7. Cấu trúc của đề tài
3.3. Các giải pháp chủ yếu
Ninh Bình là tỉnh có nguồn tài nguyên du li ̣ch phong phú với nhiều danh lam thắng cảnh cùng các di tích lịch sử, văn hóa và môi trường sinh thái tự nhiên rất có giá tri ̣. Thời gian qua, Ninh Bình đã tâ ̣p trung triển khai đồng bô ̣ các giải pháp để phát triển kinh tế du lịch nhanh và bền vững ; bước đầu chủ trương này đã đem la ̣i những kết quả quan tro ̣ng.
Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2015 đạt mức 6 triê ̣u lượt khách đến , trong đó khách quốc tế đạt 1 triê ̣u lượt, doanh thu từ du lịch đạt 1.500 tỷ đồng, các cấp , các ngành trong tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 15- NQ/TU của Tỉnh ủ y về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững , Ninh Bình đang nỗ lực triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển du lịch , cụ thể : Một là, tập trung xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2020, tầm nhìn 2050 theo quy hoạch chung thành phố Ninh Bình mở rộng, quy hoạch tổng thể và chi tiết quần thể danh thắng Tràng An và trình UNESCO công nhận di sản thế giới; quy hoạch hệ thống cơ sở lưu trú giai đoạn 2015 - 2030, quy hoạch khu du lịch Kênh Gà - động Vân Trình, hồ Đồng Thái; nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch khu du lịch sinh thái Vân Long, sông Sào Khê. Quản lý chặt chẽ các quy hoạch du lịch đã được duyệt; tuyên truyền, vận động
74
nhân dân, các doanh nghiệp tự giác tháo dỡ các công trình xây dựng vi phạm, lập hồ sơ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Hai là , đầu tư mạnh xây dựng hạ tầng du lịch , thực hiện đầu tư cuốn chiếu, chú trọng vào các dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch của tỉnh, như quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Hoa Lư, quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, khu công viên động vật hoang dã Việt Nam tại huyện Nho Quan, nạo vét sông Sào Khê , các dự án sân golf , khu Kênh Gà - động Vân Trình; các dự án giao thông kết nối với các khu , điểm trong vù ng du lịch như chùa Hương, đền Trần, thành nhà Hồ, cố đô Huế,…đồng thời, đẩy mạnh đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mà Ninh Bình có lợi thế như các tuyến , điểm du lịch và một số loại hình du lịch mới như du lịch thể thao (tập trung ở các sân golf), du lịch nghỉ dưỡng (tại suối nước nóng Kênh Gà , suối nước nóng rừng Cúc Phương), du lịch du khảo đồng quê (gắn với loại hình du lịch homestay), du lịch mạo hiểm (leo núi), đưa các tuyến, điểm du lịch mới vào khai thác như tuyến du lịch hang Chùa - hang Ghé - hang Bụt; tuyến du lịch Linh Cốc - Hải Nham; tuyến du lịch trên sông Sào Khê (huyện Hoa Lư); du lịch động Thiên Hà (huyện Nho Quan), du lịch hang Luồn (huyện Hoa Lư)... Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các mặt hàng lưu niệm ở các làng nghề của Ninh Bình (cói, thêu ren, đá, gỗ mỹ nghệ mang đặc trưng Ninh Bình ), phát triển các sản phẩm du li ̣ch đă ̣c sắc như đặc sản dê núi Trường Yên , rượu Kim Sơn, nem Yên Mạc, cơm cháy.
Ba là , tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mớ i về nhận thức , hành động của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về vị trí , vai trò, tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng cơ chế khai thác, quản lý, sử dụng nguồn thu từ du lịch, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa nhà nước - doanh nghiệp - người dân; gắn kết chặt chẽ giữa quản lý nhà nước về du lịch và quản lý tài nguyên, môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, chấn chỉnh các hoạt động dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, tạo hình ảnh thân thiện, văn minh cho du lịch Ninh Bình. Tăng cường thanh tra , kiểm tra, xử lý sai phạm của các khách sạn ,
75
nhà hàng, hãng du lịch lữ hành , các vi phạm về vệ sinh môi trường ; đồng thời củng cố hoạt động của Hiệp hội Du lịch Ninh Bình bảo đảm hiệu quả, thiết thực, tiến tới thành lập các hiệp hội khách sạn, hiệp hội đầu bếp, bảo đảm phát triển du lịch bền vững.
Bốn là , tâ ̣p trung đầu tư bảo tồn , phát huy giá trị văn hóa của mỗi khu vực theo hướng đa dạng văn hóa , khai thác lợi thế của các khu vực, các địa phương để phát triển du lịch . Kết hợp bảo tồn , trùng tu, tôn ta ̣o nhằm phát huy các giá trị văn hóa vật thể như hệ thống các công trình , kiến trúc, điêu khắc, di tích lịch sử, văn hóa với các giá trị văn hóa phi vật thể trên đi ̣a bàn t ỉnh như hát chèo, hát ca trù, hát xẩm, hát văn,... Triển khai thực hiện Đề án khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát xẩm (giai đoạn 1), Đề án bảo tồn và khai thác hát văn ở phủ Đồi Ngang, xã Phú Long, huyện Nho Quan, Đề án bảo tồn và khai thác múa trống dân gian xã Khánh Tiên , huyện Yên Khánh , Đề án bảo tồn văn hóa cồng chiêng xã Kỳ Phú , huyện Nho Quan . Các đề án phát triển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch như Đề án khôi phu ̣c làng hoa đào phai (thị xã Tam Điệp), làng hoa (thành phố Ninh Bình), làng nghề thêu Văn Lâm (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư), làng đá Mỹ Nghệ (xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư), làng nghề cói ở Kim Sơn.
Năm là, đẩy mạnh công tác quảng bá , xúc tiến du lịch trên các phương tiê ̣n truyền thông có uy tín trong nước và quốc tế . Hoàn chỉnh hồ sơ và trình Tổ chức Giáo du ̣c , Khoa ho ̣c và Văn hóa của Liên hiê ̣p quốc UNESCO công nhận quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động là di sản văn hóa , thiên nhiên thế giới trong năm 2014. Tiếp tục tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế ở trong và ngoài nước ; tổ chức thường xuyên chương trình Famtrip (hình thức du lịch tìm hiểu , làm quen, tiếp thị) để các hãng lữ hành, phóng viên các hãng thông tấn báo chí có uy tín đến Ninh Bình nghiên cứu, khảo sát, xây dựng các chương trình du lịch và quảng bá du lịch. Tăng cường hợp tác, liên kết du lịch với các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Sáu là , tăng cường công tác đào tạo , bồi dưỡng nâng cao chất lượng
76
nguồn nhân lực du lịch ; thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng trình độ quản lý , kiến thức du lịch , ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp , ứng xử cho lực lượng tham gia vào hoa ̣t đô ̣ng dịch vụ du lịch ; mở rộng các hình thức liên kết đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch chuyên ngành cho các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh.
77
KẾT LUẬN
1/ Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với địa hình cácxtơ được các biến đổi địa chất theo thời gian và phù sa bồi đắp tạo cho Ninh Bình được ví như một "Hạ Long trên cạn" với vô số các hang động, đầm hồ, núi ngập nước có giá trị phát triển du lịch. Ninh Bình hội tụ đầy đủ các yếu tố của một Việt Nam thu nhỏ: có rừng, núi, sông, biển với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu du lịch quốc gia. Ninh Bình là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch văn hóa với hàng loạt các đình, đền, chùa, di tích lịch sử và cũng là nơi ghi dấu những chiến công oai hùng của dân tộc. Trong quy hoạch phát triển vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ, Ninh Bình được ưu tiên phát triển thành một trung tâm du lịch. Sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của Việt Nam đã hình thành một tam giác tăng trưởng du lịch của miền Bắc: Hà Nội - Quảng Ninh - Ninh Bình.
2/ Để phát huy tổng hợp các lợi thế trong phát triển du lịch, du lịch Ninh Bình cần đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ du lịch của miền Bắc Bộ và các địa phương liền kề. Đồng thời cần có biện pháp cụ thể nhằm khai thác những tiềm năng sẵn có trên cơ sở định lượng đánh giá các điểm, cụm và tuyến du lịch.
3/ TCLT du lịch Ninh Bình chịu ảnh hưởng của hàng loạt yếu tố khác nhau như tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, các điều kiện kinh tế xã hội chính trị như: dân cư, điều kiện sống, thời gian nhàn rỗi... Nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn hơn cả là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây cũng chính là thế mạnh du lịch của Ninh Bình còn hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn chưa đồng bộ. Gần đây hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của tỉnh đã được Nhà nước quan tâm hơn nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
4/ Đề tài đã vận dụng có chọn lọc lí luận về TCLT du lịch trên thế giới và Việt Nam vào điều kiện cụ thể của Ninh Bình. Các hình thức TCLT du lịch
78
được xác định ở đây là điểm, cụm và tuyến du lịch. Sự phát triển và hoạt động của các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch đã góp phần biến các tiềm năng trở thành hiện thực, tạo điều kiện thu hút ngày càng nhiều khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Nhờ việc tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý, thời gian qua hoạt động kinh doanh du lịch đã có tốc độ tăng trưởng khá cao, mạng lưới kinh doanh được mở rộng, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng... Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp, loại hình sản phẩm đơn điệu, chủ yếu là du lịch tham quan vãn cảnh, du lịch hành hương lễ hội,….
5/ Để khai thác có hiệu quả việc tổ chức lãnh thổ du lịch Ninh Bình cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đề tài tập trung vào 3 giải pháp chính là giải pháp về tổ chức, quản lí và quy hoạch; giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch.
6/ Nghiên cứu TCLT du lịch tỉnh Ninh Bình góp phần hoàn thiện những phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu. Trên cơ sở đó, xác định được các chỉ tiêu đánh giá định lượng để quy hoạch TCLT du lịch của tỉnh, góp phần khai thác có hiệu quả hơn những tiềm năng du lịch của tỉnh.
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, (2001). Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Đỗ Thị Mùi, (2010). Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La,
Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. (1995). Giáo trình địa lí kinh tế xã
hội Việt Nam. NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, (2005) Địa lí kinh
tế xã hội đại cương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
5. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng. (1996), Địa lí du lịch. NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX. 7. www.ninhbinh.gov.vn
80
PHỤ LỤC ẢNH
NINH BÌNH – ĐẤT NƢỚC- CON NGƢỜI
Hình 1. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long
Hình 2. Tam Cốc – Bích Động
81
Hình 4. Nhà thờ đá Phát Diệm
Hình 5. Một góc khu du lịch sinh thái Tràng An
82
Hình 7. Cây chò ngàn năm tuổi ở Vườn quốc gia Cúc Phương
Hình 8. Núi chùa Bái Đính
83
Hình 10. Lễ hội cồng chiêng của bà con dân tộc Mường ở Nho Quan