Sự cần thiết phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA CÁC LOẠI ĐẤT DƯỚI THẢM THỰC VẬT RỪNG TỰ NHIÊN TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ IALY HUYỆN CHƯPĂH – TỈNH GIA LAI (Trang 55 - 64)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4 Sơ bộ đánh giá hiện trạng sử dụng đất rừng và tình hình quản lý đất đai tại BQLRPH Ia Ly thông qua một số mô hình sử dụng đất tại

4.4.1 Sự cần thiết phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất

Mọi tác động của con người lên tài nguyên đất đai đều thể hiện qua hiện trạng sử dụng đất, là kết quả của quá trình sử dụng đất đai có chọn lọc của con người, vì vậy có thể nói hiện trạng sử dụng đất đai là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động của con người lên tài nguyên đất đai. Trải qua một thời gian dài, các loại hình sử dụng đất đã được con người chấp nhận và sử dụng rộng rãi vì nó đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho người sử dụng đất. Đại đa số người dân tại đây sống chủ yếu lệ thuộc vào rừng, họ sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng cho mục đích kinh tế của họ. Hoạt động của con người góp phần quan trọng trong việc hình thành nên phẩm chất của đất đai tùy thuộc vào tác động có lợi hay có hại, vì vậy, việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai là một việc làm rất cần thiết, nhằm rút ra những ưu khuyết điểm trong quá trình sử dụng đất, làm cơ sở cho công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong tương lai.

Có hai chiều hướng xảy ra trong sử dụng đất :

1. Làm cho tài nguyên đất ngày càng phong phú, đất đai ngày càng phì nhiêu, hiệu quả sản xuất ngày càng cao. Đây là chiều hướng tích cực, trong đó việc duy trì và cải tạo phẩm chất đáp ứng nhu cầu cho việc sử dụng lâu dài là chính. Để có được xu thế đó cần phải sử dụng đất hợp lý , sử dụng đi đôi với bồi dưỡng, cải tạo.

2. Làm cho tài nguyên đất ngày càng cạn kiệt, độ phì của đất ngày càng giảm, cây ngắn ngày, phá rừng làm nương rẫy, chăn nuôi…). Điều này khẳng định rõ hơn nữa hiện trạng sử dụng đất là kết quả tác động của con người.

Tác động của con người lên hiện trạng đất có thể theo hướng có lợi hoặc có hại thông qua các quá trình canh tác sản xuất và sử dụng đất đai.Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải nghiên cứu cách sử dụng đất thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong canh tác.

4.4.2 Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu

Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất năm 2008, BQLRPH Ia Ly có diện tích 22.886.9 ha gồm 22.720,9 ha đất nằm trong lâm phần và 166,0 ha (rừng trồng Thông ba lá ) nằm ngoài lâm phần.

* Trong tổng diện tích: 22.720,9 ha nằm trong lâm phần, bao gồm:

1. Đất do BQL quản lý: 20.366,0 ha, chiếm 89,6 % 2. Đất dự kiến giao cho xã: 2.354,9 ha, chiếm 10,4 % Trong tổng diện tích đất: 20.366,0 ha, bao gồm:

1. Diện tích đất lâm nghiệp: 17.120,7 ha, chiếm 84,0 %

2. Diện tích đất không quy hoạch lâm nghiệp: 3.245,3 ha, chiếm 16,0 % Trong tổng diện tích đất lâm nghiệp: 17.120,7 ha, bao gồm:

1. Diện tích đất có rừng: 11.781,4 ha, chiếm 68,8 % 2. Diện tích đất chưa có rừng: 5.339,3 ha, - 31,2 % Diện tích đất không quy hoạch lâm nghiệp: 3.245,3 ha, bao gồm:

1. Đất chưa có rừng: 257,6 ha, chiếm 7,9 % 2. Đất nông nghiệp: 2.485,9 ha, - 76,3 % 3. Đất khác: 501,8 ha, - 15,8 %

* Trong tổng diện tích: 166,0 ha (rừng trồng Thông ba lá trồng năm 2000) nằm ngoài lâm phần mà Ban đang quản lý đều là rừng trồng sản xuất.

Đánh giá về tình hình sử dụng và tiềm năng đất đai tại khu vực nghiên cứu Kết quả thống kê ở trên cho thấy trong tổng diện tích 22.720,9 ha nằm trong lâm phần thì Ban dự kiến giao trả lại cho xã 2.354,9 ha. Như vậy Ban chỉ còn quản lý 20.366 ha, chiếm 89,6 % quỹ đất hiện tại.

Quỹ đất 20.366 ha trong lâm phần: đất lâm nghiệp 17.120,7 ha chiếm 84 %, đất không quy hoạch lâm nghiệp 3.245,3 ha chiếm 16,0 %.

Diện tích không quy hoạch lâm nghiệp 3.245,3 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp 2.485,9 ha hiện nay các hộ dân đã lập thổ cư và làm nương rẫy. Dự kiến trong thời gian tới ban sẽ tiếp tục đề nghị trao trả lại cho địa phương.

Trong đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 68,8 %, còn lại đất chưa có rừng chiếm 31,2 %.

Nếu so với tổng diện tích tự nhiên hiện tại trong lâm phần của Ban quản lý là 22.720,9 ha thì đất có rừng chiếm 51,8 %.

So sánh với hiện trạng rừng năm 2000 thì độ che phủ của rừng có chiều hướng tăng lên, đây cũng là nỗ lực của Ban quản lý trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng trồng.

Diện tích đất trống trạng thái IA, IB thuộc đối tượng trồng rừng trong ban quản lý là 5.220,2 ha chiếm 23,0 % diện tích tự nhiên. Trong đó trên rừng sản xuất là 3.477,7 ha, trên rừng phòng hộ là 1.742,5 ha. Hầu hết đất được hình thành và phát triển trên nền đá mẹ Mác ma axít và đá Mác ma kiềm trung tính nên đất tương đối tốt thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của các loài cây trồng rừng hiện có.

Trước đây toàn bộ diện tích rừng tại khu vực này là 17.120.7 ha. Nhưng hiện nay đất còn rừng giảm đi rất nhiều, do nạn chặt phá rừng bừa bãi làm đất canh tác, sản

xuất nông nghiệp, lấy gỗ đốt than…. Rừng còn lại chủ yếu là các trạng thái rừng IIIA1 nghèo và một số diện tích đất còn rừng IIIA2, IIIA3 đã qua thời gian phục hồi nên

lượng cây lớn còn ít.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một phần do đời sống của người dân tại khu vực này còn nghèo, thu nhập chủ yếu phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm từ rừng.

Mặt khác do tập quán sống lâu đời của đồng bào dân tộc phụ thuộc chủ yếu vào rừng nhưng ý thức bảo vệ rừng cũng như trình độ dân trí của người dân ở đây còn thấp, họ chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của rừng trong hệ sinh thái tự nhiên

Phương thức canh tác của đồng bào dân tộc ít người (dân tộc Gia Rai), bộ phận người Kinh dân bản địa, và một số bộ phận dân kinh tế mới, đa số từ Bắc chuyển vào là đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực ngắn ngày và dài ngày… và từ đó đã đẩy nhanh các hoạt động khai thác rừng bừa bãi, vừa làm giảm diện tích đất rừng, vừa làm ảnh hưởng xấu đến thành phần của đất. Bởi vì, trong giai đoạn đầu của việc phá rừng sẽ làm gia tăng lớp thảm mục, hàm lượng và độ phì cho đất. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm đất xấu đi vì lúc này đất không có rừng che phủ, dưới tác động của mưa gió và ảnh hưởng của độ dốc chẳng bao lâu đất sẽ bị xói mòn và dần dần trở nên thoái hoá. Bên cạnh đó, nếu đất rừng không được che phủ trong một thời gian dài, chịu ảnh hưởng của ánh sáng làm cho đất mất đi độ ẩm và trở nên khô cứng

mầm và tái sinh rừng mới, làm mất đi môi trường sống thuận lợi của các loại động vật thân mềm như giun đất, các vi sinh vật, nấm … là những nhân tố có vai trò quan trọng cực kỳ trong quá trình hình thành đất và cải tạo đất. Bên cạnh đó trình độ canh tác nông nghiệp của công đồng dân cư tại khu vực này còn thấp. Đối với đồng bào dân tộc ít người tại chỗ (Gia Rai, Ba Na …), họ chỉ biết canh tác lúa rẫy và khoai mì, Nhưng do trình độ còn thấp nên sản phẩm thu được rất ít. Vì vậy, cuộc sống của họ còn phụ thuộc chủ yếu vào sản phẩm rừng. Còn đối với các hộ di dân từ Bắc vào, họ đã biết sử dụng đất đai để canh tác cây công nghiêp ngắn ngày và dài ngày như điều, tiêu, cà phê

… nhưng hiệu quả canh tác vẫn chưa cao. Chính thành phần này đã góp phần không nhỏ vào việc làm giảm diện tích rừng và đất rừng cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy cần phải có biện pháp quản lý, đánh giá và sử dụng nguồn tài nguyên đất ngày càng có hiệu quả và bền vững hơn.

4.4.3 Phân tích một số mô hình sử dụng đất tại khu vực khảo sát 4.4.3.1 Mô hình 1

Rừng + Nương + Vườn + Mặt nước (R) + (N ) + (V) + (Mn)

Địa điểm: ở phía Bắc BQLRPH Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai thuộc diện tích đất rừng và rừng nhận khoán QLBVR của Ban. Với tổng diện tích nhận khoán (đất chưa có rừng) là 5 ha do ông Nguyễn Văn Thức là người đứng nhận (người Kinh phía Bắc di cư vào làm kinh tế mới thuộc địa bàn quản lý của BQLRPH Ia Ly). Hộ có 6 nhân khẩu (bốn lao động và hai nhân khẩu còn đi học).

Mô tả: mô hình này nằm gọn bên sườn đồi kéo dài từ đỉnh đến chân.

- Phần đỉnh đồi được trồng bạch đàn (3 ha), hiện là rừng bạch đàn tái sinh chồi được giữ lại để bảo vệ nương vườn, nhà cửa phía dưới, điều tiết nước, kết hợp thu củi gỗ... ngăn chặn xói mòn, bảo vệ đất.

- Phần sườn trên sát đỉnh đồi được phát đốt làm nương trồng tiêu, cà phê

- Phần sườn dưới, ít dốc và thấp hơn dành để làm vườn và nhà ở. Vườn trồng rau mướp, bắp cải, bắp..., hoa cúc.

- Phần chân đồi thấp, trũng đắp bờ giữ được nước được dùng làm nơi nuôi thủy sản và giữ nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, hoa màu nhất là vào mùa khô.

Hình 4.7: Kết cấu mô hình Rừng + Nương + Vườn + Mặt nước theo lát cắt dọc Lợi ích: với 5 ha đất ông Thức nhận khoán của BQLRPH đã được bố trí tỉ lệ sử dụng đất: 3 ha rừng + 1 ha nương + 0.5 ha vườn + 0.5 ha mặt nước (nuôi trồng thủy sản và giữ nguồn nước).

+ Rừng trồng sau 5 – 7 năm thu được 500 – 700 m3 gỗ bán làm nguyên liệu giấy...trị giá 25 – 30 triệu đồng. Tuy không thu được lợi ngay nhưng các năm đầu có sản phẩm trồng xen, cành lá và cây tỉa thưa để bán và đun nấu.

+ Nương: trồng 300 trụ tiêu và 500 cây cà phê. Trong 2, 3 năm đầu nương cũng chưa cho thu nhập nhưng cũng cho sản phẩm nông sản trồng xen như bắp, đậu, bí đỏ....Hiện tại hàng năm nương đã cho thu nhập rất cao ( tính theo thu nhập vụ tiêu đầu năm 2009 thì 300 trụ tiêu cho thu nhập khoảng 20 - 30 triệu/năm và tính theo thu nhập vụ cuối năm 2008 thì 500 cây cà phê cho thu nhập khoảng 30 – 40 triệu/năm) do tiêu, cà phê đang là những mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị.

+ Vườn: ngoài cung cấp thực phẩm hàng ngày còn có nông sản bán được đạt giá trị 1 – 2 triệu đồng/ năm để mua các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống.

+ Mặt nước: cung cấp thực phẩm hàng ngày cho gia đình và sản phẩm bán lấy tiền mặt, bình quân thu được 2 – 3 triệu/ năm.

Như vậy là đất đai tuy không tốt lắm nhưng đã được ông Thức sử dụng hợp lý và tổng hợp, biết áp dụng những biện pháp canh tác đất dốc nhờ biết tận dung lao động và thời gian là tiềm năng sẵn có của gia đình mà đất đai được cải thiện, duy trì được độ màu mỡ để canh tác được lâu dài hơn. Đồng thời đời sống của gia đình cũng được nâng cao.

Hình 4.8: Một số hình ảnh trong mô hình Rừng + Nương + Vườn + Mặt nước

4.4.3.2 Mô hình 2

Rừng + Rẫy luân canh + Bãi chăn thả + Vườn + Ruộng (R) + (Râ) + (Bcn) + (V) + (Ru)

Địa điểm: Vùng định canh định cư huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai thuộc diện tích đất rừng và rừng nhận khoán của BQLRPH Ia Ly.

Đặc điểm: Núi đồi cao trung bình, dốc xen thung lũng hẹp, đất còn tốt.

Còn rừng tự nhiên để sản xuất gỗ lớn và lâm sản khác do Ban quản lý nhưng rừng cũng bị suy thoái do khai thác quá mức.

Nơi sinh sống chính của người Gia Rai trước đây dựa vào thu hái lâm sản và làm rẫy.

Mô tả: Mô hình này có quy mô 12 ha do hộ ông Rơ Châm Tho quản lý nằm gọn trong một cụm gồm có 2 quả đồi.

- Rừng phân bố cả ở đỉnh và sườn, có nơi xuống tận ven khe suối rộng 4 – 5 ha, được Ban giao khoán bảo vệ.

- Rừng - rẫy luân canh có diện tích 4 ha (trồng rừng bời lời 3 ha còn 1 ha làm rẫy rồi bỏ hóa sau 4 – 5 năm quay lại làm rẫy).

- Bãi chăn thả ở sườn dốc mạnh do làm rẫy đồng thời chặt rừng quá mức, đất bị thoái hóa mạnh nên chỉ có trảng cỏ rộng 1 ha được sử dụng nuôi thả trâu bò.

- Vườn ở nơi đất bằng tốt, gần chân đồi dược khai phá để làm nhà trồng bơ, điều, cà phê, bờ lời, rộng 1 ha.

- Ruộng nằm ở thung lũng hẹp được đắp bờ giữ nước cấy lúa trong mùa mưa, rộng khoảng gần 0,5 ha.

Hình 4.9: Sơ đồ mô hìnhRừng + Rẫy luân canh + Bãi chăn thả + Vườn + Ruộng theo lát cắt dọc từ 2 đỉnh núi qua sườn về thung lũng ở giữa

Lợi ích:

- Rừng được nhận khoán bảo vệ từ 4 – 5 ha thu được 400 – 500 trăm nghìn đồng/năm chưa kể được tận dụng một số củi và lâm sản.

- Rẫy và ruộng hàng năm thu được 3 – 4 tấn lương thực chưa kể 10 – 15 m3 gỗ củi thu được do phát dốt rừng làm rẫy

- Ngoài ra bãi chăn thả và vườn thu được 5 – 7 triệu đồng/năm để chi dùng vào việc khác. Nhờ vậy mà đời sống được đảm bảo, rừng được bảo vệ, hạn chế được việc phá rùng làm nương rẫy, duy trì được môi trường sống.

Hình 4.10: Một số hình ảnh trong mô hình Rừng + Rẫy luân canh + Bãi chăn thả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA CÁC LOẠI ĐẤT DƯỚI THẢM THỰC VẬT RỪNG TỰ NHIÊN TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ IALY HUYỆN CHƯPĂH – TỈNH GIA LAI (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)