2.4.1. Các công việc đối với cốt thép thường:
2.4.1.1. Nắn cốt thép:
Cốt thép chở đến công trường dưới hai dạng: cốt thép sợi và cốt thép thanh. Thép tròn trơn 614 sản xuất dưới dạng cuộn tròn 200459 kg/cuộn, thép có gờ 1032 sản xuất dưới dạng thanh dài 11,7m hoặc theo đặt hàng.
- Đối với thép cuộn: nắn bằng máy, cho sợi thép qua một hàng trục lăn đặt so le, thép được uốn qua lại nhiều lần.
- Đối với thép thanh nắn bằng thủ công, dùng vam tay uốn ngược lại chiều cong.
2.4.1.2. Đo, uốn và cắt cốt thép:
Sử dụng khi uốn móc thép tròn cũng như uốn móc vuông cốt thép gờ, uốn cốt thép đai và uốn cốt xiên.
- Kích thước móc tròn ở hai đầu của thanh thép phải thoã mãn:
+ Dễ thực hiện.
+ Không gây ra khuyết tật cho thanh thép như: rạn nứt khi uốn.
+ Đạt được chiều dài cấu tạo như thiết kế.
+ Tiết kiệm thép.
H2.23- Công nghệ rút ống thẳng đứng
a. Chuẩn bị ống đổ; b. Cấu tạo nút thông; c. Rút ống đổ bê tông; d. Kết thúc
H2.24- Nắn cốt thép
H2.25 – Uốn cốt thép
- Khi uốn cốt thép chảy dẻo nên dãn dài ra một đoạn , do đó khi đo cần tính đến:
LThép= L + 2.L2 - .
Với L2 = L1 - 2,25d = 3d + 3,14.1,75d - 2,25d = 6,25d Vậy: Lthép = L +12,5d -
Độ dãn dài có thể tạm tính theo kinh nghiệm như sau:
Góc uốn Độ dãn dài
450 0,5*d
900 1,0*d
1800 1,5*d
+ Có thể uốn bằng máy chuyên dụng: Chạy bằng
động cơ điện, thông qua hệ thống truyền động và cá hãm làm quay mâm một góc đúng bằng góc uốn. Nếu cốt thép đường kính nhỏ có thể uốn một lần.
+ Uốn thủ công: dùng vam có hàm ngậm được chế tạo từ thép CT5 và có cánh tay đòn đủ cho tay công. Kích thước vam chế tạo
theo đường kính cốt thép uốn, đồng thời phải dựng bệ kê cố định trên mặt đất, trên đó có hai chốt tựa và một chốt để uốn. Khi quay vam 1800 quanh chốt uốn thì thép được uốn.
- Để đo chiều dài các thanh cốt thép thường sử dụng một thanh thước đã đo làm mẫu, có một số máy cắt và nắn có bộ phận tự động xác định chiều dài.
- Cắt cốt thép đường kính nhỏ có thể bằng đe hoặc trạm chặt sắt, cốt thép đường kính > 12mm phải dùng các loại máy cắt.
- Các thanh thép cùng số hiệu sau khi uốn được bó lại vớí nhau thành từng bó có trọng lượng 2530
kg, trên mỗi bó có kẹp phiếu ghi số hiệu và số lượng và nhập kho. Số hiệu nào thi công trước thì đặt phía trên.
2.4.1.3. Lắp dựng khung cốt thép: bao gồm dựng khung và dựng lưới.
- Lưới của kết cấu có chiều cao dưới 4m, chiều dài và chiều rộng dưới 10m thì buộc tại chỗ còn những lưới có kích thước lớn hơn thì phải chia thành nhiều tấm đan sẵn trên mặt bằng sau đó lắp vào khung cốt thép.
- Dựng lưới cốt thép: rải các thanh dọc trước theo bước lưới, buộc một số thanh ngang định vị sau đó kê tất cả các thanh lên cao hơn mặt bằng 25 30 cm rồi tiến hành rải các thanh ngang còn lại và buộc thành lưới (buộc thành lưới theo hướng so le tại tất cả các điểm giao nhau).
- Mỗi tấm lưới sau khi buộc xong dùng hai thanh cốt thép đường kính lớn đặt theo hai đường chéo của tấm và buộc vào một số điểm để tăng cứng khi cẩu.
- Khung cốt thép có thể dựng tại chỗ hoặc chia khối nếu kết cấu có kích thước lớn như trụ cao trên 8m, cốt thép cọc khoan nhồi.
- Cốt thép sau khi dựng thành khung phải đảm bảo:
+ Chắc chắn, chịu được trọng lượng bản thân và tải trọng thi công.
+ Đủ cứng, không bị biến hình do trọng lượng bản thân và tải trọng thi công.
+ Giữ nguyên tĩnh cự giữa cốt thép với cốt thép và giữa cốt thép với ván khuôn.
- Khi lắp dựng khung cốt thép phải bổ sung các thanh cốt thép phụ chống đỡ khung như:
thanh cốt đai chữ C để chống giữa các mặt phẳng lưới, cốt đai lồng vào nhau của xà mũ trụ.
Ngoài ra một số thanh cốt thép phụ để làm chỗ gá cho cốt thép chính hoặc tăng cứng cho khung, nó có thể được tháo ra sau khi dựng xong khung.
- Đối với kết cấu phức tạp, các đốt của khung cốt thép cần chế tạo sẵn trong xưởng có độ chính xác cao. Khi dựng trong xưởng phải sử dụng các bộ dưỡng để định dạng cho khung cốt thép.
- Để đảm bảo cự ly giữa cốt thép và ván khuôn người ta sử dụng những con kê đệm bằng vữa xi măng kích thước 3,5x3,5cm, có chiều dày bằng chiều dày bảo vệ bê tông. Đối với ván khuôn đáy các con kê được kê vào dưới thanh cốt thép dưới cùng, bố trí theo hình mắt sàng cự ly 50cm một điểm kê, còn đối với ván khuôn thành các con kê buộc chặt vào thanh thép ngoài cùng bằng sợi dây thép chôn sẵn vào con kê, khoảng cách giữa các con kê treo là 100cm.
- Các tấm lưới hoặc các phân đoạn cốt thép được nối lại với nhau mối hàn đối đầu có cốt thép đệm và hàn đối đầu.
Chiều dài đường hàn phải đảm bảo ít nhất theo quy định như hình bên. Khung cốt thép có thể được nối trước khi đổ bê tông hoặc đổ bê tông từng đợt rồi để cốt thép chờ, sau khi đổ bê tông mới nối phân đoạn cốt thép tiếp theo. Cốt thép chờ phải đảm bảo:
+ Chiều dài cốt thép chờ chôn vào bê tông trước và sau không được nhỏ hơn 50cm.
+ Các thanh cốt chờ phải cố định chắc chắn vào
khung cốt thép phía dưới, không bị xô lệch làm sai vị trí của cốt thép nối tiếp.
+ Vị trí nối các thanh thép phải so le nhau, tránh việc nối cùng một mặt phẳng.
+ Tận dụng chiều dài cốt thép khi các thanh đường kính khác nhau không cùng chiều dài.
- Cốt thép nhập về công trường trước khi sử dụng phải thí nghiệm. Mẫu thí nghiệm được chọn theo từng lô hàng nhập về, mỗi lô hàng có trọng lượng dưới 20 tấn. Mỗi lô hàng tiến hành 9 mẫu, trong đó: 3 mẫu thí nghiệm uốn nguội, 3 mẫu thí nghiệm kéo đứt và 3 mẫu thí nghiệm về mối nối hàn
2.4.2. Các công việc đối với cốt thép DƯL:
2.4.2.1. Các loại cốt thép:
- Cốt thép thanh cường độ cao: PC32, PC 38 có ren răng chạy suốt chiều dài thanh.
- Bó sợi song song: 165, 205, 245, 485.
- Tao xoắn 7 sợi: loại 12,7mm và loại 15,2mm.
+ Sử dụng tao đơn.
+ Bó thành bó: 7, 9, 12, 15, 19, 23, 27, 32, 40 tao.
- Các cốt thép trên được nắn và duỗi thẳng bằng máy chuyên dụng và được cắt bằng máy cắt.
2.4.2.2. Các công nghệ căng kéo:
- Công nghệ căng trước: dùng bó sợi song song thì cần neo quả trám, nếu dùng bó gồm các tao xoắn thì dùng loại neo tương tự neo quả trám.
- Công nghệ căng sau: dùng bó sợi song song thì cần neo chóp cụt, nếu dùng bó gồm các tao xoắn thì dùng loại neo tổ ong.