Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam (Trang 23 - 31)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.1.1 Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Giá trị sản thuỷ sản tăng bình quân 11%/năm thời kỳ 2006-2011. Sản xuất thủy sản tuy gặp không ít khó khăn trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO và việc áp dụng thuế chống bán phá giá hàng thủy sản của Mỹ. Nhưng đây vẫn là sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Sản lượng thủy sản năm 2010 tăng 37,8% so với năm 2006. Năm 2011, kim ngạch XK thủy sản đã đạt 6,118 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2010 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của xuất khẩu thủy sản nước ta đưa nước ta lên vị trí thứ 6 về xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006-2011, sản lượng thủy sản tăng 11%. Cơ cấu sản lượng thủy sản thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi trồng từ 45,5% năm 2006 lên 52,8% năm 2010.

Bảng 2.1 Tốc độ tăng xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các năm

Năm Sản lượng

(Tỷ USD) Tốc độ tăng từng năm (%) Tốc độ tăng bình quân (%)

2006 3.3 - -

2007 3.75 13.63 11

2008 4.6 22 11

2009 4.37 - 4.3 11

2010 5.03 18.3 11

2011 6.11 21.07 11

2012 (dự kiến)

6.5 6.38 -

*Nguồn: Thuysanvietnam.com*

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2012, tình trạng thiếu nguyên liệu, khó khăn về thị trường, đặc biệt là thị trường EU vẫn tiếp tục chi phối tình hình XK thủy sản của Việt Nam. Do vậy sản lượng xuất khẩu thủy sản được kì vọng là sẽ đạt mức khoảng 6.5 tỷ USD và tốc độ tăng chậm lại và giảm xuống còn khoảng 6% so với 2011.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua các năm

Đơn vị : tỷ USD

*Nguồn: Thuysanvietnam.com*

Nhìn vào biểu đồ sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các năm từ 2006 đến nay, có thể thấy sản lượng tăng qua các năm ngoại trừ năm 2009 giảm xuống so với 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng sản lượng tương đối nhanh trong giai đoạn 2009 đến 2012 dù nền kinh tế vẫn đang trong hệ quả của cuộc khủng hoảng, điều này cho thấy nhiều dấu hiệu đáng mừng khi các doanh nghiệp và hiệp hội sản xuất, nuôi trồng và xúc tiến xuất khẩu đã cố gắng và đủ năng lực để đứng vững trước khủng hoảng.

Từ năm 2006, EU đã lần lượt vượt Mỹ và Nhật Bản thành nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Từ chỗ thị phần nhập khẩu chỉ chiếm 5,7 % tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của VN (năm 2003) đến nay thị phần của EU đã chiếm đến 23,5%, chứng tỏ EU đã có vị trí rất quan trọng trong việc giải quyết đầu ra cho thủy sản Việt Nam. Mặc dù so với nhu cầu thủy sản của EU, giá trị cung cấp của Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng gần 2,8% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của EU. Tuy nhiên năm 2010 vừa qua đã là một năm thắng lợi của thủy sản Việt Nam trên thị trường EU, nhiều chỉ tiêu được cải thiện sau một năm sụt giảm tương đối trước đó- 2009.

Biểu đồ 2.2 Các thị trường chính của thủy sản xuất khẩu Việt Nam

*Nguồn : VASEP*

Có thể thấy rằng các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam vẫn là EU với 23.5%, theo sau là Mỹ với 19.3% và Nhật bản là 17.8%. Chỉ riêng 3 thị trường này thôi đã chiếm thì phần khoảng 60.6% thị trường của toàn nghành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Đây cũng là các thị trường truyền thống đối với mặt hàng thủy sản của nước ta. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào các thị trường này ngày càng tăng, song vì đây là thị trường của các nước phát triển với các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật rất khắt khe, các rào cản kỹ thuật vẫn luôn là vấn đề gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 3/2012 tiếp tục tăng 27,88% so với tháng trước đó, đạt 540,17 triệu USD; đưa tổng kim ngạch cả quí I lên 1,3 tỷ USD, tăng 13,84% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thủy sản chiếm 5,25%

trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước. Theo dự báo XK thủy sản năm nay sẽ đạt 6,5 tỉ USD.

Trong tháng 3, xuất khẩu thủy sản sang phần lớn các thị trường đều tăng trưởng dương so với tháng trước đó, đáng chú ý là tất cả các thị trường lớn đều đạt mức tăng kim ngạch như: xuất sang Hoa Kỳ tăng 38,78%, xuất sang Nhật Bản tăng 38,76%, xuất sang Hàn Quốc tăng 63,66%, xuất sang Trung Quốc tăng 36,22%

Tính chung trong cả quí I/2012 Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất thủy sản của Việt Nam, chiếm 18,72% tổng kim ngạch, với 243,91 triệu USD, tăng 17,36% so cùng kỳ; thứ 2 là thị trường Nhật Bản chiếm 17,02%, đạt 221,68 triệu USD, tăng 30,54%; thứ 3 là Hàn Quốc 109,27 triệu USD, chiếm 8,39%, tăng 23,87%; sau đó là Trung Quốc 48,27 triệu USD, chiếm 3,71%, tăng 13,02% so cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý 1/2012, xuất khẩu cá ngừ tăng 23,1%, nhuyễn thể nói chung tăng 19,4%, cá tra tăng 15,2%... nhưng mặt hàng tôm vốn được xem là chủ lực của thủy sản Việt Nam chỉ tăng nhẹ 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí trong nửa đầu tháng 3/2012 còn giảm 2,4%.

Xuất khẩu tôm tăng quá thấp là do nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU liên tục sụt giảm về giá trị xuất khẩu từ đầu năm cho đến nay. Trong đó, EU có mức sụt giảm lớn nhất, lên tới 21%, Canada giảm 6,1%, Mỹ giảm gần 1%. Do tình trạng khủng hoảng tài chính đã khiến cho sức mua ở nhiều thị trường Âu, Mỹ bị suy giảm, giá bán cũng giảm. Cuối tháng 3, giá tôm thẻ chân trắng ở Mỹ chỉ còn 3,92 đô la/pound, tôm sú là 7,22 đô la/pound, thấp hơn nhiều so với mức 4,4 đô la/pound và 7,4 đô la/pound đầu năm 2011. Bên cạnh đó, sản lượng tôm nuôi ở các nước Trung Mỹ, Ấn Độ, sản lượng tôm khai thác ở Vịnh Mexico tăng cao cũng đã ảnh hưởng tới xuất khẩu tôm Việt Nam sang Bắc Mỹ, EU …

VASEP cho rằng, nhu cầu tiêu thụ tôm tại EU trong năm nay không thật sự khả quan do nền kinh tế của nhiều nước châu Âu còn khó khăn sau khủng hoảng. Tuy nhiên, trong sự sụt giảm đó, Nhật Bản vẫn là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam tính đến nửa đầu tháng 3/2012 khi đạt mức tăng tăng 7,3% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2011, tương đương với 82,637 triệu đô la, chiếm 25,1%

tổng kim ngạch.

Bên cạnh đó, châu Á cũng nổi lên như là một thị trường đầy hứa hẹn cho con tôm Việt Nam, nhờ những yếu tố như nhu cầu tiêu thụ cao, khả năng thanh toán tốt, có lợi thế về vị trí địa lý... Cụ thể, từ đầu năm đến giữa tháng 3/2012 giá trị xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt 38,826 triệu đô la, tăng 11,4%, sang Hàn Quốc đạt 26,111 triệu đô la, tăng 45,4%, sang các nước ASEAN đạt 6,73 triệu đô la, tăng 14,9%... Trong năm nay, nhu cầu tiêu thụ tôm tại nhiều thị trường châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn cao.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến giữa tháng 3/2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 101 triệu đô la Mỹ, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, hai thị trường có mức tăng trưởng nổi bật nhất là Tuynidi và Xuđăng. Thị trường Tuynidi đã có nhiều bất ngờ với tốc độ tăng trưởng lên tới ba con số, hơn 809%. Đối với thị trường Xuđăng, chỉ tính riêng trong tháng 1/2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này đã lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ sang nước này trong cả năm ngoái với tốc độ tăng trưởng lên đến 356,6%. Điều này đã đưa Xuđăng trở thành một trong mười thị trường nhập khẩu nhiều cá ngừ của Việt Nam, trong đó chủ yếu là cá ngừ đóng hộp. Các thị trường chính của cá ngừ Việt Nam như EU, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Israel... cũng đạt mức tăng trưởng khả quan, lần lượt tương ứng là 36,7%, 90,6%, 96,6%, 95,6%.

Giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam từ đầu năm đến giữa tháng 3-2012 đạt 336 triệu USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất, 93,5% tương ứng 14 triệu USD, thị trường Mỹ tăng 47,9% tương ứng 60,6 triệu USD.

Bảng 2.2 Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam quí I/2012

ĐVT: USD

Thị trường T3/2012 3T/2012

%Tăng, giảm T3/2012 so với T2/2012

%Tăng, giảm T3/2012 so với T3/2011

%Tăng, giảm 3T/2012 so với cùng kỳ Tổng cộng 540.169.117 1.302.713.637+27,88 +17,08 +13,84 Hoa Kỳ 108.141.361 243.905.043 +38,78 +29,39 +17,36 Nhật Bản 94.983.874 221.681.208 +38,76 +46,90 +30,54 Hàn Quốc 47.291.933 109.271.676 +63,66 +23,44 +23,87 Trung Quốc 22.073.307 48.272.206 +36,22 +30,51 +13,02

Đức 16.011.278 42.384.362 +9,23 -28,82 -24,98

Australia 14.315.533 36.776.847 +0,46 +43,57 +40,13 Mexico 7.578.413 35.892.914 -50,91 -42,06 +19,66 Tây Ban Nha 13.806.531 33.417.656 +17,39 +6,22 -0,35 Hà Lan 15.517.791 32.982.519 +62,24 -2,60 -2,81 Italia 12.805.658 32.078.511 +17,48 -16,68 -9,84 Canada 11.303.728 30.682.912 +15,64 +0,72 +5,53 Hồng Kông 11.456.811 29.567.371 +4,34 +8,20 +29,38

Pháp 10.907.131 25.952.678 +41,34 +20,77 +10,21 Thái Lan 12.421.225 24.472.791 +111,64 +50,85 +39,01 Đài Loan 10.634.531 23.335.646 +34,01 +19,99 +9,36

Anh 8.811.100 23.179.525 +8,31 -10,50 -7,15

Nga 10.009.752 22.567.267 +80,28 -11,82 -8,76

Bỉ 8.165.181 19.662.405 +33,57 -12,55 -11,48

Singapore 7.070.923 19.286.655 +3,13 +4,88 +5,89

Colômbia 5.567.983 16.309.527 +28,36 * *

Ai Cập 8.244.538 16.290.281 +67,46 +378,10 +142,76

Braxin 3.840.131 16.195.119 -30,04 * *

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

6.131.593 12.548.706 +65,42 +50,66 +30,95

Ả Rập Xê út 5.456.848 12.222.702 +23,36 +19,03 -2,64 Thuỵ Sĩ 5.570.305 11.165.741 +48,78 +45,68 +16,13 Malaysia 4.853.994 11.069.381 +23,21 +8,55 +17,64 Ba Lan 2.632.487 9.734.133 -37,28 -48,90 -32,29 Philippines 4.506.283 8.531.964 +83,00 +30,91 +7,56 Bồ Đào Nha 3.376.338 8.443.691 +28,48 +46,25 +3,54 Ucraina 3.412.285 8.257.459 +2,82 -23,07 +7,34 Đan Mạch 2.698.567 6.581.207 +11,47 -23,65 +7,27 Hy Lạp 2.261.858 6.499.783 +14,53 +78,06 +31,74

Israen 2.121.603 6.187.252 -6,29 * *

Pakistan 1.609.263 4.544.877 +3,72 * *

Ấn Độ 607.049 4.076.922 -70,81 * *

Thuỵ Điển 1.259.529 3.341.245 +26,69 +3,48 -7,07 Campuchia 1.217.432 3.017.291 +11,11 +34,69 +7,67

NewZealand 1.082.288 3.000.078 +37,81 * *

Rumani 573.375 2.777.150 -29,30 * *

Indonesia 654.305 2.528.969 -58,36 -55,65 -37,11

Séc 620.014 2.237.587 -46,02 -38,30 -20,46

Cô Oét 918.763 2.018.360 +15,07 -15,49 +8,82

Thổ Nhĩ Kỳ 594.324 1.017.733 +78,51 * *

I rắc 246.296 938.630 +68,74 * *

Brunei 154.828 453.784 -31,78 -38,32 +16,85

Nguồn: (Vinanet-T.T) Thị trường EU

Từ năm 2006 EU đã lần lượt vượt Mỹ và Nhật Bản trở thành nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU là 364,015 tấn, trị giá 1,181 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng và 9,6% về giá trị so với năm 2009. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang EU là 1,33 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2010. Các thị trường tiêu thụ mặt hàng thủy sản từ Việt Nam là Đức, Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan và Pháp, trong đó Đức và Tây Ban Nha là hai thị trường lớn nhất. Về cơ cấu thủy sản xuất khẩu sang EU, các mặt hàng như cá tra, tôm, nhuyễn thể và cá ngừ là các mặt hàng chính. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, cơ cấu các mặt hàng XK vào EU năm 2011: cá tra 39,5% (-1%), tôm 31% (+20,3%), cá ngừ 5,97%

(+19,2%), mực bạch tuộc 9.28% (+29,6%); nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 3.87% (- 6,89%); hải sản khác: 10.38% (tính theo giá trị).

Thị trường Mỹ

Từ đầu những năm 2000, Mỹ đã trở thành một trong ba thị trường tiêu thụ nhiều nhất thủy sản của Việt Nam, mặc dù có hai vụ kiện “chống bán phá giá”

đối với tôm và phi lê cá tra đông lạnh. Hiện nay, Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam trong đó tôm, cá tra, cá basa vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường này. Năm 2011, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đạt 156,998 tấn, tương đương với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng đáng kế so với cùng kì 2010, nhất là tốc độ tăng giá trị 45,3% (gấp 1.5 lần so với tốc độ tăng khối lượng 30,5%). Như vậy thủy sản xuất khẩu sang Mỹ đã có những cải thiện đáng kể về giá và mức độ chế biến sâu.

Thị trường Nhật Bản

Hiện, lượng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đang tăng trưởng mạnh, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật đạt 1,11 tỷ USD tăng 37% so với năm 2010. Việt Nam là nhà cung cấp tôm đông lạnh hàng đầu, chiếm 21% thị phần, và là nhà cung cấp cá phile đông lạnh lớn thứ 8, chiếm 2,77% thị phần thị trường Nhật Bản. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật có sự chuyển dịch tích cực, thể hiện ở cơ cấu sản phẩm: từ các sản phẩm sơ chế, có giá trị gia tăng thấp, sang các sản phẩm chế biến, có giá trị gia tăng cao hơn. Mặc dù, từ cuối năm 2011 Nhật Bản đã kiểm tra 100%

kháng sinh các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam nhưng 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản vào thị trường này không giảm như những dự đoán ban đầu của doanh nghiệp thủy sản vào thời điểm đầu năm 2012 mà lại có những tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật tăng gần 26%. Đây là kết quả gây bất ngờ với nhiều doanh nghiệp thủy sản.

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với hàng thủy sản xuất khẩu việt nam (Trang 23 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w