CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – THÁI LAN
3.2. Định hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Thái Lan
Trong 40 năm qua, kết nối giữa Việt Nam và Thái Lan không chỉ đƣa đến sự gần gũi về sắc tộc, xã hội, văn hóa mà còn lập nên mối quan hệ kinh tế thương mại
nhiều thập kỷ. Hiện nay, Việt Nam là đối tác quan trọng thứ 9 của Thái Lan. Bước sang thập niên thứ 5, Thái Lan cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trên mọi lĩnh vực trong đó có thương mại.50
Định hướng cơ bản trong thời gian tới là Việt Nam và Thái Lan sẽ tiếp tục quan hệ đối tác chiến lƣợc ngày càng lớn mạnh trên cả ba trụ cột, đó là “Ổn định, thịnh vƣợng, bền vững” 51 Ổn định là cả hai phía phải nhanh chóng loại bỏ những thách thức đang tồn tại. Ví dụ nhƣ trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, hai bên đang thành lập đoàn công tác chung để giải quyết tình vấn đề. Thái Lan đang chuẩn bị thực hiện dự án xây dựng các dạng san hô nhân tạo cho tỉnh Cà Mau và Kiên Giang của Việt Nam để cải thiện tài nguyên biển nhằm đáp ứng đủ nhu cầu đánh bắt cũng như tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân địa phương.
Thịnh vƣợng: mặc dù tiềm năng và sự lớn mạnh của nền kinh tế Thái Lan và Việt Nam đã giúp làm ra tăng quan hệ kinh tế giữa hai bên, cần tìm cách tăng cường hơn nữa các giá trị trên nhằm gặt hái đƣợc lợi ích tối đa từ các cơ hội đang có. Một trong những trọng tâm là phát triển kết nối giao thông vận tải nhằm tạo thuận lợi cho lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch giữa hai bên. Đồng thời, cần sử dụng những cơ chế sẵn có thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác cũng nhƣ không ngừng đƣa ra những sáng kiến tích cực mới. Về phía Thái Lan, đang nỗ lực củng cố Hội đồng doanh nghiệp Thái Lan – Việt Nam nhằm nâng cấp quan hệ hợp tác giữa khối doanh nghiệp hai nước ngày càng thực chất và sâu sắc hơn, đồng thời phối hợp với phía Việt Nam trong việc thiết lập cơ chế đối thoại Chính phủ với doanh nghiệp nhằm xúc tiến và bảo hộ đầu tƣ tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Băng Cốc.
Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng, là thành viên khối ASEAN, đồng thời cũng là thành viên của nhiều khung hợp tác khác trong đó có Thái Lan. Việt Nam là thị trường của hàng hóa Thái Lan, là địa chỉ đầu tư và sắp tới sẽ là thị trường nguồn lao động của Thái Lan điều này phù hợp với các lợi ích phía Việt Nam. Việc Việt
50 Điện mừng Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha nhân kỉ niệm 40 năm Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thái Lan
51 Don Pramudwinai – Bộ trưởng ngoại giao Thái Lan (2016), Ba trụ cột của quan hệ đối tác Ôn định, thịnhvượng và bền vững, Don Pramudwinai – Bộ trưởng ngoại giao Thái Lan, Đặc san Báo Thế giới và Việt Nam, tr. 20.
Nam trở thành thành viên của hiệp định CPTPP khiến Việt Nam cần điều chỉnh để quốc tế hóa các quy định của pháp luật kinh tế. Do đó, cả khối nhà nước và doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để cùng nhau xúc tiến quan hệ trên các lĩnh vực nhƣ bất động sản, xem xét để đầu tư vào thị trường bất động sản của nhau, tạo điều kiện để các Ngân hàng thương mại của Thái Lan và Việt Nam có thể lập các chi nhánh tại thị trường của nhau nhiều hơn, giảm thiểu các thủ tục trong việc cấp phép làm việc, đăng ký đầu tƣ đối với các doanh nghiệp cũng nhƣ: điều chỉnh để chuẩn hóa các quy định về đầu tƣ…52
Bền vững: với việc xác định người dân, mà đặc biệt là tầng lớp thanh niên, là nền tảng quan trọng của mối quan hệ, nên để mối quan hệ đƣợc bền vững, nhất thiết phải có sự tham gia một cách thực sự của địa phương và người dân. Có thể khởi đầu bằng hỗ trợ để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư giữa các địa phương kết nghĩa của Thái Lan và Việt Nam.
Là hai quốc gia có quy mô kinh tế lớn trong khu vực, cả Việt Nam và Thái Lan sẽ cùng nhau đƣa các mục đích đã đề ra cập bến thành công bằng việc tăng cường hợp tác và trao đổi lẫn nhau ở các cấp độ, tận dụng tối đa lợi ích từ mối quan hệ đối tác chiến lược nhằm hướng tới sự thịnh vượng chung trong khu vực.
Cụ thể, hai bên cần khẩn trương xúc tiến đàm phán RCEP để thống nhất được các vấn đề quan trọng như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư. Tiếp theo là sử dụng Diễn đàn đối thoại hợp tác giữa 5 nước Tiểu vùng sông Mekong (CLMVT Forum) nhƣ một kênh quan trọng để thảo luận một số vấn đề nhƣ mở rộng tiềm năng đa dạng kinh tế khu vực, tháo gỡ những khó khăn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, năng động; tăng cường kết nối khu vực; đẩy mạnh phát triển tài nguyên con người, quan tâm đến giá trị và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu để đem lại lợi ích cho khu vực…; qua đó, tăng sức cạnh tranh của khu vực, đƣa các quốc gia cùng nhau phát triển bền vững.
52Don Pramudwinai – Bộ trưởng ngoại giao Thái Lan (2016), Ba trụ cột của quan hệ đối tác Ôn định, thịnhvượng và bền vững, Don Pramudwinai – Bộ trưởng ngoại giao Thái Lan, Đặc san Báo Thế giới và Việt Nam, tr. 21.
Thêm vào đó, hai nước cần phát huy thế mạnh mỗi bên, giúp đỡ, kết nối với nhau trong chuỗi sản xuất và thương mại khu vực; Thúc đẩy và hỗ trợ mối liên kết chuỗi cung ứng giữa hai nước theo một mô hình tổng thể như tìm kiếm nguyên liệu, mạng lưới sản xuất, thị trường, phát triển sản phẩm và quản lý mạng lưới nhà sản xuất;
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Thái Lan đầu tƣ vào Việt Nam qua việc tạo thêm nhiều ƣu đãi, thành lập cơ chế hoặc nhóm làm việc để thúc đẩy và bảo vệ đầu tƣ giữa hai bên, tận dụng tốt các hiệp định hiện tại, trong đó có Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa hai nước.
3.2.2. Định hướng phát triển của Việt Nam
Trong thế kỉ XXI, đường lối đổi mới kinh tế đối ngoại của Việt Nam vẫn theo hướng tự do hóa, mở cửa và chủ động hội nhập quốc tế, nhưng sẽ đi vào chiều sâu và chất lƣợng hơn.
Nhà nước ta vẫn tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Xuất phát từ chủ trương này, trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển hợp tác thương mại với các nước ASEAN trong đó có Thái Lan. Thái Lan tiếp tục là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong ASEAN.
Vì vậy, trước hết, Việt Nam và Thái Lan cần tiếp tục tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện trên cơ sở lợi ích chiến lƣợc lâu dài, đƣợc đặt trong bối cảnh môi trường và cục diện chính trị, kinh tế quốc tế, khu vực đang biến đổi sâu sắc.
Việt Nam cần nhận thức rõ sức ảnh hưởng của AEC đến cạnh tranh giữa hàng hóa các nước trong khu vực trong thời gian tới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức để sản phẩm trong nước tiếp cận với người dùng tại quốc gia có vị trí địa lý và thị hiếu tiêu dùng tương đồng với Việt Nam như Thái Lan. Vì vậy, cần khai thác triệt để những thuận lợi từ AEC, từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương, từ các cam kết mà hai bên đã kí đồng thời khắc phục các tác động bất lợi của hội nhập để gia tăng KN XK hàng hóa sang Thái Lan, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Giai đoạn 2016 - 2020, hạn chế XK hàng hóa thô, tập trung phát triển các mặt hàng qua chế biến, giá trị gia tăng cao, hàm lƣợng công nghệ và chất xám cao, đặc
biệt là nông sản, thuỷ sản, hàng công nghiệp chế tạo nhƣ điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng, đồ gỗ…
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp cận sâu hơn thị trường Thái Lan, thấy được tiềm năng của một thị trường rộng lớn, có nhu cầu đa dạng chứ không đơn thuần là chỉ có cạnh tranh.
Bên cạnh đó, hai bên cần cùng nhau xác định những lĩnh vực hợp tác mới và tìm ra những phương thức hợp tác mới để đưa quan hệ kinh tế thương mại đi vào chiều sâu và phát triển thực chất hơn, vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, vừa giải quyết nhu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế mỗi nước.
Trên thực tế, Việt Nam cùng Thái Lan đã nhất trí phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt 20 tỷ USD vào năm 2020. Để làm được điều này cần tạo ra những khuôn khổ hợp tác rộng rãi toàn diện, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp hai nước có thể triển khai dễ dàng các hoạt động hợp tác thương mại và đầu tư trong mọi lĩnh vực.
Tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng tạo thuận lợi cho thương mại trong các khuôn khổ đa phương như GMS, ACMECS, APEC, ASEM, ASEAN…
Đẩy mạnh đầu tƣ, liên doanh trong các lĩnh vực công nghiệp ô tô, điện tử, hóa chất, sản xuất sản phẩm nội thất, may mặc, công nghiệp hỗ trợ để tận dụng các cơ hội về thị trường dựa trên thế mạnh và nhu cầu hợp tác của mỗi nước.
Tích cực phối hợp, đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối đầu tư, giao thương, các hoạt động nhằm bồi dưỡng năng lực nghiên cứu thị trường, tư vấn pháp luật để hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, nắm bắt các cơ hội hợp tác kinh doanh tại mỗi nước.
Giảm dần KN NK hàng hóa. Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa NK, tăng cường NK sản phẩm chất lượng, bảo vệ môi trường, hạn chế NK các hàng hóa mà trong nước đã sản xuất được.
Rà soát và xây dựng các hàng rào kỹ thuật phù hợp, đảm bảo chất lƣợng hàng hóa NK. Đối với một số mặt hàng trong nước đã sản xuất được và hàng tiêu dùng
không khuyến khích NK thì triển khai các biện pháp quản lý NK thông qua các biện pháp kỹ thuật như TBT, SPS, nguồn gốc xuất xứ, phòng vệ thương mại. Các hàng rào thương mại nhằm mục đích kiểm soát mặt hàng tiêu dùng trong nước sản xuất được và tập trung nguồn lực cho NK máy móc thiết bị chất lƣợng cao vẫn là các công cụ cần thiết trong thời gian tới. Một số mặt hàng nguyên vật liệu cần quản lý NK chặt chẽ nhƣ sắt thép, phân bón, hóa chất và các loại phế liệu; các loại thực phẩm nhƣ thịt cá, rau quả; các loại máy móc công nghệ có khả năng gây ô nhiễm môi trường trong các ngành dệt, in ấn, sản xuất giấy…
Cải thiện CCTM Việt Nam – Thái Lan: do CCTM Việt Nam – Thái Lan chƣa thể cân bằng, xu hướng NK từ Thái Lan vẫn lớn hơn nhiều so với XK hàng hóa từ Việt Nam sang Thái Lan. Vì vậy, cần thực hiện việc bù đắp sự thâm hụt CCTM sao cho không ảnh hưởng tới cán cân thanh toán và nợ quốc tế, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ và tỷ giá hối đoái, hạn chế lạm phát; chỉ số giữa tăng trưởng NK trên tăng trưởng XK giữa hai nước một cách hợp lý.