Khảo sát và thống kê từ Hán Việt đơn tiết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Từ Hán Việt trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 34 - 47)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT TRONG SÁCH GIÁO

2.1. Đặc điểm cấu tạo từ Hán Việt đơn tiết

2.1.1. Khảo sát và thống kê từ Hán Việt đơn tiết

Như đã trình bày ở chương 1, chúng tôi khảo sát từ Hán Việt đơn tiết trong tổng số 26 văn bản văn học trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11. Dưới đây là bản thống kê từ Hán Việt đơn tiết trong các văn bản.

Bảng 2.1: Thống kê từ Hán Việt đơn tiết

STT Tên bài Số lượng từ

đơn tiết

Số phần trăm (%)

1 Tình yêu và thù hận 32 1,6

2 Hai đứa trẻ 127 5,6

3 Chí phèo 259 6,2

4 Vào phủ chúa Trịnh 127 7,5

5 Từ ấy 14 7,5

6 Bài ca ngắn đi trên bãi cát 7 8,2

7 Một thời đại trong thi ca 90 8,2

8 Hạnh phúc một tang gia 145 8,7

9 Về luân lí xã hội nước ta 68 8,7

10 Câu cá mùa thu 4 9,5

11 Vội vàng 24 9,5

12 Người trong bao 138 9,5

13 Chữ người tử tù 193 9,7

14 Chiếu cầu hiền 47 10,9

15 Tràng giang 10 10,9

16 Thương vợ 6 13

17 Người cầm quyền khôi phục uy quyền

102 13

18 Vĩnh biệt cửu trùng đài 267 13,7

19 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 33 14,8

20 Tự tình 6 15,8

21 Tôi yêu em 5 15,8

22 Lẽ ghét thương 31 17,3

23 Bài ca ngất ngưởng 21 20,2

24 Đây thôn Vĩ Dạ 15 20,2

25 Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác 47 20,2

26 Hầu trời 97 20,7

Qua bản thống kê trên ta thấy, tổng từ Hán Việt được sử dụng là 1962 từ. Văn bản Hầu trời là có số lượng từ Hán Việt đơn tiết chiếm tỷ lệ nhiều nhất, là 20,7% và văn bản Tình yêu và thù hận có số lượng từ Hán Việt đơn tiết chiếm tỷ lệ ít nhất là 1,6%. Bốn văn bản có số lượng từ Hán Việt đơn tiết chiếm số lượng 20% là Bài ca ngất ngưởng, Hầu trời, Đây thôn Vĩ Dạ , Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác. Văn bản có số lượng từ Hán đơn tiết Việt dưới 10% là 13 văn bản bao gồm: Vào phủ chúa Trịnh, Câu cá mùa thu, Bài ca ngắn đi trên bãi cát, Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Hạnh phúc một tang gia, Chí phèo, Tình yêu và thù hận, Vội vàng, Về luân lí xã hội nước ta, Từ ấy, Người trong bao, Một thời đại trong thi ca.

Bảng 2.2: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Vào phủ chúa Trịnh”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 76 59,8

2 Động từ 22 16,5

3 Tính từ 27 22

4 Đại từ 1 0,8

5 Số từ 1 0,8

Bảng 2.3: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài “Tự tình”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 3 50

2 Tính từ 3 50

Bảng 2.4: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Câu cá mùa thu”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 3 75

2 Tính từ 1 25

Bảng 2.5: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài “Thương vợ”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 4 66,7

2 Tính từ 2 23,3

Bảng 2.6: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Bài ca ngất ngưởng”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 17 81

2 Động từ 1 4,8

3 Tính từ 2 9,4

4 Đại từ 1 4,8

Bảng 2.7: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Bài ca ngắn đi trên bãi cát”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 4 57,1

2 Động từ 1 14,3

3 Tính từ 2 28,6

Bảng 2.8: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Lẽ ghét thương”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

4 Danh từ 13 42

5 Động từ 2 6,5

6 Tính từ 16 51,5

Bảng 2.9: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 61 70,1

2 Động từ 8 9,2

3 Tính từ 15 18,4

4 Phó từ 2 2,3

Bảng 2.10: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Chiếu cầu hiền”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 26 55,3

2 Động từ 8 17

3 Tính từ 5 10,6

4 Đại từ 5 10,6

5 Phó từ 2 4,3

6 Liên từ 1 2,1

Bảng 2.11: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Hai đứa trẻ”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 82 64,6

2 Động từ 15 11,8

3 Tính từ 17 13,4

4 Đại từ 1 0,8

5 Phó từ 4 3,1

6 Liên từ 4 3,1

7 Lượng từ 4 3,1

Bảng 2.12: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Chữ người tử tù”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 110 56,4

2 Động từ 30 15,9

3 Tính từ 29 14,9

4 Đại từ 8 4,1

5 Phó từ 10 5,1

6 Liên từ 4 2,1

7 Số từ 2 1

8 Lượng từ 1 0,5

Bảng 2.13: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Hạnh phúc một tang gia”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 80 54,4

2 Động từ 11 7,5

3 Tính từ 20 13,6

4 Đại từ 7 4,8

5 Phó từ 10 6,7

6 Liên từ 17 11,6

7 Số từ 2 1,4

Bảng 2.14: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Chí Phèo”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 63 23,9

2 Động từ 19 7,1

3 Tính từ 62 23,1

4 Đại từ 74 27,6

5 Phó từ 30 11,2

6 Liên từ 16 6,0

7 Lượng từ 3 1,1

Bảng 2.15: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Vĩnh biệt Cửu trùng đài”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 104 38,8

2 Động từ 39 14,5

3 Tính từ 53 19,8

4 Đại từ 48 17,9

5 Phó từ 22 8,3

6 Liên từ 2 0,7

Bảng 2.16: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Tình yêu và thù hận”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 15 46,9

2 Động từ 2 6,2

3 Tính từ 7 21,9

4 Phó từ 6 18,8

5 Liên từ 2 6,2

Bảng 2.17: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài “Hầu trời”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 35 37,1

2 Động từ 28 28,9

3 Tính từ 21 21,6

4 Đại từ 1 1

5 Phó từ 4 4,1

6 Liên từ 8 8,2

Bảng 2.18: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Vội vàng”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 20 83,4

2 Tính từ 2 8,3

3 Phó từ 2 8,3

Bảng 2.19: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Tràng giang”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 4 40

2 Động từ 1 10

3 Tính từ 5 50

Bảng 2.20: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Đây thôn Vĩ Dạ”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 15 73,3

2 Tính từ 3 20

3 Liên từ 1 6,7

Bảng 2.21: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài “Từ ấy”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 10 57,1

2 Tính từ 2 14,4

3 Số từ 3 21,4

4 Lượng từ 1 7,1

Bảng 2.22: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Tôi yêu em”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 1 20

2 Động từ 1 20

3 Tính từ 2 40

4 Liên từ 1 20

Bảng 2.23: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Người trong bao”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 66 47,8

2 Động từ 22 15,9

3 Tính từ 23 16,7

4 Đại từ 5 3,6

5 Phó từ 16 11,7

6 Liên từ 4 2,9

7 Lượng từ 2 1,4

Bảng 2.24: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Người cầm quyền khôi phục uy quyền”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 39 38,2

2 Động từ 12 11,8

3 Tính từ 13 12,7

4 Đại từ 20 19,6

5 Phó từ 9 9,8

6 Liên từ 7 6,9

7 Lượng từ 1 1

Bảng 2.25: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Về luân lí xã hội nước ta”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 32 47,1

2 Động từ 7 10,3

3 Tính từ 16 23,5

4 Phó từ 7 10,3

5 Liên từ 6 8,8

Bảng 2.26: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 11 23,4

2 Động từ 2 4,3

3 Số từ 4 8,5

4 Đại từ 10 21,3

5 Phó từ 10 21,3

6 Liên từ 4 8,5

7 Lượng từ 6 12,7

Bảng 2.27: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong bài

“Một thời đại trong thi ca”

STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 41 45,6

2 Động từ 6 6,7

3 Tính từ 19 21,1

4 Đại từ 1 1.0

5 Phó từ 13 14,5

6 Liên từ 7 7,8

7 Số từ 3 3,3

Qua 26 bảng thống kê các loại từ Hán Việt trong từng văn bản, chúng ta thấy văn bản Chữ người tử tù là xuất hiện nhiều loại từ nhất, có tất cả tám loại từ bao gồm: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, phó từ, liên từ, số từ, lượng từ. Ba văn bản Tự tình, Câu cá mùa thu, Thương vợ là chỉ có hai loại từ đó là danh từ và tính từ.

Bảng 2.28: Thống kê từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong tổng các bài STT Từ loại Số lượng từ Số phần trăm (%)

1 Danh từ 922 47,0

2 Tính từ 366 18,7

3 Động từ 236 12,0

4 Đại từ 179 9,1

5 Phó từ 149 7,6

6 Liên từ 77 3,9

7 Lượng từ 17 0,9

8 Số từ 15 0,8

Qua bảng thống kê trên ta thấy danh từ chiếm số lượng nhiều nhất trong từ Hán Việt đơn tiết 47,0%, tiếp theo là tính từ chiếm 18,7%, động từ đứng thứ ba nhưng chỉ chiếm 11,9%, còn lại là các từ loại khác.

2.1.2. Nhận xét về từ Hán Việt đơn tiết trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 2.1.2.1. Từ loại từ Hán Việt đơn tiết trong sách giáo khoa Ngữ văn 11

- Danh từ

Trong từ Hán Việt đơn tiết đã khảo sát ở sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, chúng tôi thấy rằng danh từ chiếm số lượng nhiều nhất gần đến 50%. Danh từ Hán Việt được sử dụng trong sách giáo khoa chương trình Ngữ văn 11 rất phong phú.

Danh từ gồm có danh từ chung và danh từ riêng, trong bài này chúng tôi không tiến hành giải nghĩa những danh từ riêng chỉ tên người như Lê Hữu Trác, Văn Minh, Huấn Cao…mà tập trung vào tìm hiểu danh từ chung chỉ hiện tượng, đơn vị, khái niệm, sự vật... Có thể chia ra một cách cụ thể như sau:

Danh từ chỉ trang phục gồm: áo, quần…

Danh từ chỉ đơn vị hành chính: tổng, phủ, thôn, huyện, dinh, phố, tỉnh…

Danh từ chỉ vật dụng trong gia đình: bát, bao…

Danh từ chỉ quan hệ thân tộc (để xưng hô): ông, bà, thị…

Danh từ chức vụ trong triều đình: quân, quan, binh, tướng…

Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: sương, tuyết, vân…

Danh từ chỉ kiến thức y học: bệnh, thận, tì, mạch, mật, mệnh…

Danh từ chỉ vật sử dụng trong chiến tranh: súng, đạn…

Danh từ chỉ các mùa trong năm: xuân, hạ, thu…

Danh từ chỉ phẩm chất của con người: hiền, tài…

Danh từ chỉ các khái niệm trừu tượng: đạo, lí, nghĩa, giới…

Danh từ chỉ các bộ phận của cây: hoa, quả…

Danh từ chỉ thế giới tâm linh: thánh, Phật, tiên, hồn, linh, ma, kiếp…

Danh từ chỉ pháp luật: ngục, tù, án, tội…

Danh từ chỉ kiến trúc nhà: phòng, gian, đài, điếm…

Danh từ chỉ bộ phận người: đầu…

- Tính từ

Tính từ là từ loại chiếm số lượng lớn thứ hai, gần 20% trong tổng số từ Hán Việt đơn tiết. Tính từ chủ yếu được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Tính từ chỉ tính cách con người: bạc, ác, giả, tham, thật, thuần, thực…

Tính từ chỉ thái độ của con người: khinh, ngại, mộ, nhục, oán, hoài, kinh, sầu, thích, thù, thương, tỉnh, trách, điên…

Tính từ chỉ trạng thái của sự vật: khô…

Tính từ chỉ hoàn cảnh của con người: khổ, cực, khốn, mạt, tàn, thác, thắng, thịnh, yên…

Tính từ chỉ hiểu biết của con người: hiểu, thấu…

- Động từ

Động từ là từ loại chiếm tỉ lệ cao thứ ba sau danh từ và tính từ, chiếm 12%. Động từ trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11 có thể chia cụ thể như sau:

Động từ mang tính chất truyền tin, thông báo: báo, biên, trình, truyền, thuật, khai…

Động từ chỉ hoạt động của con người: cầm, dẫn, canh, giải, hạ, ngâm, nhận, phá, phạt, thổ, tập, tiêm, tiến, vịnh, tống, tiễn, tranh, tẩu…

- Đại từ

Đại từ xuất hiện trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11 chiếm 9,1 %, tập trung vào những từ xưng hô để thay thế cho danh từ: ông, bà, thị, trẫm.

- Phó từ

Phó từ chiếm tỉ lệ không cao trong tổng từ đơn tiết gồm 7,6% ,từ chỉ xuất hiện nhiều lần thể hiện nghĩa chỉ có, duy nhất, mỗi một, tiếp đó từ bị và từ đương xuất hiện nhiều tiếp theo, ngoài ra những từ chính… xuất hiện với tần suất ít.

- Liên từ

Liên từ là những từ biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn. Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11, liên từ chiếm 3,9 % những chủ yếu là các từ như và hoặc được sử dụng với tần số

khá cao để biểu thị sự so sánh và sự lựa chọn, nhằm tăng tính hấp dẫn và liên kết giữa các câu.

- Lượng từ

Lượng từ trong bài là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật, trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11 xuất hiện lượng từ chiếm 0,9% hầu hết là những từ chỉ lượng nhiều của sự vật: khối, các, từ các xuất hiện rất nhiều chỉ chung cả nhóm, với số lượng nhiều.

- Số từ

Số từ trong tài liệu nghiên cứu chiếm số lượng từ ít nhất 0,8%, là những số đếm cụ thể: nhất ( số một), triệu(trăm vạn), vạn(mười nghìn).

2.1.2.2. Những văn bản có mật độ cao từ Hán Việt đơn tiết

Nhìn vào bảng 2.1: thống kê từ Hán Việt đơn tiết ta thấy có bốn bài từ Hán Việt xuất hiện với tỉ lệ cao trong tổng số từ trong bài, đó là Hầu trời – Tản Đà, Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng Ghen (văn bản dịch), Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ và Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử.

Hầu trời của Tản Đà xuất hiện 97/469 từ, vì sao Hầu trời có lượng từ Hán Việt đơn tiết lớn ta phải tìm hiểu cụ thể vào bài. Nhà thơ Tản Đà được mệnh danh là người của hai thế kỉ, mặc dù sáng tác bằng chữ quốc ngữ những ông là người am hiểu chữ Hán, theo học chữ Hán từ nhỏ vì vậy những ưu điểm của chữ Hán ông đều nắm rất rõ, bằng cách Việt hóa chữ Hán ông đã sử dụng rất thành công từ Hán Việt trong sáng tác của mình.

Số lượng từ Hán Việt trong Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác có lượng từ Hán Việt nhiều là một điều dễ hiểu vì bài viết thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị, chỉ có những từ Hán Việt mới có thể thể hiện một cách ngắn gọn những khái niệm khái quát, trừu tượng.

Bài ca ngất ngưởng được nhà Nho Nguyễn Công Trứ viết, ông sử dụng từ Hán Việt với một số lượng không nhỏ trong bài nhằm thể hiện thái độ sống của bản thân chốn triều chung và sau khi về hưu. Đây cũng là quan niệm sống

của Nho gia cho nên những từ Hán Việt trong bài đều liên quan đến tầng lớp Nho giáo và xã hội phong kiến.

Hàn Mặc Tử là nhà thơ thường khoác vào các sáng tác của mình một diện mạo hết sức phức tạp và bí ẩn, để nói về vẻ đẹp của thôn Vĩ và nói đến khát khao muốn trở lại thôn Vĩ gặp người trong mộng tác giả đã sử dụng tương đối nhiều từ Hán Việt để thầm kín thể hiện khát khao đó.

Như vậy ta có thể thấy, không phải ngẫu nhiên trong bốn tác phẩm này từ Hán Việt đơn tiết được xuất hiện nhiều, tất cả đều nằm trong dụng ý nghệ thuật độc đáo của tác giả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Từ Hán Việt trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 34 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)