Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học khác vào bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế lịch sử 6 (Trang 26 - 32)

Bài 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ

2- Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và

- Sử dụng cuốc đá mài nhẵn . Thấy vết gạo cháy , có đồ đựng lớn : Vò, bình

27 GVKL: Phát minh này có ý nghĩa cực kì quan trọng

đối với đời sống con người, lúa gạo là nguồn lương thực chính của người việt Nam chúng ta. Phát minh ra nghề nông, con người cũng chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.

Từ đó con người có thể yên tâm, định cư lâu dài, xây dựng xóm làng, đồng thời là cơ sở để tạo nên sự chuyển biến to lớn về xã hội.

*Tích hợp với môn Địa lí để cho HS thấy rõ nghề nông trồng lúa ra đời ở Đồng bằng, ven các con sông lớn.

28 HS thảo luận xong 1 nhóm trả lời, 1 HS khác nhận

xét

?Những chi tiết ấy có ý nghĩa như thế nào ?

- Việt Nam là quê hương của cây lúa

29

BÀI 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ

Lúa trồng Lúa hoang Lúa nửa hoang

QUÁ TRÌNH THUẦN HÓA GIỐNG LÚA

Nghề nông trồng lúa ra đời .

? Nghề nông trồng lúa ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người ?

*Tích hợp môn địa lí, GV giới thiệu một số địa điểm: Vựa lúa lớn của nước ta: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Thái Bình cũng được biết đến với quê hương của “Chị hai 5 tấn”, hiện nay cùng với Nam

- Nghề nông trồng lúa ra đời, cuộc sống của con người ổn định hơn . -Vùng đồng bằng các con sông lớn trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người

30 Định, Hưng Yên đã trở thành vựa lúa lớn nhất miền

bắc nước ta.

GV: Nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan)

GVGT Hình ảnh: Đồng lúa, xuất khẩu gạo của VN.

HS quan sát hình ảnh.

*Tích hợp môn Ngữ văn.

GVGT: Để nói tới tầm quan trọng của nghề nông trồng lúa và vai trò của hạt

gạo, truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có đoạn viết:

“Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy,

trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”.

(Trích truyền thuyết Bánh Chưng – Bánh Giầy) GVGT: Từ xưa, người Việt ta đã làm ra hạt gạo và biết quý trọng hạt gạo, bời vì hạt

gạo đã nuôi sống con người. Qua đó, thấy được thái độ đề cao lao động, đề cao

nghề nông và đồng thời cũng thể hiện sự tôn kính tổ

31 tiên.

*GV tích hợp với môn Âm nhạc

Âm nhạc là một nguồn suối dồi dào làm giàu thêm đời sống tinh thần cho con người. Chính vì vậy khi kết hợp dạy bài: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế với Âm nhạc, vừa giúp tiết học đỡ căng thẳng hơn, vừa khiến học sinh khắc ghi hình ảnh hạt gạo.

GV có thể hỏi em nào thuộc bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa .Nhiều em HS sẽ thuộc bài thơ này và một HS đọc cho cả lớp nghe.

GVGT: Nhân dân ta vẫn phát huy truyền thống cần cù lao động, các bác nông

dân không quản khó nhọc, một nắng hai sương để làm nên những hạt lúa vàng.

Bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa đã nói lên điều đó.

GV cho HS cả lớp nghe bài hát “Hạt gạo làng ta”(

nhạc sĩ Trần Viết Bình phổ thơ Trần Đăng Khoa).

Khi nghe bài hát, HS sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về sự lao động vất vả của người

lao động làm nên những hạt lúa vàng.

GV tích hợp giáo dục kĩ năng sống.

Kĩ năng sống là khả năng điều chỉnh và lựa chọn thái độ và hành vi đúng

đắn, có khả năng điều chỉnh nhu cầu của bản thân một cách hợp lý và ứng phó

trước những thách thức trong cuộc sống. Ở đây giáo dục cho HS biết nhận xét,

đánh giá sự biết ơn đối với người khác.

32 GV đặt câu hỏi: Qua đó các em có thái độ ntn đối

với những người lao động làm nên những hạt gạo?

HS: Tỏ thái độ biết ơn, yêu quý những người lao động, quý trọng hạt gạo: sử

dụng tiết kiệm, nấu vừa ăn, không lãng phí.

?Cùng với sự phát triển của nghề nông trồng lúa, nghề nào cũng được phát triển theo?

? Em hãy so sánh cuộc sống của con người trước đây và sau khi có nghề nông trồng lúa nước?

? Vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn?

? Công cụ sản xuất thời kì này như thế nào? Có ý nghĩa gì?

*GV tích hợp môn Ngữ văn

GVGT: Hãy nâng niu hạt gạo nhý cha ông xýa đã làm, đã coi đó là vật quý báu nhất của muôn đời, rất linh thiêng và được trân trọng.

Ca dao có nói: Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

-> Đó là lời tâm tình và cũng là lời nhắn nhủ của người làm ra lúa gạo với

người dùng nó.

* GV tiểu kết mục 3

-Chăn nuôi, đánh cá phát triển

-Trước đây cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc vào thiên nhiên. Giờ đây con người có cuộc sống ổn định...

- Ven các sông lớn, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, thức ăn phong phú....

- Công cụ sản xuất ngày càng cải tiến

-> Năng suất lao động tăng, của cải làm ra ngày càng nhiều.

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học khác vào bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế lịch sử 6 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)