Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG VIỆC DẠY HỌC PHÂN SỐ Ở LỚP 4
1.2. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học phân số ở lớp 4
1.2.1. Thực trạng việc dạy và học phân số ở trường Tiểu học
Việc dạy và học phân số ở trường Tiểu học có một số thuận lợi như sau:
- Từ kỳ 2 lớp 2 học sinh đã đƣợc làm quen với phân số ở dạng đơn giản nhất 1
n , với 0 < n ≤ 10, n = 100 và n = 1000. Vì vậy các em đã có những hiểu biết sơ giản về phân số - làm tiền đề quan trọng cho việc học phân số ở lớp 4.
- Nội dung chương trình sách giáo khoa tương đối hợp lý, yêu cầu không quá cao đối với HS.
Khó khăn:
Qua thời gian thực tập tại trường Tiểu học Khai Quang – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc, tôi thấy việc giảng dạy phân số ở trường Tiểu học còn gặp nhiều khó khăn.
Phân số là một chủ đề toán học tương đối khó và trừu tượng đối với HS lớp 4. Ở lớp 1, 2, 3 các em chủ yếu học về số tự nhiên. Lên lớp 4 các em mới bắt đầu làm quen với một loại số mới đó là phân số. Việc tiếp cận phân môn này là tương đối mới mẻ với HS, do đó khi giảng dạy giáo viên cũng không tránh khỏi những sai sót, lúng túng và đặc biệt là chưa có phương pháp phù hợp với việc giảng dạy phân số hiệu quả. Đa phần các giáo viên vẫn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống để truyền đạt kiến thức cho HS một cách máy móc. HS khi học phần này thường ghi nhớ một cách rập khuôn, rất ít HS hiểu bản chất của vấn đề.
Trong quá trình vận dụng quy tắc HS thường mắc một số lỗi cơ bản. Khi rút gọn phân số, HS rút gọn chƣa tối giản. Khi quy đồng mẫu số hai phân số, HS chọn mẫu số chung chƣa nhỏ nhất. HS dễ nhầm lẫn giữa các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số. Hay trong bài toán tìm tổng và tỉ số của hai số, học sinh thường xác định sai tỉ số nên khi vẽ sơ đồ đoạn thẳng chƣa bộc lộ đƣợc bản chất của vấn đề và dẫn đến cách giải sai.
Lượng tiết học của chương trình còn hạn chế.
1.2.2. Tình hình vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học phân số ở trường Tiểu học
Hiện nay, việc vận dụng các phương pháp mới vào dạy học ở trường Tiểu học chưa thực sự hiệu quả, đổi mới phương pháp dạy học chưa được tiến hành với phần đông giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trên lớp. Giáo viên khi dạy học phân số chủ yếu sử dụng các phương pháp pháp truyền thống, nêu ra các khái niệm, đưa ra các phương pháp giải một số loại bài tập đơn giản, sau đó cho các em làm theo mẫu.
Khi dạy học phân số theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề nhiều giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Có những giáo viên đã cố gắng thực hiện dạy học phân số theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề nhưng chưa thực sự hiệu quả, chƣa tích cực hóa hoạt động của học sinh. Đôi khi dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề còn bị nhầm lẫn với phương pháp đàm thoại.
Bên cạnh đó, một số GV chƣa chịu khó khó tìm tòi học hỏi và đầu tƣ thời gian công sức vào việc vận dụng phương pháp mới, đặc biệt là phát hiện và giải quyết vấn đề, giáo viên chƣa chịu khó đầu tƣ xây dựng tình huống gợi vấn đề để gây hứng thú cho học sinh…
Về phía HS, hầu hết các em chưa được tiếp xúc nhiều với phương pháp dạy học mới nên các em vẫn chưa thích nghi với phương pháp dạy này. Các em đã quen với cách học thụ động. Do đó gây khó khăn cho GV khi sử dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học phân số.
Ngoài ra, thời lượng dành cho phần phân số trong chương trình lớp 4 còn ít nên gây ra những khó khăn cho GV khi thiết kế tình huống gợi vấn đề và giảng dạy theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
Kết luận Chương 1
Trong chương 1, khóa luận đã nghiên cứu cơ sở lí luận trình bày một số vấn đề về phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề như khái niệm, đặc điểm của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, quy trình tổ chức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, các mức độ tổ chức và các cách tạo ra tình huống có vấn đề. Qua đó thấy được rằng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học hiện đại, góp phần phát huy tính tích cực của học sinh.
Đồng thời, khóa luận đi tìm hiểu về đặc điểm chương trình phân số lớp 4, đặc điểm tâm lí và đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học, thực trạng dạy và học phân số ở trường tiểu học, nêu ra được những thuận lợi và khó khăn khi dạy phân số, thực tiễn việc vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học phân số ở lớp 4.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ta thấy sự cần thiết và có thể xây dựng phương án dạy học phân số ở lớp 4 bằng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn này, chúng tôi đề ra giải pháp cụ thể ở chương 2.