Nhu cầu oxy hóa học ( COD )

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG ĐỒNG NAI ĐOẠN QUA CẦU ĐỒNG NAI (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

IV.2. Kết quả phân tích và đánh giá

IV.2.2. Kết quả phân tích

IV.2.2.3. Nhu cầu oxy hóa học ( COD )

Nhu cầu oxy hóa học (COD) là một trong những chỉ tiêu đặc trưng dùng để kiểm tra ô nhiễm của nguồn nước thải và nước mặt, đặt biệt lầ các công trình xử lý nước thải.

COD được định nghĩa là lượng Oxy cần thiết cho quá tình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và nước. Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa, được xác định khi sử dụng một tác nhân oxy hóa hóa học mạnh trong môi trường axit. Chỉ số COD biểu thị cả lượng các chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng vi sinh vật, do đó nó có giá trị cao hơn BOD. Phép phân tích COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh ( khoảng 3 giờ), nên khắc phục nhược điểm của BOD, nên Thí nghiệm đo COD được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường.

b. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản:

Lấy mẫu theo APHA 2130.B- Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

c. Phương pháp đo:

 Nguyên tắc

Hầu hết các hợp chất hữu cơ đều bị phân hủy khi đun sôi trong hỗn hợp cromic và acid sulfuric

CnHaOb + cCr2O72- + 8cH+ → nCO2 + (a/2 + 4c)H2O + 2cCr23+

Với

Lượng Cr2O72- biết trước sẽ giảm tương ứng với lượng chất hữu cơ có trong mẫu. Lượng Cr2O72- dư sẽ được định phân bằng dung dịch FAS (Ferrous Ammonium Sulfate – Fe(NH4)2(SO4)2) và lượng chất hữu cơ bị oxy hóa sẽ tính ra bằng lượng oxy tương đương qua Cr2O72- bị khử. Lượng oxy tương đương này chính là COD.

 Các yếu tố ảnh hưởng

Các hợp chất béo mạch thẳng, hydrocacbon nhân thơm và pyridine không bị oxy hóa, mặc dù phương pháp này hầu như oxy hóa hoàn toàn hơn so với phương pháp dùng KMnO4. Các hợp chất béo mạch thẳng bị oxy hóa dễ dàng hơn khi thêm Ag2SO4 vào làm chất xúc tác, nhưng bạc dễ phản ứng với các ion họ halogen tạo kết tủa và chất này cũng có thể bị oxy hóa một phần.

Khi có kết tủa halogen, có thể dùng HgSO4 để tạo phức tan với halogen trước khi đun hoàn lưu. Mặc dù, 1g HgSO4 cần cho 50ml mẫu, nhưng có thể dùng ít hơn khi hàm lượng chloride < 2.000 mg/l (miễn là duy trì tỷ lệ HgSO4 : Cl- = 10 : 1).

Nitrite cũng gây ảnh hưởng đến việc xác định COD, nhưng không đáng kể có thể bỏ qua.

 Dụng cụ và thiết bị Ống pipet 25ml

Ống đong 100ml Buret 25ml

Ống nghiệm có nút vặn Bình tam giác 250ml

Tủ sấy có điều chỉnh nhiệt độ (1500C)

 Hóa chất

Dung dịch chuẩn K2Cr2O7 0,0167M: Hòa tan 4,913g K2Cr2O7 (đã sấy ở 1050C trong 2 giờ) trong 500 ml nước cất, thêm vào 167ml H2SO4 đậm đặc và 33,3g HgSO4 khuấy tan, để nguội đến nhiệt độ phòng, định mức thành 1000ml.

Dung dịch chuẩn K2Cr2O7 0,0417M: Hòa tan 12,259 g K2Cr2O7 (đã sấy khô ở 1050C trong 2 giờ) trong nước cất và định mức thành 1000ml.

Acid sunfuric reagent: Cân 5,5g Ag2SO4 trong 1 kg H2SO4 đậm đặc (d = 1,84), để 1 – 2 ngày để hòa tan hoàn toàn.

Chỉ thị màu Ferroin: Hòa tan 1,485g 1,10 – phenanthroline monohydrate và 0,695g FeSO4.7H2O trong nước cất định mức thành 100ml (khi hai chất này trộn lẫn với nhau thì dung dịch chỉ thị sẽ tan hoàn toàn và có màu đỏ).

Dung dịch FAS (Fe[SO4].[NH4]2[SO4].6H2O) 0,1M: Hòa tan 39,2g Fe(NH4)2(SO4)2. 6H2O trong 500ml nước cất, cẩn thận cho thêm 20ml H2SO4 đậm đặc, để nguội, định mức thành 1.000ml.

Chuẩn độ lại nồng độ FAS mỗi ngày với K2Cr2O7 0,0167M: Vì mẫu là nước sông nên ta chọn thể tích mẫu (dùng nước cất thay cho mẫu) và hóa chất sử dụng như sau:

Bảng 6: Dung cụ thí nghiệm xác định COD

Cỡ ống V mẫu (ml)

DD K2Cr2O7

0,0167M (ml)

H2SO4

reagent (ml)

Tổng V (ml) 16 x 100

mm 2,5 1,5 3,5 7,5

Để nguội ống đến nhiệt độ phòng và thêm 0,05 – 0,10ml (1 – 2 giọt) chỉ thị ferroin và chuẩn độ với FAS. Điểm kết thúc phản ứng chuẩn độ, dung dịch chuyển từ màu xanh lá cây sang màu nâu đỏ.

 Thực hiện

Rửa sạch ống nghiệm có nút vặn kín với H2SO4 20% trước khi sử dụng.

Chuẩn bị 5 mẫu (1 mẫu trắng không đun, 1 mẫu đun và 3 mẫu nước thải). Thể tích mẫu và thể tích hóa chất tương ứng như bảng trên.

Cho mỗi mẫu vào ống nghiệm, thêm dung dịch K2Cr2O7 0,0167M.

Thêm H2SO4 reagent từ từ dọc theo thành của ống nghiệm.

Đậy nút vặn, lắc kỹ nhiều lần.

Đặt ống nghiệm vào giá inox và cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 150oC trong vòng 2 giờ.

Hình15: Mẫu trước khi đun.

Để nguội đến nhiệt độ phòng, đổ dung dịch trong ống nghiệm vào bình tam giác 100ml.

Thêm 1-2 giọt chỉ thị ferroin.

Định phân bằng FAS 0,01M. Khi mẫu chuyển từ màu xanh lá cây sang màu nâu đỏ thì dừng.

Hình16: Mẫu trước khi chưa định phân (màu vàng xanh).

Hình 17: Định phân bằng FAS.

Hình 18: Mẫu sau khi định phân (màu nâu đỏ).

Làm tương tự với 4 mẫu còn lại.

d. Tính toán:

Trong đó:

Vđ: thể tích FAS chuẩn độ mẫu nước cất có đun, ml.

Vm: thể tích FAS chuẩn độ mẫu có đun, ml.

Cn: nồng độ đương lượng của FAS.

Vmẫu: thể tích dung dịch mẫu, ml.

e. Kết quả:

Bảng 7: Kết quả phân tích các mẫu để xác định COD

Mẫu Thể

tích FAS Giá trị COD

Tại cầu Đồng Nai 1.2 60mg/l

Tại cầu Đồng Tròn 1.25 47.5mg/l

Tại Trạm Hóa An 1.2 60mg/l

Mẫu trắng đun 1.35 23mg/l

Mẫu trắng không

đun 1.45 0mg/l

f. Đánh giá:

Dựa vào bảng 1, giá trị COD của 3 mẫu tại cầu Đồng Nai 60mg/l, cầu Đồng Tròn

47.5mg/l và trạm Hóa An 60mg/l đều không đạt tiêu chuẩn do lớn hơn cả giá trị giới hạn B2

= 50 mg/l.

Giá trị COD của mẫu trắng đun = 23mg/l nhỏ hơn giới hạn B1 = 30mg/l Dùng được cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG ĐỒNG NAI ĐOẠN QUA CẦU ĐỒNG NAI (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w