CHƯƠNG 3. CÔNG NGHỆ ỐNG VẢI ĐỊA KỸ THUẬT TRONG BẢO VỆ BỜ SÔNG VÀ BỜ BIỂN
3.4 Qui trình thi công ống vải địa kỹ thuật
Tùy thuộc vào vật liệu lấp đầy ống, điều kiện địa hình, địa chất công trình, các điều kiện thủy hải văn mà yêu cầu thiết bị thi công có khác nhau.
Công tác chuẩn bị cơ bản như sau: chuẩn bị và tập kết vật tư, thiết bị xe máy, máy phát điện, thiết bị hút phun thủy lực dùng để bơm cát có công suất theo thiết kế hoặc thiết bị đào chuyển đất, tập huấn cho đơn vị thi công những kỹ thuật cơ bản, đo đạc khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công và lắp đặt công trình.
3.4.2 Trình tự thi công
3.4.2.1 Khi lắp đầy vật liệu bằng máy bơm Bước 1:Thi công móng và lắp đặt ống.
- Định vị tim, đào móng đến cao độ thiết kếvà lắp đặt hệ thống cọc neo. - Đặtống geotube trên tấm HDPE hoặc tấm chống xói chân.
- Định vị tim và neo geotube vào hệthống cọc đã định vị trước.
- Lắp dựng máy bơm.
Bước 2:Đưa vật liệu vào trong ống .
Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu khi ống vải còn xẹp, có thể đổ vật liệu tự do vào trong ống vải bằng phễu, khi ống vải căng dần thì nâng cao phễu để tận dụng thế năng đưa vật liệu vào trong hoặc có thể thi công theo cách bơm căng ống bằng nước trước, sau đó sẽ bơm vật liệu vào ống sau.
Giai đoạn 2: Đến khi áp lực bên trong ống đạt tới giá trị nhất định, dùng bơm bơm vật liệu vào túi vải. Có thể sử dụng các loại bơm bình thường nhưng phải đạt được áp lực cần thiết, khi chọn ứng suất của ống vải lớn thì phải dùng
Đề tài : Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống vải địa kỹ thuật vào xây dựng công trình kè ngầm giảm sóng bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh, tỉnh Kiên Giang
các loại bơm có công suấtlớn mới có thể đưa vật liệu vào ốngvải theo yêu cầu thiết kế.
Khi sử dụng vật liệu là cát thì tỷ lệ tối ưu giữa cát và nước theo kinh nghiệm để bơm vào ống là 10% cát, 90% nước.
Hình 3-15. Các phương pháp đưa vật liệu vào trong ống vải
Đổ cát vào khi áp lực nhỏ Bơm cát làm căng ống vải Cơ chế lắp đầy vật liệu trong ống:
- Vật liệu (cát, cát trộn bùn, vữa xi măng cát, …) được lắp đầy bắt đầu từ đầu ống đến cuối ống.
- Vật liệu lấp đầy được bơm vào 1 đầu và đầu kia để thoát nước đồng thời dùng để giảm áp lực.
- Sự làm đầy dần dần dịch chuyển tới lỗ thoát kế tiếp (đóng lại lỗ thoát trước đó).
Hình 3-16. Cơ chế lắp đầy vật liệu vào ống
Đề tài : Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống vải địa kỹ thuật vào xây dựng công trình kè ngầm giảm sóng bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh, tỉnh Kiên Giang
Bước 3: Lắp đặt, liên kết lớp phủ ngoài bảo vệ ống vải địa kỹ thuật
Ống geotube sau khi bơm hoàn thiện sẽ có cao độ và kích thước như thiết kế. Tùy thuộc nhu cầu sử dụng, lớp phủ ngoài có thể chỉ là lớp HDPE, Geo-mat hoặc lớp phủ là đá, khối bê tông bảo vệ ống geotube.
Bước 4: Hoàn thiện và đi vào sử dụng
Đo đạc hoàn công, lắp đặt các công trình phụ trợ và đo hiện trạng địa hình khu vực vào thời điểm kết thúc thi công và bắt đầu đi vào hoạt động
3.4.2.2 Khi lắp đầy vật liệu không dùng bơm
Ngoài các bước chuẩn bị như trên, phương tiện thi công và cách thức đưa vật liệu vào có khác đó là dùng phương tiện máy đào để đưa đất vào ống. Khi đó, ống vải được gia công sẵn nửa dưới, còn nửa trên sẽ được may hoàn thiện tại hiện trường.
Hình 3-17. Một số hình ảnh thi công không dùng bơm
Đề tài : Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống vải địa kỹ thuật vào xây dựng công trình kè ngầm giảm sóng bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh, tỉnh Kiên Giang