Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn vay ưu đãi cho hộ nông dân nghèo tại xã nga my, huyện phú bình, tình thái nguyên (Trang 25 - 28)

Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu - Số liệu thứ cấp: Năm 2016 - 2018.

- Số liệu sơ cấp: Thu thập năm 2018.

3.2.2.1 Số liệu thứ cấp

Lấy số liệu của 3 năm từ 2016-2018

Tài liệu sử dụng trong đề tài này được thu thập từ các tài liệu, báo cáo đã công bố của các cơ quan và chính quyền các cấp ở địa phương như: Phòng địa chính xã Nga My, báo cáo thống kê xã , báo cáo tổng kết của hội đồng nhân dân xã Nga My.. Ngoài ra một số thông tin được thu thập từ các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả công bố trên các sách báo, website...

3.2.2.2 Số liệu sơ cấp

Thu thập trong năm 2018

Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các hộ vay vốn từ NHNN&PTNT trong địa bàn nghiên cứu thông qua phiếu điều tra.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu - Thực trạng về sử dụng vốn ưu đãi đối với các hộ nghèo - Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay ưu đãi

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

- Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị tổng thể đều như nhau

+ Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.4.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin đã công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các công trình nghiên cứu của tập thể, cá nhân, tổ chức về tác động của tín dụng đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp, và các tài liệu liên quan khác, các báo cáo, tổng kết về thực hiện chủ chương và chính sách tài chính tín dụng của địa phương. Những thông tin thống kê về

phát triển kinh tế của địa phương, tình hình hoạt động của hệ thống tín dụng địa phương. Những tài liệu này chủ yếu được lấy ở Ủy ban nhân dân xã Nga My, báo cáo của Ngân hàng Chính sách Xã hội, các tài liệu nghiên cứu liên quan khác,…

3.4.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

a. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

Từ nhìn nhận bằng trực quan ban đầu và quá trình tiếp xúc phỏng vấn

trực tiếp nhà quản lý, các hộ nghèo (những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách tín dụng) về tác động của tín dụng đến phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương.

b. Phương pháp điều tra hộ

- Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên những thông tin cần thu thập.

Nội dung của phiếu bao gồm những thông tin cơ bản khái quát về hộ

điều tra; những thông tin về tình hình cho vay, lãi suất, mục đích sử dụng vốn vay,…

Thông tin về nhu cầu vay vốn, kết quả sản xuất và sử dụng vốn vay,…

- Chọn địa điểm nghiên cứu: để tiến hành điều tra tôi lựa chọn ngẫu nhiên 40 hộ dựa trên danh sách cung cấp của xã.

- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp đại diện hộ nông dân với phiếu câu điều tra.

3.4.3. Phương pháp phân tích

Các phương pháp được vận dụng trong phân tích nội dung nghiên cứu đề tài được thực hiện như sau:

- Phương pháp chuyên gia: Dựa vào thực tiễn, các chuyên gia như chủ

hộ gia đình, người lao động, cán bộ nông nghiệp, hội làm vườn, chủ mua thu gom…để tính toán các chỉ tiêu về các loại cây trồng thông qua hỏi phỏng vấn.

- Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, hình ảnh: Phương pháp biểu đồ, đồ thị được ứng dụng để thể hiện mô tả một số số liệu hiện trạng và kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp SWOT: Thông qua phương pháp này để đánh giá về

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển kinh tế của địa phương. Thông qua đó để thấy rõ được đâu là mặt mạnh và các cơ hội của ngành đó để từ đó phát huy và tận dụng nó. Đồng thời tìm ra được những mặt hạn chế, các thách thức trong tương lai để có thể có được hướng khắc phục và

giảiquyết các khó khăn này.

- Phương pháp xử lí, phân tích và tổng hợp số liệu

Số liệu điều tra các hộ gia đình sau khi thu thập đủ sẽ tiến hành làm sạch biểu tức là kiểm tra, rà soát và chuẩn hóa lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra và chuẩn hóa lại các thông tin. Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân tổ, đồng thời được xử lý thông tin qua chương trình Excel. Việc xử lí thông tin là cơ sở cho việc phân tích.

- Phương pháp phân tích số liệu: Dựa vào các số liệu ta đi phân tích.

* Phương pháp thống kê so sánh: Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được những thực trạng liên quan đến vấn đề

nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn vay ưu đãi cho hộ nông dân nghèo tại xã nga my, huyện phú bình, tình thái nguyên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)