Hình 4.1 Biến động nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm
Nhìn chung nhiệt độ trong hệ thống không có sự biến động nhiều, trung bình là 28,340C, nhiệt độ cao nhất là 29,50C (14 giờ) và thấp nhất là 280C (lúc 8 giờ) chênh lệch trong ngày là 1,50C . Qua đây cho thấy được đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của các loài cá nhiệt đới nói chung và cá Lóc nói riêng. Nhiệt độ này thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn. Hệ thống tuần hoàn tại đây không gây ảnh hưởng đến nhiệt độ.
4.3.2 pH
6.5 7 7.5 8
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Ngày
pH
Hình 4.2 Biến động pH trong suốt quá trình thí nghiệm
Qua hình 4.2 cho thấy pH dao động trong khoảng 7,0 – 7,5. Theo Trương Quốc Phú (2006) thì khoảng pH thích hợp cho nuôi thủy sản từ 6,5 – 9 thấp hơn hoặc cao hơn ngưỡng này đều không có lợi cho đời sống tôm, cá. Qua các lần khảo sát, giá trị pH ổn định và thích hợp cho đời sống thủy sinh vật. pH trung bình là 7,23. Hệ thống lọc có ảnh hưởng đến chỉ tiêu pH nhưng không đáng kể.
4.3.3 Nitrite (NO2)
0 2 4 6 8
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Ngày
mg/L
Bể Lắng Bể Lọc
Hình 4.3 Biến động NO2 trong suốt quá trình thí nghiệm
NO2 sinh ra do quá trình chuyển hóa của Nitrosomonas và phản ứng nitrat hóa.
Theo Boyd (1990) (trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2006) hàm lượng NO2 thích hợp cho nuôi tôm Sú < 4,5ppm, giới hạn NO2 cho các trại giống nước ngọt là
Qua hình 4.3 cho thấy hàm lượng NO2 trong bể lọc và bể lắng biến động trong khoảng (0 – 6). Qua những lần thu mẫu cho thấy hàm lượng NO2 bắt đầu tăng và có xu hướng giảm dần đến khi kết thúc thí nghiệm, có thể do quá trình phản nitrat hóa hoặc Nitrosomonas chưa phát triển trong bể lọc nhưng dần về cuối thí nghiệm nồng độ NO2 bắt đầu giảm có thể do vi khuẩn Nitrosomonas đã phát triển ổn định.
Mặc khác hàm lượng NO2 trong bể lắng cao hơn trong bể lọc qua đó cho thấy vi khuẩn đang hoạt động. Qua kết quả phân tích cho thấy nồng độ NO2 ở bể lọc và bể lắng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0.05)
4.3.4 Nitrate ( NO3)
0 2 4 6 8
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Ngày
mg/L
Bể Lắng Bể Lọc
Hình 4.4 Biến động NO3 trong suốt quá trình thí nghiệm
Hàm lượng NO3 sinh ra do quá trình chuyển hóa của nhóm vi khuẩn Nitrobacter (Trương Quốc Phú, 2006) trong quá trình nitrat hóa. Qua hình 4.4 cho thấy lượng NO3 giảm ở lần thu mẫu đầu tiên và có xu hướng tăng đến khi kết thúc thí nghiệm, có thể do phản ứng nitrat hóa hoặc Nitrobacter chưa phát triển trong bể nhưng dần về cuối thí nghiệm nồng độ NO3 bắt đầu tăng có thể do vi khuẩn Nitrobacter đã phát triển ổn định nên quá trình chuyển hóa NO2 sang NO3 tăng cũng qua hình cho thấy hàm lượng NO3 cao nhất ở bể lọc và thấp nhất ở bể lắng. Kết quả này đã phản ánh vai trò quan trọng của nhóm vi khuẩn Nitrobacter trong việc chuyển hóa NO2 (khí độc) sang NO3 (lợi) một loại muối dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của tảo từ đó có thể làm ổn định nhiệt độ nước trong hệ thống nuôi. Hàm lượng nitrate qua các lần thu mẫu phân tích đều tăng, cho nên, hệ thống lọc sinh học hoạt động ổn định
và có hiệu quả. Qua kết quả phân tích cho thấy nồng độ NO3 ở bể lọc và bể lắng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0.05)
4.3.5 NH4
0 1 2 3 4 5 6
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Ngày
mg/L Bể Lắng
Bể Lọc
Hình 4.5 Biến động NH4 trong suốt quá trình thí nghiệm
Qua hình 4.5 cho thấy NH4 cao nhất ở lần thu mẫu đầu tiên và có xu hướng giảm dần ở những lần thu mẫu tiếp theo. Sự biến động này là do hàm lượng vật chất hữu cơ tích lũy ngày càng nhiều trong bể, mặt khác càng về sau hệ vi khuẩn phân hũy hợp chất hữu cơ càng ổn định nên chúng đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc chuyển hóa đạm tạo ra nhiều NH4, do vậy hàm lượng NH4 ngày càng cao. Qua kết quả phân tích cho thấy nồng độ NH4 ở bể lọc và bể lắng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0.05)