Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.2. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi Tiểu học
1.1.2.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học a, Tri giác của học sinh Tiểu học
Cảm giác, tri giác là khâu đầu tiên của nhận thức cảm tính, nhƣng cảm giác chỉ đem lại những mặt tương đối rời rạc, chỉ có tri giác mới đạt tới nhận thức của sự vật trực tiếp. Do đó, tri giác quan trọng đối với nhận thức của trẻ.
Đối với trẻ đầu bậc Tiểu học, tri giác còn mang tính đại thể toàn bội, ít đi sâu và chi tiết, tuy nhiên trẻ cũng bắt đầu có khả năng phân tách dấu hiệu, chi tiết nhỏ của một đối tượng nào đó.Tri giác của trẻ thường gắn với hành động và
14
hoạt động thực tiễn.Trẻ phải cầm nắm, sờ mó thì tri giác sẽ tốt hơn.Tri giác và đánh giá không gian, thời gian còn hạn chế.
Như vậy, trong dạy học ở trường Tiểu học, khi hướng dẫn học sinh tri giác đồ dùng dạy học, tri giác tài liệu học tập, giáo viên cần đề ra nhiệm vụ thông qua các câu hỏi và hướng dẫn học sinh biện pháp tri giác để đạt được mục đích của bài dạy.
b. Chú ý của học sinh Tiểu học
Ở đầu tuổi Tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ƣu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,…Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chƣa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
Ở cuối tuổi Tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ƣu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập nhƣ học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài,…Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lƣợng đƣợc khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định. Biết đƣợc điều này, giáo viên nên giao cho học sinh những công việc, bài tập hay tổ chức các hoạt động đòi hỏi sự chú ý và nên giới hạn về mặt thời gian. Điều này tạo sự tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh, giúp các em dễ dàng tiếp thu đƣợc những kiến thức trừu tƣợng, khó hiểu ở lớp 4 và 5.
c.Trí nhớ của học sinh Tiểu học
Ở lứa tuổi Tiểu học, do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất vẫn chiếm ƣu thế nên ở học sinh Tiểu học loại trí nhớ trực quan hình tƣợng vẫn chiếu ƣu thế hơn so với trí nhớ từ ngữ - logic
15
Giai đoạn lớp 1, 2, 3 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ƣu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chƣa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chƣa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chƣa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.
Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ đƣợc tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em.
Xuất phát từ việc nắm vững đặc điểm về trí nhớ này của học sinh cuối bậc Tiểu học mà các tác giả biên soạn chương trình phân môn Luyện từ và câu đã biên soạn một số bài ôn tập, hệ thống lại kiến thức các em đã học từ những khối lớp trước. Biện pháp dạy học tích hợp dọc các kiến thức đang học và đã học trước đòi hỏi học sinh phải huy động trí nhớ rất nhiều nhưng chắc chắn có khả năng thực hiện đƣợc.
d. Tƣ duy của học sinh Tiểu học
Tƣ duy của học sinh Tiểu học là quá trình mà các em hiểu đƣợc, phản ánh đƣợc bản chất của đối tƣợng, của các sự vật, hiện tƣợng đƣợc xem xét nghiên cứu trong quá trình học tập của mình.
Tƣ duy của học sinh Tiểu học đƣợc chia làm hai giai đoạn :
Giai đoạn 1: Tƣ duy cụ thể vẫn tiếp tục hình thành và phát triển, tƣ duy trừu tƣợng bắt đầu hình thành. Tƣ duy cụ thể đƣợc thể hiện rõ nhất ở lớp 1 và lớp 2 nghĩa là học sinh tiếp thu tri thức mới và tiến hành các thao tác với vật thật hoặc các hình ảnh trực quan.
Giai đoạn 2: Tƣ duy từu tƣợng bắt đầu chiếm ƣu thế so với tƣ duy cụ thể, nghĩa là học sinh tiếp thu tri thức của các môn học bằng các tiến hành các thao tác tƣ duy với ngôn ngữ, với các loại kí hiệu quy tắc.
16
Các tác giả biên soạn chương trình SGK Tiếng Việt nắm được đặc điểm về tư duy của học sinh tiểu học nên đã biên soạn chương trình phân môn Luyện từ và câu phù hợp với khả năng tƣ duy của học sinh. Ở lớp 2, 3 SGK chỉ đưa ra những dấu hiệu hướng học sinh chú ý làm quen với khái niệm và thường không nêu thuật ngữ (ví dụ: danh từ, động từ, tính từ, chủ ngữ, vị ngữ), không hướng đến trình bày các nội dung lí thuyết. Lên lớp 4, 5, các thao tác tƣ duy của học sinh nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa ….
phát triển; lúc này, học sinh đƣợc học các bài lí thuyết về từ và câu (Ví dụ:
danh từ, đại từ, quan hệ từ, câu ghép,….).
e. Tưởng tượng của học sinh Tiểu học
Tưởng tượng của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển trong hoạt động học và hoạt động khác. Tưởng tượng của học sinh tiểu học phát triển và ngày càng phong phú hơn song nhìn chung tưởng tượng của các em còn tản mạn ít có tổ chức. Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi hay chƣa bền vững.
Ở các lớp cuối bậc (lớp 4, lớp 5) tưởng tượng của các em gần với hiện thực hơn, các em có khả năng nhào nặn, gọt dũa những hình tƣợng cũ để sáng tạo ra hình tƣợng mới. Có đƣợc điều này là những học sinh lớp 4, 5 đã biết dựa vào ngôn ngữ để xây dựng hình tƣợng mang tính khái quát hóa và trìu tượng hơn. Tưởng tượng của các em đã gắn liền với sự phát triển của tư duy và ngôn ngữ.
Đây là một điều kiện thuận lợi để giúp giáo viên dạy học tích hợp phân môn Luyện từ và câu với các phân môn khác của Tiếng Việt. Từ đó, giúp học sinh có hứng thú với bài học hơn, các em tiếp thu kiến thức mới một cách chủ động, tích cực hơn.
1.1.2.2. Ngôn ngữ của học sinh Tiểu học
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp đặc biệt quan trọng. Hầu hết học sinh Tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện
17
ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tƣợng của trẻ phát triển dễ dàng và đƣợc biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của trẻ. Mặt khác thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá đƣợc sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng nhƣ vậy nên các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện cổ tích, truyện tranh, báo nhi đồng,…. đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể chuyện, đọc thơ, viết báo, viết truyện,…
Tất cả đều có thể giúp trẻ có đƣợc một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng.