CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM
2.3 Những tồn tại và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật
Những tranh chấp thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài thường phát sinh chủ yếu là người có quốc tịch hay không có quốc tịch Việt Nam nhưng có gốc Việt Nam đang sinh sống ở ngoài nước. Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là một loại tranh chấp có tính phức tạp cao trong các quan hệ thừa kế khác, nhìn chung việc giải quyết các quan hệ này thường gặp nhiều khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là Tòa án. Mặc dù pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài của nước ta đã được xây dựng và phát triển theo cùng với quá trình phát triển của xã hội trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, những quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung trong Bộ luật dân sự năm 2005 trong đó có quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nói riêng được quy định một cách cụ thể việc chọn luật áp dụng, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì gặp nhiều khó khăn. Để thấy được những khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật, người viết đã xin số liệu thực tế của một số Tòa án đã thụ lý các trường hợp thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, trong đó người viết chỉ đưa ra những thông tin trong những năm gần đây nhất mà chủ yếu từ khi Bộ luật dân sự năm 2005 đã có hiệu lực thi hành. Theo số liệu thống kê mà người viết có được của Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ thì trong những năm 2006 đến năm 2010 Tòa án đã thụ lý một số lượng đáng kể các vụ tranh chấp thừa kế di sản theo pháp luật có yếu tố nước ngoài. Dưới đây là bảng tổng kết số lượng tranh chấp về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài được giải quyết tại tòa án cấp sơ thẩm trong các năm 2006-2010 tại Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ:
Số lượng tranh chấp thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài được giải quyết tại Tòa án cấp sơ thẩm
(2006 - 2010)51 Năm Tổng số vụ Tòa
thụ lý
Số vụ đã giải quyết
Số vụ đình chỉ, tạm
đình chỉ Số vụ đã xét xử
2006 11 8 2 5
51 Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ, số liệu lấy ngày 02/3/2011.
2007 26 16 6 12
2008 14 15 4 10
2009 10 12 3 9
2010 6 9 2 7
Tổng 67 60 17 43
Qua số liệu đã đưa ra, người viết nhận thấy các vụ tranh chấp thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài mỗi năm ở Tòa án thành phố Cần Thơ tương đối thấp, trong đó số vụ tranh chấp cao nhất là năm 2007 với 26 vụ. Tuy nhiên, số vụ được xét xử không nhiều và việc đình chỉ, tạm đình chỉ các vụ tranh chấp lại cao. Trong tổng số vụ tranh chấp 5 năm là 67 vụ, số vụ đã giải quyết 60 chiếm 89,55%; số vụ đình chỉ, tạm đình chỉ 17 chiếm 25,37%; số vụ đã xét xử 43 chiếm 64,18%. Nguyên nhân chủ yếu số vụ đình chỉ, tạm đình chỉ nhiều là do không chịu tập được người thừa kế, không xác định được địa chỉ của người định cư ở nước ngoài...
Vì không có điều kiện để tìm hiểu thêm những vụ tranh chấp thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài ở cấp phúc thẩm nên người viết chỉ đưa ra ở cấp sơ thẩm để phân tích. Do đó, theo người viết sẽ có rất nhiều các vụ tranh chấp thừa kế khác có yếu tố nước ngoài ở những Tòa án mà người viết chưa có điều kiện thực tế để cung cấp thêm số liệu cho bài nghiên cứu của mình.
Cũng qua bảng tổng kết trên và sự tìm hiểu thực tế của người viết, người viết nhận thấy các vụ tranh chấp về thừa kế có yếu tố nước ngoài thường diễn ra giữa các công dân Việt Nam với nhau, trong đó chủ yếu những người định cư nhiều năm ở nước ngoài. Ngoài ra, khi giải quyết những tranh chấp thừa kế đó nhiều trường hợp Tòa án không triệu tập được những người được hưởng thừa kế và người thừa kế đó lại không ủy quyền cho người khác, không xác định được người thừa kế theo pháp luật, di sản thừa kế, người không được hưởng di sản thừa kế... chính nguyên nhân đó làm cho các vụ tranh chấp kéo dài qua nhiều năm, làm ảnh hưởng đến quyền thừa kế của công dân.
Bên cạnh đó, có những trường hợp các vụ tranh chấp thừa kế kháng nghị đi, kháng nghị lại nhiều lần rồi lại trở về quyết định của tòa án cấp sơ thẩm ban đầu.
Qua việc nghiên cứu đề tài, mục đích của người viết là nhằm tìm hiểu những quy định về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài và nhằm góp phần hoàn thiện những quy định về quan hệ thừa kế. Qua quá trình nghiên cứu cũng như những tồn tại từ những quy định của pháp luật, người viết đưa ra những đề xuất mang tính giải pháp
hoàn thiện pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài sau đây:
Đối với người có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, tại Điều 760 Bộ luật dân sự 2005 Việt Nam quy định: “…pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự…”. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì “người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch”. Như vậy, theo câu chữ thì trong trường hợp này pháp luật Việt Nam chỉ quy định đối với người nước ngoài là không có quốc tịch Việt Nam. Ngày nay, pháp luật Việt Nam cho phép công dân mình có hai quốc tịch tuy còn hạn chế nhưng trong tương lai, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, việc cho công dân mình có hai quốc tịch sẽ được pháp luật quy định mở hơn. Nghĩa là công dân Việt Nam có quyền có hai quốc tịch. Do đó, việc quy định người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài ở đây còn hạn chế. Vì trong trường hợp người để lại thừa kế có hai quốc tịch một Việt Nam và một nước ngoài thì pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể sẽ áp dụng luật nước nào để giải quyết. Như vậy, theo người viết có thể thay đổi “người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài” thành “người có hai hay nhiều quốc tịch” thì sẽ phù hợp hơn với quá trình phát triển của đất nước và pháp luật Việt Nam hiện nay.
Đối với việc định danh tài sản, trong quan hệ thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nói riêng việc định danh tài sản là rất quan trọng.
Đó là cơ sở để chỉ dẫn luật của nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ thừa kế phát sinh trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề định danh tài sản thừa kế là động sản hay bất động sản trong pháp luật Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định của nó. Theo cách xác định động sản hay bất động sản hiện nay của pháp luật Việt Nam chủ yếu dựa trên tính chất “gắn liền” với đất đai. Như vậy, hiểu như thế nào đối với tài sản “gắn liền” với đất đai. Đây được xem như một hạn chế của quy định pháp luật Việt Nam và hiện nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn. Do đó, theo người viết cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về trường hợp tài sản gắn liền với đất.
Một tồn tại mà thường xảy ra trong các tranh chấp về thừa kế là việc bản án của Tòa án nước ta có được thừa nhận khi giải quyết mà tài sản đó nằm ở nước ngoài.
Nhìn chung, các nước đều đưa ra điều kiện để thừa nhận bản án nước ngoài, do đó việc chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nên
tính đến việc làm thế nào để bản án của Tòa án có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước ngoài nơi có di sản, nếu không việc đưa ra bản án cũng vô ích. Mặt khác, khi di sản ở nước ngoài, công tác xét xử đôi khi phải dùng đến biện pháp ủy thác tư pháp. Tuy nhiên, việc ủy thác tư pháp cũng gặp nhiều khó khăn, nhìn chung các vụ ủy thác tư pháp thường không đem lại kết quả nhiều, làm kéo dài thời gian xét xử... Riêng đối với những nước mà ta ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp thì việc ủy thác tư pháp tương đối tốt hơn trong việc đôn đốc họ thực hiện. Nhưng thực tế cho thấy hầu hết các thẩm phán chỉ biết danh sách các quốc gia đã có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam chứ nội dung tương trợ tư pháp như thế nào thì không biết nên thường lúng túng khi giải quyết. Do đó, các hiệp định tương trợ tư pháp cần phải được phổ biến cho các cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là tòa án.
Tóm lại, theo người viết để đưa hoạt động ủy thác tư pháp có hiệu quả, Việt Nam cần thúc đẩy công tác đàm phán, ký kết hiệp định song phương, song song đó Việt Nam cần tham gia vào một số công ước đa phương như các công ước Lahay về Tư pháp quốc tế; củng cố các cơ sở pháp lý đối với hoạt động tương trợ tư pháp, quan hệ phối hợp giữa tòa án Việt Nam và tòa án các nước.
Ngoài ra, hiện nay các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng nếu thuộc thẩm quyền của tòa án Việt Nam giải quyết thì chủ yếu do Tòa án cấp tỉnh trở lên giải quyết. Trong khi đó, những vụ tranh chấp về thừa kế đó Tòa án cấp huyện có đủ khả năng để giải quyết nhưng vì phải tuân thủ pháp luật phải chuyển hồ sơ lên Tòa án cấp trên giải quyết. Như đã phân tích ở phần trên cái khó nhất trong những tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài hiện nay là việc ủy thác tư pháp thường không có kết quả. Những khó khăn này là do điều kiện ngoại giao, tương trợ tư pháp chứ không phải từ phía tòa án. Vì thế, việc giao cho tòa cấp huyện hay cấp tỉnh giải quyết không quan trọng bởi nếu nước ngoài có thiện chí hợp tác thì tòa án nào cũng làm xong. Do đó, theo người viết cần phải tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Đây cũng là điều quan trọng vì nó sẽ làm cho thẩm phán của tòa án cấp huyện có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết những vụ có yếu tố nước ngoài.
Thông qua kết quả nghiên cứu, nhận định của người viết và những vướng mắc, những hạn chế trong việc quy định áp dụng pháp luật giải quyết thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, người viết nhận thấy cần phải hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này. Những kiến nghị cũng như giải pháp về
việc hoàn thiện những quy định trong Bộ luật dân sự có thể chưa phù hợp và khó áp dụng khi giải quyết quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nói riêng. Đặc biệt, định danh di sản, ủy thác tư pháp...
được xem là vấn đề rất phức tạp và khó thực hiện. Cho nên việc hoàn thiện những quy định thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là xu hướng phù hợp trong thời điểm hiện nay.
KẾT LUẬN
Quyền thừa kế của công dân là chế định pháp luật mà mỗi quốc gia đều thừa nhận. Trong quá trình phát triển của đất nước cùng với sự giao lưu, hợp tác quốc tế toàn cầu làm cho các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng. Do đó, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về quan hệ thừa kế nói chung và thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng là cơ sở cho quá trình hội nhập quốc tế trong việc bảo vệ quyền thừa kế của công dân nước mình và những người nước ngoài đang làm việc, sinh sống ở Việt Nam. Trong đó, thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là một quan hệ thường phát sinh nhất mà việc giải quyết nó không phải căn cứ vào ý chí của người để lại di sản mà phụ thuộc vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia. Vì vậy, qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài người viết có thể rút ra một số kết luận để khẳng định kết quả đã nghiên cứu:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện các khái niệm về thừa kế, thừa kế theo pháp luật, thừa kế có yếu tố nước ngoài... chứng minh tính đặc thù của thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, phân tích, làm sáng tỏ những quy định về quyền thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam và những quy định pháp luật có liên quan trong pháp luật thừa kế.
Thứ ba, từ lý luận và phân tích những quy định điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài trong thực tiễn, có phát hiện những tồn tại trong việc áp dụng pháp luật và đưa ra các kiến nghị mang tính giải pháp hoàn thiện những quy định đó.
Tóm lại, do mức độ phức tạp trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng nên người viết không đề cập và giải quyết thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, đây cũng là một vấn đề lớn nên cần phải có những công trình cứu khác. Bên cạnh, những quy định của pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài còn hạn chế nên người viết chỉ nghiên cứu trên cơ sở những lý luận cơ bản và bằng những kiến thức đã học được. Qua công trình nghiên cứu này, người viết hy vọng đây cũng có thể xem là một nguồn tài liệu để cho các độc giả tìm hiểu trong quá trình học tập cũng như những nghiên cứu sau này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Hệ thống văn bản pháp luật:
1. Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
2. Bộ luật dân sự 1995.
3. Bộ luật dân sự 2005.
4. Luật Hôn nhân gia và đình năm 2000.
5. Luật Đất đai năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
6. Luật Nhà ở năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
7. Luật Quốc tịch 2008.
8. Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 Quy định chi tiết thi hành các quy định của BLDS về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
* Sách, báo, tạp chí:
1.Ts. Bùi Xuân Nhự (chủ biên): Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2001.
2. Hoàng Thế Liên – Nguyễn Đức Giao: Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam - tập III, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001.
3. Diệp Ngọc Dũng – Cao Nhất Linh: Tập bài giảng Tư pháp quốc tế, Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, năm 2002.
4. Ts. Bùi Xuân Nhự (chủ biên): Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2004.
5. Ts. Phùng Trung Tập: Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2004.
6. Ts. Phùng Trung Tập: Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, năm 2008.
7. Ts. Ngô Văn Đại – PGS.TS Mai Hồng Quỳ: Tư pháp quốc tế Việt Nam: quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2010.
8. PGS.TS Hoàng Thế Liên: Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005, tập III, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2010.
* Trang thông tin điện tử:
1. So sánh diện và hàng thừa kế theo qui định của pháp luật Việt Nam với qui định của một số nước trên thế giới, xem tại Http://my.opera.com/Deloxom/blog/show . dml/1528077 [cập nhật ngày 11/3/2011].
2. Bất động sản, nhà đất, xem tại H ttp://www.veqa.edu.vn/bat-dong-san-nha- dat.html [cập nhật ngày 24/02/2011].
3. Http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/08/01/3469/-3/ [cập nhật ngày 18/02/2011].
4. Danh mục các nước ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam, xem tại Http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/ct_lanhsu/nr040819100726/ns0408271
526
28 #ONUNMFvp1s0F [cập nhật ngày 19/02/2011].