ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH KHAI KHẨN CỦA TỈNH TIỀN GIANG ĐẦU THẾ KỶ XVII (Trang 22 - 27)

III.1. Phong tục, lễ hội:

+ Lễ hội Kỳ yên đình Vĩnh Bình: Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng chạp (âm lịch) hàng năm tại Ðình Vĩnh Bình thuộc thị trấn Vĩnh Bình huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang. Trong lễ hội có đưa linh vị đến miễu Thánh Mẫu Thiên Y A Na rồi đưa về đình Vĩnh Bình, dân làng góp nhiều lễ vật, tổ chức múa rồng, làm lễ tế thần bằng vật sống.

+ Lễ hội Nghinh Ông: Lễ hội diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10 tháng ba (âm lịch) hàng năm tại lăng ông Nam Hải thuộc ấp Lăng xã Vàm Láng, huyện Gò Công Ðông tỉnh Tiền Giang.

+ Lễ hội chiến thắng Ấp Bắc (ngày 2 tháng 1 dương lịch hàng năm): Tại di tích Ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Trận Ấp Bắc là trận đánh lịch sử, bẻ gãy các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của Mỹ vào ngày 2/01/1963.

+ Lễ hội Nam Kỳ khởi nghĩa (ngày 23 tháng 11 dương lịch hàng năm), tại đình Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang: Ngày 23/11/1940, trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đình Long Hưng là trụ sở của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Mỹ Tho, lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên được treo tại đình này.

2. Lễ hội Chiến thắng Áp Bắc.

+ Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Ðịnh (ngày 20 tháng 8 dương lịch hàng năm):

Bình Tây Ðại nguyên soái Trương Ðịnh tuẫn tiết ngày 20/8/1864. Lễ giỗ được tổ chức tại

21

đền thờ Trương Ðịnh (tại thị xã Gò Công), đình Gia Thuận (huyện Gò Công Ðông, tỉnh Tiền Giang) với qui mô lớn, khách nhiều tỉnh hàng năm đều về dự lễ.

+ Lễ giỗ anh hùng dân tộc Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân (rằm tháng tư âm lịch hàng năm): Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân bị giặc Pháp xử chém tại quê nhà (xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang).

+ Lễ giỗ Tứ Kiệt (25 tháng chạp âm lịch hàng năm): Tứ Kiệt là 4 vị anh hùng:

Nguyễn Thanh Long, Trần Công Thận, Trương Văn Rộng, Ngô Tấn Ðước, bị giặc Pháp xử chém ngày 14/2/1871, nhằm ngày 25 tháng chạp năm Canh Ngọ. Lễ giỗ được tổ chức tại Lăng Tứ Kiệt (thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

III.2. Di tích lịch sử - văn hóa - nghệ thuật:

Các di tích lịch sử - văn hóa - nghệ thuật tiêu biểu cấp Quốc gia bao gồm:

+ Mộ Thủ Khoa Huân: Sau khi Thủ Khoa Huân mất, để tỏ lòng tôn kính nhân dân địa phương đã lập đền thờ cách nơi ông bị xử trảm 100m, ngay Trường Tiểu học Mỹ Tịnh An.

+ Chiến Lũy Pháo Đài: Luỹ Pháo Đài thuộc ấp Pháo Đài, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

+ Đình Đồng Thạnh: Đình Đồng Thạnh được thành lập vào cuối thế kỷ XIX, mang đậm bản sắc văn hoá vùng miền và địa phương.

+ Đền thờ Trương Định ở Gia Thuận: Đền thờ thuộc loại hình di tích lịch sử dân tộc, nơi thờ cúng vị anh hùng dân tộc Trương Định - người có công khai phá mở mang vùng đất Gò Công.

+ Đình Điều Hòa: Di tích tọa lạc tại số 101, đường Trịnh Hoài Đức, phường 2, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đình Điều Hòa là một công trình kiến trúc nghệ thuật có quy mô xây dựng lớn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Di tích lịch sử cách mạng "Nơi ghi dấu tội ác" - Địa điểm vụ thảm sát Chợ Giữa Vĩnh Kim: Chợ Giữa xưa nằm ở làng Vĩnh Kim Đông thuộc tổng Thuận Bình-tỉnh Mỹ Tho, nay thuộc ấp Vĩnh Hoà, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Cách thành phố Mỹ Tho 20km về phía Đông, cách quốc lộ 1A 6km về phía Bắc.

+ Lăng mộ và đền thờ Trương Định: Là di tích lịch sử dân tộc, thuộc loại hình di tích lịch sử nơi lưu niệm danh nhân lịch sử nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

22

giữa những năm 1860 của thế kỷ 19. Ngôi mộ được xây dựng ngay khi ông mất năm 1864

+ Lăng Hoàng gia: Lăng Hoàng Gia bao gồm mộ và nhà thờ dòng họ Phạm Đăng là thích lý của triều Nguyễn.

+ Lăng Tứ Kiệt: Lăng Tứ Kiệt là tên gọi mộ và đền thờ của bốn vị anh hùng chống Pháp ở Cai Lậy gồm: Nguyễn Thanh Long; Trần Công Thận (Trần Quang Thận);

Trương Văn Rộng và Ngô Tấn Đước (Đức) đã lãnh đạo nhân dân và nghĩa quân Cai Lậy–

Cái Bè đứng lên chống Pháp xâm lược trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX.

+ Nhà Đốc Phủ Hải: Nhà truyền thống thị xã Gò Công là một công trình kiến trúc phong kiến cuối thế kỷ 19 đầu 20 vùng Gò Công Tiền Giang, ngôi nhà này được khởi công xây dựng từ giữa những năm 1860.

+ Đình Long Trung: Dựa vào tên trên biển cổng và các lá sắc phong thì trước đây Đình được gọi là Mỹ Đông Trung Đình.

+ Chùa Bửu Lâm: Chùa Bửu Lâm là một di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc loại hình kiến trúc tôn giáo được xây dựng gồm 03 phần: tiền đường, chánh điện, hậu tổ.

+ Di tích Chiến thắng Giồng Dứa: Giồng Dứa là một bộ phận của Ba Giồng ở Tiền Giang (cánh én, kỳ lân và qua qua) chạy theo hướng Bắc - Nam.

+ Di tích Chiến thắng Cổ Cò: Địa điểm di tích chiến thắng Cổ Cò nằm trên quốc lộ 1A thuộc xã An Thái Đông, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

+ Bến đò Phú Mỹ: Là di tích lịch sử cách mạng - nơi ghi dấu tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta vào những năm 1945-1947 trong giai đoạn Pháp trở lại xâm lược nước ta.

+ Di tích lịch sử dân tộc Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút: Rạch Gầm - Xoài Mút là nơi đầu tiên trên địa bàn phía Nam của Tổ quốc đã diễn ra một trận thủy chiến chiến lược đánh tan 300 chiến thuyền, 5 vạn quân Xiêm xâm lược và tập đoàn phong kiến bán nước Nguyễn Ánh vào đêm 19 rạng sáng 20 tháng 01 năm 1785.

+ Di tích khảo cổ Gò Thành: Thuộc ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

+ Đình Long Hưng: Tọa lạc tại ấp Long Thạnh, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Mỹ Tho 12 km về hướng Tây.

23

+ Chùa Vĩnh Tràng: Chùa Vĩnh Tràng nằm về hướng Đông Bắc của thành phố Mỹ Tho, ven tỉnh lộ 22, tọa lạc trên địa phận ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

+ Di tích chiến thắng Ấp Bắc: Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nơi diễn ra trận đánh lớn nhất miền Nam kể từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ vào ngày 02 tháng 01 năm 1963, báo hiệu sự sụp đổ của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" mà Mỹ áp dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam1.

Ngoài ra còn có khoảng 80 di tích lịch sử - văn hóa - nghệ thuật tiêu biểu cấp Tỉnh, trong đó có: Di tích Chiến thắng Á Rặt, Chùa Bà Cạn, Phủ thờ Hồ Chủ tịch (huyện Cái Bè); Vịnh Bà Thu, Căn cứ chỉ huy quân sự tỉnh Mỹ Tho, Đình Long Khánh (huyện Cai Lậy); Nhà ông Trần Đình Túy, Di tích Chiến thắng Giồng Dứa, Chùa Sắc Tứ (huyện Châu Thành); ...2

III.3. Ẩm thực:

+ Nấu mẳn: Đây là một trong những món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nó thể hiện rất rõ nét tính hoang dã và hào phóng của vùng đất mới. Không là kho, không là canh, nó nằm giữa hai món đó.

+ Hủ tiếu Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang: Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người "bén mùi" kể từ thập niên sáu mươi nhờ sự hoàn thiện từ khâu chọn hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho như: Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký... cùng các lớp thợ nấu sau này.

+ Bún gỏi già Mỹ Tho - Tiền Giang: Không biết món ăn này xuất xứ từ đâu.

Nhưng tôi chưa thấy trên thành phố này có một nơi nào bán món này cả, cả tên gọi cũng rất khác biệt. Bún gỏi già...

+ Cá bống dừa - Tiền Giang:

Cũng như tôm tép có nhiều loại, cá bống cũng thế. Bao gồm: bống mú, bống vượng, bống cát, bống trứng, bống nhật, bống sao, bống bọt, bống xèo, bống nhảy...

Trong các loại bống đó, tôi đặc biệt nhớ loài cá bống dừa.

1 Trích trang điện tử "Website thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang", tại đường link:

http://www.tiengiang.gov.vn/lietkemuc.asp?cap=4&idcha=1024.

2 Trích trang điện tử "Website thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang", tại đường link:

http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=1025&ID=1046&cap=4.

24 + Mắm còng xứ rẫy Gò Công:

Ở Gò Công Tiền Giang, rẫy là tên gọi chung của những miền đất thấp, ven các kênh rạch, hằng năm thường bị nhiễm mặn trong một thời gian khá dài. Ðiển hình như các xã cặp theo sông Trà là Ðồng Thạnh, Ðồng Sơn, Bình Phú, Thành Công của huyện Gò Công Tây hay Bình Ðông, Bình Xuân cặp theo sông Soài Rạp, Phú Ðông, Phú Tân kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Ðại của huyện Gò Công Ðông.

+ Sam biển Gò Công - Tiền Giang:

Ngoài các loại cá tôm thiên nhiên ưu đãi, ở vùng biển xã Vàm Láng, Tân Thành, huyện Gò Công Ðông (Tiền Giang) có đặc sản khá hiếm: sam biển. Khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch, sam bắt cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày sinh nở.

3. Sam biển Gò Công.

+ Chuối quết dừa - Tiền Giang:

Một món ăn hòan tòan "cây nhà lá vườn" và đậm đà hương vị đồng quê đến nỗi khi lên xe trở về, ai nấy cũng chắc lưỡi hít hà khen ngon quá xá. Đó là món ăn mà ngọai tôi gọi đơn giản là chuối quết dừa1.

1 Trích trang điện tử "Website thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang", tại đường link:

http://www.tiengiang.gov.vn/lietkemuc.asp?cap=4&idcha=1028.

25

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH KHAI KHẨN CỦA TỈNH TIỀN GIANG ĐẦU THẾ KỶ XVII (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)