TEIANG PHỤC THẾ KỶ XX

Một phần của tài liệu Giáo trình mỹ thuật phục trang (Trang 34 - 38)

QUA CÁC THỜI ĐẠI

IX- TEIANG PHỤC THẾ KỶ XX

Thời kỳ này các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, tác động sâu sắc đến mọi khía cạnh của đời sống. Xã hội dân chủ, cồng nghiệp khiến cho quần áo mất hẳn vẻ đồ sộ nặng né, ý nghĩa sử dụng đuợc tồn trọng và xuất hiện các nhà nghiên cứu vộ sinh trang phục.

Sau khi hàng loạt các rạp chiếu phim xuất hiện, công nghiệp dệt đã trình diễn với mọi ngưèã một thế giới mới của vải dột. Hàng loạt những chất liệu mới mềm mại và có thể bó sát thân ngưòi. Các loại vải tuyn, lanh, muslin và voan làm các quý bà trông rất hấp dẫn, nhanh chóng thuyết phục số đông.

3 4 3- GTMTTP - B

Nghề may phát triển khiến các kiểu quần áo khòng ngừng thay đổi.

Áo dài có sự tinh tế cao, đòi hỏi các đường cong cường điệu. Áo nịt ngực có độn đã được giổi thiệu. Cao su và dây chun được sử dụng nhiều hơn cho áo nịt ngực, giúp áo trở lên nhẹ hcm và thoải mái hơn.

Vào thcfi kỳ đầu của thế kỷ 20 có sự thay đổi lớn trong cách sống của mọi người và đưcfng nhiên kéo theo sự thaỵ đổi của thời trang. Mọi ngưòi tham gia nhiều trò chơi mới hấp dẫn. ở trường học, những bé gái tập thể dục và chcfi hockey, bóng rổ và tenis. Mòn thể dục trong nhà trường cần có những bộ trang phục riêng cho cả bé trai lẫn bé gái. Nhũmg cậu bé thưòfng xuyên mặc quần ống túm với các nút ở dưới gối và áo jacket Noríolk hay áo jacket ngắn, cắt may không phức tạp. Tất cả đều ưa chuộng áo cổ cứng.

Xe ô tô là ảnh hưởng chính cho cách sống của mọi người. Khi người phụ nữ đi trên chiếc xe ôtò con mui trần, họ măc áo cổ rộng, đội mũ hoặc với một chiếc khăn quàng và mặc choàng thêm áo khoác để tránh bám bụi.

Đến lúc này, rất nhiều phụ nữ mặc bộ trang phục cắt may vừa vặn ; chúng vừa khít và ôm sát cơ thể từ vai xuống hông ; những nếp gấp của phần váy bên dưói tạo độ xoè cho váy, vì vậy chúng kèm theo những đường viển khá rộng ở gấu váy. Sau năm 1908 có sự thay đổi rõ nét : Váy trở lên ngắn hơn và hẹp hem. Khoảng chừng năm 1911 váy hobhle trở thành kiểu thòi trang : váy thẳng và hẹp nhưng thoải mái hơn khi vận động, di chuyển...

Năm 1914, chiến tranh Thế giới thứ nhất bắt đầu, hàng nghìn đạn ông và phụ nữ tìm cho mình những bộ đồ đơn giản. Mọi ngưòi ít hình thức hcfn trong trang phục so vói trước kia. Một vài năm sau chiến tranh, người phụ nữ mặc trang phục rất đơn giản thường là tự cắt may.

Năm 1924, quần áo của phụ nữ đã phát triển theo dạng thẳng, ngắn, thưòng treo từ vai, đưòng eo rất thấp. Lần đầu tiên tíong lịch sử Tây Âu người phụ nữ thuộc tất cả các tầng lóp, các giai cấp đều mặc giống nhau : những chiếc váy ngắn, phô bày đôi chân của họ.

Từ năm 1930 nhiếu nhà máy lớn đã bắt đầu sản xuất quẫn áo cho cả phụ nữ và đàn ông với số lượng nhiều, vì vậy mọi ngưòi bắt đầu mua những trang phục may sẵn với giá tương đối rẻ. Năm 1939 bắt đầu chiến tranh thế giới II, quần áo trở lên khan hiếm. Cuối chiến tranh thế giới,

35

nhiểu người đã thay đổi hoàn toàn thái độ của họ đối với quần áo cùng các quan niệm khác của đời sống, Mọi người không đội mũ và đeo găng tay vào mùa hè nữa và rất nhiều người đi tất ngắn. Phụ nữ có thể mặc quần mà không bị phê phán.

Sau chiến tranh thế giới, các tạp chí thời trang xuất hiện, giao lưu vãn hoá và thông thương giữa các nước làm cho mốt thời trang truyền lan nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Trang phục thời kỳ này phát triển theo xu hướng thuận tiện trong sử dụng, cắt may đơn giản. Xuất hiện các phong cách mới : giản dị, công nghiệp, khác với phong cách cổ điển truyển thống cầu kỳ phức tạp trước đây (h.2.13).

Hình 2.13. M ột s ố kiểu trang phục nửa đẩu th ế kỷ XX

Nhìn lại thời trang phương Tây qua các giai đoạn, các thời kỳ lịch sử cho thấy quần áo là một trong những kênh phản ánh khá rõ nét vể điều kiện sống và những đặc trưng văn hoá xã hội của một cộng đồng. Như một tổng thể phức hợp và đa chiều, thèd trang là một chủ đề độc đáo.

Thời trang hấp dẫn tất cả vì hầu như toàn bộ loài ngưòi đều mặc quần áo.

Có một điều chắc chắn vể thời trang, đó là sự thay đổi không ngừng, nhưng thường kéo trong thòi gian dài nên chúng ta hầu như khống chú ý.

Mỗi một thế hệ đều trông khác với thế hệ trước đó và thế hệ sau đó. Và do đó, khi ngắm nhìn trang phục dưòng như chúng ta thấy cả một thời đai.

36

CÂU HỎI CHƯƠNG II

1. Nêu một vài kiểu trang phục phương Tây trong mộí giai đoạn lịch sử nào đó mà em thích. Giải thích vì sao xuất hiện những đặc . điểm thời trang giai đoạn tịch sử đó ?

2. Hãy kể ra và phân tích một vài sự kiện phát triển công nghiệp đã ảnh hưởng đến sự thay đổi của thời trang.

3. Chiến tranh thế giới thứ hai mang lại rất nhiều thay đổi cho các kiểu quần ảo. Em hãy phân lích sự thay đổi của các loại quần áo mặc, trang phục và vải được sử dụng trong suốt thời kỳ chiến tranh đó. Cụ thể :

• Trước chiến tranh thế giới thứ hai (1938).

• Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

• Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1948).

37

C h ư ơ n g III

Một phần của tài liệu Giáo trình mỹ thuật phục trang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)