3.1 Thời gian và địa điểm 3.1.1 Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 1/2/2012 đến 1/6/2012.
3.1.2 Địa điểm
Tại DNTN chăn nuôi Hưng Việt, đường Hùng Vương, khu phố I, phường Long Tâm, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
3.2 Đối tượng khảo sát Heo con sau cai sữa 3.3 Vật liệu thí nghiệm
Cân đồng hồ, cân bàn, nhiệt kế.
Đường Dextrose (monohydrate) mức 5% và 10%.
3.4 Bố trí thí nghiệm 3.4.1 Thú thí nghiệm
Chọn 75 heo con cai sữa 28 ngày tuổi có tình trạng sức khỏe tốt, không bệnh tật, không bị còi cọc, có trọng lượng, giống, lứa đẻ, giới tính tương đối đồng đều, được phân bố ngẫu nhiên vào 3 lô để làm thí nghiệm. Hai lô thí nghiệm(sử dụng đường Dextrose (monohydrate) ở mức 5%, 10%) và một lô đối chứng (không sử dụng đường). Thời gian theo dõi 1 đợt thí nghiệm là 35 ngày, kết thúc thí nghiệm lúc 63 ngày tuổi.
Thức ăn thí nghiệm được trộn theo công thức của từng lô, sau đó được cân vào bao đã được đánh số theo từng lô. Thức ăn được cung cấp liên tục cho heo theo hệ thống máng bán tự động. Lượng thức ăn tiêu thụ của mỗi lô được theo dõi hằng ngày. Sau mỗi đợt thí nghiệm, thức ăn được tổng kết theo từng lô. Cuối cùng tổng
23
lượng thức ăn tiêu thụ trong suốt quá trình thí nghiệm được cộng lại theo từng lô để tính hệ số chuyển hóa thức ăn.
3.4.2. Phân lô thí nghiệm
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần (lần 1: mỗi lô 25 con, lần 2 và 3: mỗi lô 50 con).
Nhiệt độ chuồng nuôi được theo dõi hàng ngày vào các thời điểm 7h, 11h và 17h.
Nhiệt kế được đặt giữa chuồng, cách nền chuồng 1,7 mét.
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm
Lô Lô đối chứng Lô thí nghiệm 1 Lô thí nghiệm 2 Số con / lô 25; 50; 50 25; 50; 50 25; 50; 50
Chế phẩm Không bổ sung Đường Dextrose (monohyrate)
Đường Dextrose (monohyrate)
Lượng chế phẩm 0 5% 10%
Liệu trình 0 Cho ăn từ 42 – 63 ngày tuổi
3.5. Nội dung thí nghiệm
Nội dung 1: đánh giá tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn trên heo con sau cai sữa với việc bổ sung đường Dextrose (monohydrate).
Chỉ tiêu khảo sát:
♦ Nhiệt độ chuồng nuôi thí nghiệm
♦ Trọng lượng bình quân đầu thí nghiệm (lúc 28 ngày tuổi) và cuối thí nghiệm (kg/con)
♦ Tăng trọng bình quân (kg/con) ♦ Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày)
♦ Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày (g/con/ngày) ♦ Hệ số chuyển hóa thức ăn
24
Nội dung 2: Theo dõi tình hình bệnh tiêu chảy và hô hấp trên heo con cai sữa và so sánh hiệu quả kinh tế.
Các chỉ tiêu theo dõi:
♦ Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%)
♦ Tỷ lệ ngày con biểu hiện bệnh hô hấp (%) ♦ Tỷ lệ chết (%)
♦ So sánh hiệu quả kinh tế: chi phí cho 1kg tăng trọng của lô thí nghiệm và lô đối chứng.
3.6. Công thức tính các chỉ tiêu theo dõi 3.6.1 Các chỉ tiêu về tăng trọng
● Tăng trọng bình quân (TTBQ)
TTBQ = (Tổng tăng trọng / Tổng số con nuôi)x100 (kg/con) ● Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ)
TTTĐ = (Tổng tăng trọng / Tổng số ngày con nuôi) x1000 (g/con/ngày) ● Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ( LTATT)
LTATT = (Tổng lượng thức ăn tiêu thụ / Tổng số ngày con nuôi) x1000 (g/con/ngày)
3.6.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA)
HSCHTA = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ / Tổng tăng trọng (kgT.ăn/kgP) 3.6.3 Các chỉ tiêu theo dõi về bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp
● Tỷ lệ con có biểu hiện bệnh tiêu chảy (TLTC)
TLTC = (Số con có biểu hiện tiêu chảy / số con theo dõi) x100 (%) ● Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (TLNCTC)
TLNCTC = (Tổng số ngày con tiêu chảy / Tổng số ngày con nuôi x100 (%) ● Tỷ lệ ngày con có biểu hiện bệnh hô hấp (TLNCHH)
TLNCTC = (Tổng số ngày con biểu hiện bệnh hô hấp / Tổng số ngày con nuôi) x100 (%)
● Tỷ lệ chết (TLC)
TLC = (Tổng số con chết / Tổng số con chọn nuôi) x100 (%)
25 3.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được thu thập và xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, bằng phần mềm thống kê Minitab 16.0 và phần mềm Excel 2003…
Dùng trắc nghiệm χ² để so sánh tỷ lệ.
Dùng trắc nghiệm F để phân tích các chỉ tiêu tăng trọng, được trình bày dưới dạng X ± SD.
26
Chương 4