Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN
3.2 GIẢI PHÁP VỀ KHAI THUẾ QUA MẠNG INTERNET
Để duy trì và phát huy kết quả đạt được về cải cách thủ tục hành chính nói chung và trong lĩnh vực thuế nói riêng, trong thời gian tới chúng ta cần hoàn thiện hệ thống thủ tục hành chính hướng tới một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, cụ thể như sau:
Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng ban hành cụ thể các tiêu chuẩn, quy trình, cách thức ứng dụng hệ thống khai thuế qua mạng internet cũng như về thời gian lưu trữ, cơ chế kiểm tra hồ sơ khai thuế qua mạng; việc lưu trữ, bảo quản, sử dụng chứng thư số, tạo khung khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch để người nộp thuế thật sự an tâm và tin tưởng, thực hiện một cách có hiệu quả. Đồng thời cơ quan có thẩm quyền nên chỉ đạo các cơ quan chức năng cấp chữ ký số để tạo thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện dự án này.
Việc triển khai cần được áp dụng đồng bộ từ cơ sở hạ tầng thông tin, quy định pháp luật, yếu tố con người, và sự đồng thuận, hưởng ứng của cả cơ quan nhà nước, người dân lẫn doanh nghiệp. Cơ quan thuế nên tuyển cán bộ, công chức thuế phải có trình độ tin học nhất định từ bằng A tin học trở lên, khi thi công chức thuế nên sơ tuyển lại trình độ tin học chứ cũng không nên chỉ dựa vào bằng cấp mà phải kiểm tra kiến thức thật sự. Mặt khác, còn một số Cục thuế/ Chi cục thuế chưa có đường truyền internet như các cục thuế, chi cục thuế ở vùng núi. Đây là một trong những trở ngại lớn cho dự án được triển khai trên phạm vi toàn quốc.
Vì thế để dự án được mở rộng nên tăng đầu tư trang thiết bị cho tất cả Cục thuế/
Chi cục thuế trên cả nước, đặc biệt các Cục thuế/ Chi cục thuế ở vùng núi, ven biển, ở vùng sâu vùng xa… Có như vậy mới đảm bảo tin học hóa toàn ngành thuế từ cơ sở hạ tầng đến yếu tố con người.
Theo Quyết định số 884/QĐ-TCT, ngày 31 tháng 7 năm 2009, Quyết định về việc ban hành quy trình quản lý đăng ký và nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet của người nộp thuế, thì khi người nộp thuế thực hiện việc nộp hồ sơ thuế theo hình thức này, họ phải đăng nhập vào cổng thông tin của Tổng cục thuế để kê
GVHD: Ts. Lê Thị Nguyệt Châu 60 SVTH: Trần Hồng Riêng khai và gửi hồ sơ thuế, sau đó Hệ thống iHTKK tự động thực hiện trích xuất dữ liệu trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế để chuyển tới các hệ thống thông tin quản lý thuế của các Cục thuế/ Chi cục thuế, hình thức này không an toàn tối đa vì thông qua nhiều đường truyền tải thì sẽ dễ có sự cố. Vì thế, để đạt được kết quả tốt hơn, Nhà nước nên đầu tư trang thiết bị máy tính cũng như đường truyền ở cấp Cục/ Chi cục để người nộp thuế có thể trực tiếp kê khai trên cổng thông tin điện tử của chính cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Như vậy Tổng cục thuế giảm bớt công việc mà tập trung chủ yếu vào khâu giám sát kết quả ở các Cục thuế/ Chi cục thuế.
Như thế việc quản lý thuế sẽ chặt chẽ hơn, chống được thất thu ngân sách nhà nước.
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhận thức để cơ quan nhà nước, nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ đều hiểu, nhận thức đúng về vai trò, lợi ích của các dịch vụ hành chính công điện tử, để có sự chuẩn bị triển khai và áp dụng một cách đồng bộ trong thời gian tới. Và cần tuyên truyền cho người nộp thuế hiểu rõ hơn lợi ích chữ ký số, giao dịch điện tử để họ không còn tâm trạng lo ngại trong quá trình thực hiện. Tổng cục thuế nên đưa một lực lượng vào để hướng dẫn cụ thể cho các Cục/Chi cục thuế về quy trình, nghiệp vụ thực hiện, cũng như tổ chức các lớp tập huấn thường xuyên cho cán bộ thuế. Sở kế hoạch và đầu tư phổ biến lợi ích về hình thức khai thuế qua mạng internet này cho các doanh nghiệp mới thành lập biết, với các doanh nghiệp đã và đang hoạt động thì cũng nên gửi thông báo qua email hoặc phổ biến tại kỳ khai thuế gần nhất để tất cả các doanh nghiệp đều biết.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế từ khâu xử lý thông tin đến quản lý thuế, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để duy trì hoạt động liên tục, tránh hiện tượng quá tải hoặc lỗi mạng, phân quyền rõ ràng hơn trên trang iHTKK nội bộ vì “Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với hiện đại hóa công nghệ quản lý, đặc biệt là công nghệ thông tin; hình thành nền tài chính chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại”30. Từ đó đòi hỏi nên đổi mới các trang thiết bị đã lỗi thời, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các cơ quan thuế
30Đây là một trong những mục tiêu của ngành tài chính vừa được công bố trong Hội thảo và Triển lãm Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính lần thứ 7 (Vietnam ICT in Finance 2010) diễn ra tại Hà Nội.
GVHD: Ts. Lê Thị Nguyệt Châu 61 SVTH: Trần Hồng Riêng để phục vụ quá trình làm việc tốt hơn, và cần tin học hóa trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức thuế để họ có thể hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế một cách tốt nhất. Ngoài ra, các doanh nghiệp khi thực hiện dự án cũng nên chuẩn bị tốt cả về nhân lực lẫn kỹ thuật, có đường truyền ổn định và kế toán phải có trình độ tin học.
Bên cạnh nên lựa chọn thêm đơn vị cung cấp chứng thư số có uy tín để tránh bị quá tải, đảm bảo chất lượng, thời gian, tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí mua thiết bị.
Phần mềm kê khai qua mạng internet cần được cải tiến để doanh nghiệp thực hiện thao tác thật đơn giản, ít lỗi. Đây là việc quan trọng nhất đối với thực hiện iHTKK. Đối với tờ khai trực tuyến cần có cơ chế tải dữ liệu file bên ngoài vào trong trường hợp tờ khai có nhiều dữ liệu. Cần hỗ trợ tất cả các loại tờ khai và báo cáo đều được gửi qua mạng, những mẫu biểu đã hết hiệu lực cần được cảnh báo kịp thời.
Thật vậy, trong việc cải tiến thủ tục hành chính thuế, ứng dụng tin học đã hỗ trợ rất nhiều từ việc xử lý việc nhận trả hồ sơ thuế tại các bộ phận “một cửa”
nhanh chóng hơn. Toàn bộ quá trình nhận – phân công xử lý – xử lý và trả kết quả cho người nộp thuế được quản lý tự động trên hệ thống máy tính đã giúp lãnh đạo cơ quan Thuế kiểm soát được số hồ sơ thuế đang xử lý đúng thời hạn, trễ thời hạn để đôn đốc thực hiện.
GVHD: Ts. Lê Thị Nguyệt Châu 62 SVTH: Trần Hồng Riêng