Chương 4: MỘT VÀI BÀN LUẬN TỪ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA
4.2. Du lịch - động lực cho sự biến đổi và phát triển của lễ hội Bà Chúa Xứ
Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, lễ hội không còn dừng lại với vai trò truyền thống như trước mà nó đã từng bước gắn với nhu cầu đi du lịch và trở thành nguồn “tài nguyên vô giá” cho sự phát triển của du lịch. Tại các nước có nền kinh tế phát triển, hàng năm có hơn một nửa dân số đi du lịch. Các điểm đến phổ biến hiện nay là những nơi có giá trị về mặt tài nguyên du lịch nhân văn. Du khách thường tìm về nhưng nơi có sự khác biệt và đa dạng văn hóa mà đền - chùa - đình - miếu với những lễ hội đặc trưng là một trong những điểm đến hấp dẫn, gây ấn tượng. Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam và Lễ hội Vía Bà là sự lựa chọn của nhiều du khách trong và ngoài nước hiện nay.
Bảng 4.1: Số lượng khách tại một số điểm du lịch trong tỉnh An Giang Đơn vị tính: ngàn lượt Khu, điểm
du lịch 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Núi Sam 2.620 3.019 3.485 3.673 3.680 4.103 4.171 4.281 4.577 Núi Cấm 816 1.070 1.063 1.171 916 710 704 1.413 1.200
Núi Sập 356 303 170 160 237 232 140 113 90
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
145 114 75 50 90 60 50 52 60
Nguồn: Báo cáo hoạt động du lịch tỉnh An Giang qua các năm (Sở VHTTDL tỉnh An Giang)
Từ bảng số liệu cho thấy Núi Sam với tư cách là trung tâm của tín ngưỡng Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ luôn chiếm vị trí đầu bảng về lượt khách viếng thăm và gấp 2-5 lần KDL Núi Cấm (đang xếp hàng thứ 2). Điều này đã chứng minh cho sức hấp dẫn của KDL Núi Sam đối với các khu/điểm khác trong tỉnh. Theo ước tính của BQT lăng miếu Núi Sam, hàng năm có khoảng 4 triệu lượt khách thập phương đến thăm viếng và cầu khấn ở miếu Bà. Con số này gấp gần 25 lần dân số của thành phố Châu Đốc và luôn tăng qua các năm.
Một thực tế khác về sự hấp dẫn của du lịch vùng Núi Sam nói riêng, An Giang nói chung được chứng minh sau quá trình thống kê lượt khách ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ qua các năm. Lâu nay, nhiều người nhầm tưởng rằng Kiên Giang với đặc khu Phú Quốc và hệ thống hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ là địa phương đón nhiều lượt khách du lịch đứng đầu trên bảng thống kê. Bởi Phú Quốc quá nổi tiếng là thiên đường nghỉ dưỡng với biển xanh cát trắng nắng vàng. Tuy nhiên, mấy ai biết rằng loại hình du lịch nghỉ dưỡng ở Phú Quốc - Kiên Giang lại chỉ đứng vị trí thứ hai sau du lịch tâm linh đang phát triển rầm rộ ở Châu Đốc - An Giang.
Bảng 4.2: Hiện trạng khách du lịch đến các tỉnh Tây Nam Bộ Đơn vị: lượt khách
2008 2009 2010 2011 2012 2013
An Giang 4.406.035 4.941.101 5.271.758 5.549.087 5.348.851 5.726.000 Bến Tre 41.524 89.430 54.111 61.000 69.300 800.400 Bạc Liêu 280.000 350.000 423.000 530.400 635.000 760.000 Cà Mau 670.514 705.500 760.000 780.000 803.160 850.500 Đồng Tháp 961.437 1.130.000 1.236.872 1.313.834 1.460.281 1.726.176 Hậu Giang 72.657 115.000 118.200 120.342 121.565 133.180 Kiên Giang 2.415.462 2.583.245 2.980.941 3.422.187 3.559.089 3.587.994 Sóc Trăng 587.700 597.105 897.542 908.032 954.753 924.217 Long An 199.500 240.072 287.870 370.123 468.328 1.154.735 Tiền Giang 795.779 866.401 960.991 1.058.650 1.169.285 1.307.635 Trà Vinh 190.000 230.000 235.000 248.000 270.000 298.000 Vĩnh Long 570.000 630.000 665.000 830.000 900.000 940.000 Cần Thơ 817.250 723.528 880.252 972.450 1.174.823 1.221.625 Tổng 12.007.858 13.159.858 14.771.447 16.164.105 16.934.435 19.460.462
Nguồn [90, tr.254]
Dưới góc độ so sánh lượng khách du lịch của vùng ĐBSCL (bao gồm 13 tỉnh, thành) là 20 triệu lượt, trong đó lượng khách du lịch của An Giang là 6 triệu lượt, chiếm trên 33% lượng khách của cả vùng và luôn dẫn đầu số lượt khách du lịch qua các năm. Như vậy có thể thấy, An Giang là địa bàn du lịch trọng điểm của vùng ĐBSCL chứ không phải là địa phương nào khác. Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu thì được biết 60% lượt khách đến An Giang là hành hương về miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam - Châu Đốc. Điều đó cho phép khẳng định rằng, du lịch tâm linh mà chủ yếu là hành hương về miếu Bà Châu Đốc là thế mạnh, là tiềm năng rất lớn của tỉnh An Giang.
Vượt ra tầm khảo sát khu vực, An Giang với vùng thánh địa Núi Sam mà trung tâm là miếu Bà Chúa Xứ và loại hình du lịch thế mạnh là du lịch tâm linh lại một lần nữa khẳng định sự hấp dẫn nổi trội khi tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng về lượt khách viếng thăm so với các địa phương khác trên toàn quốc.
Bảng 4.3: Số lượng khách tại một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu Đơn vị tính: triệu lượt
Địa điểm 2008 2009 2010 2011 2012
Tăng trung bình
(%) Miếu Bà Chúa Xứ 2,62 3,02 3,48 3,67 3,68 10.5
Chùa Bái Đính 1,10 1,02 1,72 1,98 2,13 27.8
Yên Tử 1,80 2,10 2,11 2,21 2,23 19.8
Núi Bà Đen 1,80 1,86 2,02 2,15 2,19 6.0
Chùa Hương 1,26 1,36 1,40 1,48 1,47 6.4
Nguồn [7, tr.73-74]
Trong phạm vi cả nước, lượt khách viếng Bà vẫn luôn chiếm cao nhất so với các trung tâm tín ngưỡng - tôn giáo khác và con số này có xu hướng tăng qua các năm. Điều này đã chứng minh một cách thuyết phục trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu - Miếu Bà Chúa Xứ và lễ hội Vía Bà thật sự chiếm vị trí quan trọng trên con đường
hành hương hàng năm của người dân. Thực tế này là niềm vui mừng, phấn khởi của chính quyền và cộng đồng cư dân địa phương khi mà lễ hội Vía Bà đã thật sự trở thành một tài nguyên vô cùng quý giá không chỉ trong đời sống tâm linh của người dân mà còn cả trong phát triển kinh tế xã hội địa phương thông qua phát triển du lịch.
Qua phân tích, đánh giá thị trường khách đến Núi Sam cho thấy một vài đặc điểm.
Một là: Dòng khách đến Núi Sam tăng trưởng ổn định với tốc độ khá cao so với tốc độ trung bình của cả nước và của các KDL có cùng tính chất hoạt động như chùa Bái Đính (Ninh Bình), Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Hương (Hà Nội)...
Hai là: Khách đến Núi Sam chủ yếu là khách nội địa, đến từ mọi miền đất nước, trong đó đông nhất là khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 3, tr.154).
Trong những năm gần đây, khách quốc tế đến Núi Sam ngày một đông và tăng trưởng đều tuy nhiên vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng vốn có của địa phương.
Ba là: Khách đến Núi Sam chủ yếu với mục đích du lịch tâm linh và tham quan lễ hội. Theo số liệu tổng hợp, gần 70% khách du lịch đến Núi Sam vào các dịp lễ hội. Du khách đến Núi Sam chủ yếu là viếng Miếu Bà Chúa Xứ.
Chính từ những con số ấn tượng nêu trên, Đảng bộ và chính quyền An Giang đã xác định phát triển du lịch dựa trên tài nguyên hấp dẫn đặc trưng của địa phương là lễ hội Bà Chúa Xứ và KDL Núi Sam. Từ đó, trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh đã xác định: phát triển du lịch An Giang theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm [94, tr. 62]. Trong đó, Châu Đốc cùng với KDL Núi Sam được định vị là một trong bốn KDL trọng điểm trên bản đồ du lịch của tỉnh. Điều này đã khẳng định vai trò của Núi Sam đối với phát triển du lịch An Giang, theo đó Núi Sam nằm trong danh sách các điểm đến có tiềm năng phát triển để trở thành điểm du lịch quốc gia. Đây là minh chứng, khẳng định về những giá trị ở tầm quốc gia của Núi Sam cùng với di sản văn hoá phi vật thể - lễ hội Vía Bà Chúa Xứ từ góc độ du lịch.
Từ phân tích thực trạng phát triển du lịch Châu Đốc trong thời gian qua cho thấy, du lịch không tách rời khỏi lễ hội Bà Chúa Xứ, vì vậy Châu Đốc tăng cường
đầu tư hạ tầng du lịch ở khu vực Núi Sam. Trong đó, công trình được coi là bước đệm, có giá trị to lớn về mặt hạ tầng giao thông là nâng cấp, mở rộng con đường Tân Lộ Kiều Lương, chiều ngang rộng 55 mét với sáu làn xe ô tô, hai làn xe gắn máy, ba dãy phân cách, hai vỉa hè rộng mỗi bên 6 mét; tổng kinh phí đầu tư trên 400 tỷ đồng. Con đường hoàn thành đã tạo nên một diện mạo mới, hiện đại, khang trang cho khu vực Núi Sam đồng thời giải quyết hiệu quả vấn đề giao thông từ Châu Đốc vào miếu Bà nhất là vào mùa lễ Vía.
Nhận thấy KDL Núi Sam đầy tiềm năng phát triển, song lại thiếu các điểm vui chơi giải trí khi khách hành hương tề tựu về khu vực miếu Bà hành lễ. Chính vì thế, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí cho du khách là nội dung và kế hoạch rất được chính quyền Châu Đốc quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Theo Chủ tịch UBND thành phố Châu Đốc Cao Xuân Bá:
Để thu hút đầu tư phát triển du lịch, Châu Đốc đã triển khai quyết liệt các giải pháp, nhiệm vụ, như: tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời, triển khai lập quy hoạch, dự án cơ hội để kêu gọi đầu tư (…). Thành phố cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch; Tổ hỗ trợ doanh nghiệp; Tổ xúc tiến thương mại - du lịch - đầu tư để tiếp cận nhiều nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp đến đầu tư tại Châu Đốc [116].
“Thông qua hội nghị xúc tiến đầu tư, địa phương đã giới thiệu, mời gọi đầu tư 23 dự án (trong đó, có 5 dự án tại KDL Núi Sam), với quy mô 120 héc-ta và vốn đầu tư trên 1.300 tỷ đồng” ông Bá cho biết thêm [116]. Có thể điểm qua một số các dự án đang được đầu tư xây dựng tại Châu Đốc: dự án khu văn hóa tâm linh cáp treo Núi Sam do Công ty TNHH MGA Việt Nam đầu tư (diện tích 39 héc-ta) với tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai An Giang đã đăng ký đầu tư xây dựng khách sạn quốc tế tiêu chuẩn 5 sao và khu sinh thái nghỉ dưỡng, với vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án KDL sinh thái của Công ty TNHH Nguyên Phương với quy mô 12,3 héc-ta, vốn đầu tư dự kiến 178 tỷ đồng. Công ty TNHH một thành viên Vạn Bình An đăng ký đầu tư KDL lòng hồ Trương Gia Mô và dự án hoa viên Núi Sam, với vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng [116].
Song song với kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, khu vui chơi giải trí, để phát triển du lịch, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú cho du khách thụ hưởng, thành phố còn chú trọng phát triển các tuyến du lịch trong vùng, liên vùng và liên tỉnh nhằm khai thác tối đa giá trị tài nguyên du lịch. Tour khép kín trong tỉnh: Long Xuyên - Châu Đốc - Tịnh Biên - Tri Tôn - Thoại Sơn - Long Xuyên - Chợ Mới. Tour ngoài tỉnh: thành phố Hồ Chí Minh - Châu Đốc - Phú Quốc - Hà Tiên. Tour quốc tế: tour ngược và xuôi dòng Mekong: thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Long Xuyên - Châu Đốc - Phnom Penh - Siem Riep - Thái Lan (bằng cả đường bộ lẫn đường sông). Các tour du lịch trong nước và quốc tế được chú trọng thiết kế, tạo công trình du lịch hấp dẫn, đón du khách dừng chân và tham quan các địa điểm di tích cảnh quan của Châu Đốc, tạo môi trường du lịch văn hóa lành mạnh. Kết hợp quần thể văn hóa - thể thao - du lịch của Châu Đốc với Núi Cấm, Khu di tích đồi Tức Dụp, sông Hậu và khu Búng Bình Thiên.
Bên cạnh loại hình du lịch tâm linh, tỉnh và thành phố nhìn nhận loại hình du lịch sinh thái, sông nước cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho du lịch. Vì vậy, Châu Đốc liên kết ngành du lịch các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để xây dựng chương trình du lịch đường sông, chú trọng hoạt động “du ngoạn làng nổi Châu Đốc”.
Có thể khẳng định, lễ hội Bà Chúa Xứ là tài nguyên độc đáo, là sản phẩm đặc trưng cho phát triển du lịch An Giang nói chung, Châu Đốc nói riêng. Trong thời gian qua, với nguồn tài nguyên vô giá này, du lịch An giang đã có những chuyển biến tích cực với tốc độ phát triển vượt bật, cùng những dự án đầu tư tầm cỡ, góp phần to lớn trong phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Du lịch phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh góp phần tạo động lực cho sự biến đổi lễ hội Bà Chúa Xứ
Trước tiên, quá trình tác động của du lịch vào lễ hội có thể nhìn thấy rõ nhất đó là việc mang lại nguồn khách dồi dào đến thưởng thức và trải nghiệm lễ hội, từ đó góp phần xây dựng và sáng tạo thêm nhiều những hoạt động từ cả phần lễ cho đến phần hội để du khách tham gia. Vì thế, mục đích tổ chức lễ hội cũng chịu tác động và thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. BQT lăng miếu Núi Sam xác định: “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức hàng năm bên cạnh ý nghĩa
tâm linh góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời còn quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương Châu Đốc với nhân dân trong nước và khách quốc tế. Các nghi thức cúng tế được tổ chức theo phong tục tập quán cổ truyền của địa phương, mang bản sắc văn hóa dân tộc với mục đích tạo điều kiện để du khách và nhân dân tham gia, tạo sự hấp dẫn để thu hút du khách” [125]. Điều này cho thấy rõ, đã có sự xuất hiện mục đích khai thác và quảng bá du lịch trong lễ hội. Đối tượng mà lễ hội hướng đến không còn gói gọn trong cộng đồng làng xã địa phương mà còn có một thành phần khá đông đảo và quan trọng đó là khách du lịch.
Qua các số liệu thống kê từ Báo cáo kinh tế - xã hội thành phố Châu Đốc cho thấy, số lượt khách đến với KDL Núi Sam hàng năm rất đông, năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2015, Núi Sam đón 4,078 triệu lượt khách đến hành hương và tham quan, chiếm 95% lượt khách đến Châu Đốc. Trong đó, cao điểm là từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch hàng năm, chính là khoảng thời gian từ tết Nguyên Đán cho đến mùa lễ hội Vía Bà. Điều đáng lưu ý là trong những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng của số khách đến Núi Sam luôn đạt trên 10%/năm, trong khi tốc độ tăng tổng lượng khách đến An Giang chỉ đạt khoảng 5%/năm. Điều này thể hiện sức hấp dẫn và tầm quan trọng của KDL Núi Sam so với các điểm du lịch còn lại ở An Giang. Trong đó khách nội địa chiếm hơn 98% tổng lượt khách. Theo điều tra xã hội học, 78% số lượng khách được hỏi đều có ý định quay lại Núi Sam vì lý do tín ngưỡng. Đây là số liệu khá cao so với mặt bằng chung của các điểm đến tương đồng với Núi Sam [95].
Quan sát lễ hội 2017 cho thấy, khách du lịch nước ngoài xuất hiện nhiều hơn có lẽ vì là năm du lịch An Giang với khá nhiều hoạt động hấp dẫn. Nhận thấy có sự xuất hiện của khách đến từ Hà Lan, Mỹ, Pháp, Ý... Ngoài ra, để quảng bá cho chương trình tháng du lịch của tỉnh, nhiều nhà báo, công ty lữ hành nội địa và quốc tế, chuyên gia nước ngoài cũng được mời đến dự hội. Thành phần tham gia thưởng lãm cũng vì thế mà tăng về số lượng và mở rộng về đối tượng. Ở đây cho thấy du lịch đã mang đến một quá trình “xuất khẩu tại chỗ” đúng với chức năng của ngành công nghiệp không khói này đối với lễ hội Vía Bà. Chính những vị khách, những công ty lữ hành quốc tế sau khi tham gia lễ hội sẽ làm công tác quảng bá, đưa hình ảnh Châu Đốc, du lịch Núi Sam thông qua lễ hội Bà Chúa Xứ ra với bạn bè quốc tế.
Lễ Phục hiện được sáng tạo thêm, trở thành điểm nhấn thu hút du khách đến với lễ hội. Con số 10.000 lượt khách vào dịp lễ hội, và tập trung đông nhất là ngày Phục hiện rước tượng Bà đã khẳng định sự sáng tạo nghi thức này thật sự mang lại hiệu quả và được nhân dân đón nhận, được du khách muôn phương nô nức kéo về.
Người dự hội tăng lên không ngớt, BQT cho bố trí 24/24 các ca trực của đoàn xe trung chuyển, mục đích phát huy hết công suất và tần suất sử dụng phương tiện vận chuyển công cộng này. Đội ngũ phục vụ xe trung chuyển được tập huấn hàng năm về thái độ và nghiệp vụ nhằm làm hài lòng du khách phương xa. Năm 2015, tổ xe trung chuyển hoạt động 10 đầu xe, bình quân mỗi ngày vận chuyển từ 10 đến 20 lượt khách, vào các ngày cao điểm lễ hội, vận chuyển từ 25 đến 45 lượt.
Năm 2017, đánh dấu năm thành công của du lịch An Giang cũng như lễ hội Vía Bà khi tạo ra sự kết hợp kiệu quả giữa lễ hội và du lịch thông qua Tháng Du lịch An Giang với chủ đề An Giang non nước hữu tình. Sau khi UBND tỉnh An Giang ban hành kế hoạch số: 234/KH-UBND về việc tổ chức Tháng Du lịch An Giang năm 2017, trong đó địa bàn trọng tâm diễn ra các hoạt động chính là Châu Đốc và thời gian trùng với khoảng thời gian diễn ra lễ hội Vía Bà. Các hoạt động hưởng ứng lễ hội và tháng du lịch diễn ra sôi nổi suốt từ tết Nguyên Đán cho đến hết tháng 5 năm 2017.
UBND tỉnh chỉ đạo, Sở VHTTDL phối hợp UBND thành phố Châu Đốc, Ban quản lý khu di tích và du lịch Núi Sam tăng cường phối hợp với BQT lăng miếu Núi Sam để thực hiện tốt công tác tổ chức lễ hội Vía Bà với nhiều hoạt động nghệ thuật văn nghệ, thể thao truyền thống, gắn với các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa lưu niệm, đặc sản Châu Đốc, nhằm quảng bá, thu hút và phục vụ khách du lịch. 6 hoạt động do Sở chủ trì, 13 hoạt động do UBND thành phố Châu Đốc tổ chức (chưa tính các hoạt động mang tính nghi thức truyền thống của lễ hội) cho thấy sự mở rộng các hoạt động lễ và hội một cách hoành tráng, có đầu tư của chính quyền và nhân dân, không ngoài mục đích tăng cường hoạt động để người đi hội có dịp thưởng thức, tham gia.
Chính từ các nhu cầu thưởng lãm ngày một tăng cao, đặt cho các nhà quản lý trong một tư thế sẵn sàng đón khách và phục vụ du khách. Công tác trùng tu, tôn