang tính nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự; (2) Một số thủ tục hợp tác cụ thể trong tố tụng hình sự.

2. Về nội dung điều chỉnh

Trên cơ sở kế thừa quy định về hợp tác quốc tế trong BLTTHS hiện hành, đảm bảo sự tương thích, phù hợp với quy định của Luật tương trợ tư pháp, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tạo cơ sở pháp lý cho thực tiễn thi hành, BLTTHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:

2.1. Quy định phạm vi hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự

Bộ luật TTHS năm 2003 chỉ quy định phạm vi gồm: Tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ.

Bộ luật TTHS năm 2015 bổ sung: tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác.

2.2. Về biện pháp ngăn chặn

Bộ luật TTHS năm 2003: không quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thủ tục dẫn độ.

Bộ luật TTHS năm 2015: Quy định 04 biện pháp ngăn chặn được áp dụng trong quá trình xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ gồm: (1) Bắt tạm giam; (2) Cấm đi khỏi nơi cư trú; (3) Tạm hoãn xuất cảnh; (4) Đặt tiền để bảo đảm. Đồng thời, quy định cụ thể căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn nêu trên.

2.3. Ngoài ra, BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể hơn các vấn đề như: (1) Xác định nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự; (2) Vấn đề áp dụng pháp luật; (3) Cơ quan trung ương trong hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự; (4) Việc tiếp nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án; (5) Việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và ngược lại; (6) Giá trị pháp lý của chứng cứ được thu thập qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự; (7) Trình tự, thủ tục xử lý trường hợp từ chối dẫn độ công dân Việt Nam; (8) Xử lý tài sản do phạm tội mà có, phối hợp điều tra, áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt.

MỘT SỐ NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT

1. Quy định đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong các giai đoạn tố tụng

- Nhằm quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong từng giai đoạn tố tụng, khắc phục những hạn chế của Bộ luật hiện hành, BLTTHS năm 2015 dành 09 điều luật để quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong 04 giai đoạn tố tụng. Cụ thể là:

+ Trong giai đoạn khởi tố: Điều 159. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; Điều 160.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải

quyết nguồn tin về tội phạm; Điều 161. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự.

+ Trong giai đoạn điều tra: Điều 165. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự; Điều 166.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự.

+ Trong giai đoạn truy tố: Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố; Điều 237. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố.

+ Trong giai đoạn xét xử: Điều 266. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử; Điều 267. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử.

- Từ quy định tại 9 điều luật nêu trên, BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cũng như cơ chế bảo đảm Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG những vấn đề mới của bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w