Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước c p huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính Kế hoạch huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 28 - 44)

NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN

1.2. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước c p huyện

Theo Phạm Văn Khoan: “Dự toán chi NSNN là quá trình đánh giá, phân tích nhu cầu chi trên cơ sở cân đối nguồn thu để từ đó xác định các chỉ tiêu, cơ cấu chi cho phù hợp” [23, 21]. Lập dự toán NSNN nói chung và lập dự toán chi NSNN nói riêng là khâu đầu tiên quan trọng, là giai đoạn khởi đầu trong một quá trình ngân sách, tạo tiền đề cơ sở cho các khâu tiếp theo, nếu việc lập dự toán NSNN được thực hiện có đầy đủ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

cơ sở khoa học và phù hợp thực tiễn, đảm bảo đúng tiến độ, thời gian quy định thì việc thực hiện NSNN và quyết toán NSNN sẽ rất chất lượng và hiệu quả, chính vì vậy việc lập dự toán NSNN phải được đặt trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng với các giai đoạn sau của toàn bộ quá trình ngân sách, trong đó chi NSNN là các mục tiêu cần thực hiện, nó phác họa chương trình làm việc của Nhà nước trong một năm, còn thu ngân sách nhà nước là phương tiện để thực hiện các mục tiêu đó.

1.2.1.2. Yêu cầu của lập dự toán chi NSNN cấp huyện

Dự toán chi NSNN cấp huyện phải cân đối với nguồn thu NSNN cấp huyện, phải được tổng hợp theo từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dự phòng ngân sách. Thực hiện yêu cầu này sẽ đảm bảo tính cụ thể, thống nhất, có căn cứ khoa học phù hợp với thực tiễn. Dự toán chi ngân sách của đơn vị dự toán các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản chi theo mục lục NSNN theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong đó: dự toán chi đầu tư XDCB được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

1.2.1.3. Nội dung của lập dự toán chi NSNN cấp huyện a) Dự toán chi đầu tư phát triển

- Lập kế hoạch: Trên cơ sở nguồn thu để chi cho đầu tư phát triển, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện của các dự án, căn cứ số liệu thu, chi ngân sách năm trước, phòng TCKH huyện lập dự toán thu, chi ngân sách năm sau, trong đó có nội dung chi đầu tư phát triển. Phòng TCKH trình UBND huyện, xin ý kiến thường trực HĐND huyện trước khi gửi sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét. Trên cơ sở đề xuất dự toán thu, chi ngân sách huyện, sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức thảo luận với huyện làm cơ sở để các sở tham mưu UBND tỉnh giao dự toán thu, chi ngân sách huyện trong đó có chỉ tiêu chi đầu tư phát triển.

- Phân bổ vốn đầu tư: Các Ban quản lý dự án trên địa bàn huyện, UBND các xã, thị trấn lập tờ trình về việc hỗ trợ nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

huyện gửi về UBND huyện. Phòng TCKH là đầu mối tiếp nhận các tờ trình trên và thực hiện tổng hợp. Căn cứ vào các mục tiêu, định hướng phát triển KTXH của năm kế hoạch, khả năng ngân sách huyện dành cho chi đầu tư XDCB, tiến độ thực hiện dự án, tỉ lệ cơ cấu ngân sách huyện trong Quyết định cho phép lập dự án đầu tư, Phòng TCKH tham mưu UBND huyện phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đủ điều kiện trình HĐND huyện phê chuẩn.

Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý theo quy định Luật NSNN và các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB.

Sau khi phân bổ vốn đầu tư, UBND huyện gửi kế hoạch vốn đầu tư đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính để báo cáo, tiến hành giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư để thực hiện, đồng thời gửi phòng TCKH, KBNN để theo dõi, điều hành, kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư.

- Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư: Trong quá trình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, Phòng TCKH phối hợp với KBNN huyện, hưởng dẫn các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân kịp thời kế hoạch vốn đầu tư, đồng thời tiến hành rà soát, tham mưu UBND huyện trình HĐND huyện điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư đối với những dự án không có khả năng thực hiện sang cho những dự án có khả năng thực hiện.

b) Dự toán chi thường xuyên - Căn cứ lập dự toán:

+ Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động ANQP và các hoạt động xã hội khác trong từng giai đoạn nhất định. Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng dự toán chi thường xuyên của NSNN có một cách nhìn tổng quát về những mục tiêu và nhiệm vụ mà NSNN phải hướng tới.

+ Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí thường xuyên của NSNN kỳ kế hoạch.

Đây chính là việc cụ thể hóa các chủ trương của Nhà nước trong từng giải đoạn phát triển KTXH kết hợp với các định mức chi thường xuyên sẽ là những yếu tố cơ bản để xác lập dự toán chi thường xuyên của NSNN.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

+ Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳ kế hoạch. Muốn dự toán được khả năng này phải dựa vào cơ cấu thu NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu kỳ kế hoạch.

+ Các chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành và dự kiến những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. Đây là cơ sở pháp lý cho việc tính toán và bảo vệ dự toán chi của NSNN. Đồng thời là cơ sở cho quá trình chấp hành dự toán, không bị rơi vào tình trạng hụt hẫng khi có sự điều chỉnh hoặc thay đổi một hay một số chế độ chính sách chi nào đó.

+ Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên kỳ báo cáo sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập dự toán chi theo các phương diện: tính phù hợp của các định mức chi, tính phù hợp của các hình thức cấp phát, hướng gia tăng của các khoản chi cả về tốc độ và cơ cấu diễn ra như thế nào.

- Trình tự lập dự toán:

+ Hàng năm căn cứ các văn bản Chính phủ, của UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN, Hướng dẫn của Sở Tài chính về việc lập dự toán ngân sách đối với cấp huyện, cấp xã. UBND huyện chỉ đạo Phòng TCKH huyện hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã lập dự toán NSNN năm sau, trong đó có dự toán chi thường xuyên.

+ Trên cơ sở dự toán NSNN do các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã trình, Phòng TCKH huyện xem xét và tổng hợp dự toán chi NSNN cấp huyện, trong đó có dự toán chi thường xuyên, trình UBND huyện xem xét. UBND huyện trình Ban Thường vụ Huyện ủy thông qua và trình sở Tài chính tổng hợp trên phạm vi toàn tỉnh. UBND tỉnh xem xét trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua, trình HĐND tỉnh quyết định dự toán NSNN cấp tỉnh. Sau khi HĐND tỉnh quyết định dự toán, UBND tỉnh phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện.

+ Trên cơ sở dự toán NSNN cấp huyện được UBND tỉnh phân bổ, UBND huyện chỉ đạo phòng TCKH hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã hoàn chỉnh dự toán, tổng hợp trình UBND huyện xem xét cho ý kiến chính thức.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

UBND huyện trình Huyện ủy thông qua để trình HĐND huyện quyết định. Căn cứ Luật tổ chức HĐND&UBND ngày 06/11/2003 (Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015), Luật NSNN ngày 16/12/2002 ( Luật NSNN 2015), trên cơ sở xem xét báo cáo của UBND huyện về dự toán chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ NSNN cấp huyện, báo cáo thẩm tra của Ban KTXH- HĐND huyện và ý kiến của đại biểu HĐND huyện, HĐND huyện phê chuẩn dự toán chi NSNN cấp huyện, trong đó có dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện.

1.2.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà n c cấp huyện a) Chấp hành dự toán chi NSNN

Chấp hành dự toán chi NSNN là quá trình thực hiện dự toán chi NSNN sau khi được các cấp có thẩm quyền thông qua theo những trật tự, nguyên tắc nhất định, là khâu cốt yếu mang tính quyết định đối với một chu trình ngân sách, nếu khâu lập dự toán chi NSNN có tốt thì cũng đang là dự toán, chúng có phục vụ tốt quá trình phát triển KTXH của địa phương hay không thì lại tùy thuộc vào hoạt động chấp hành dự toán chi NSNN. Hoạt động chấp hành dự toán chi NSNN luôn có sự tham gia của Nhà nước, gắn với lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tham gia vào tất cả các quan hệ chấp hành chi ngân sách, cho dù ở giai đoạn phân bổ hay chi ngân sách.

Hoạt động chấp hành chi NSNN là việc sử dụng các nguồn thu NSNN vào việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.

b) Yêu cầu của chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện

Mọi khoản chi NSNN phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục do Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn quy định. Việc thực hiện mọi khoản chi phải được tiến hành thông qua tài khoản của các đơn vị mở tại KBNN.

c) Nội dung chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện

- Phân bổ và thông báo dự toán chi; Sau khi được HĐND huyện thông qua dự toán và phân bổ dự toán chi, UBND huyện ban hành quyết định giao dự toán và phân bổ dự toán cho các đơn vị cấp huyện, cấp xã, căn cứ quyết định của UBND huyện, Phòng TCKH thực hiện thông báo dự toán cho các đơn vị dự toán đồng thời hướng dẫn triển khai thực hiện dự toán, các đơn vị dự toán lập dự toán chi tiết hàng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tháng, quý, năm theo mục lục NSNN, gửi Phòng TCKH và KBNN làm căn cứ quản lý và kiểm soát chi.

- Thực hiện chi NSNN cấp huyện:

+ Phòng TCKH thực hiện cấp phát vốn đầu tư và kinh phí chi thường xuyên theo dự toán qua KBNN để các chủ đầu tư và đơn vị dự toán thực hiện chi theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.

+ Chi trả, thanh toán theo dự toán chi thường xuyên: Đối tượng chi trả thanh toán theo dự toán bao gồm các khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao.

+ Chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền: bao gồm chi cho các cơ quan, đơn vị không có mã quan hệ ngân sách huyện, chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

+ Thanh toán vốn đầu tư XDCB: việc cấp phát, thanh toán thực hiện theo quy định về đầu tư XDCB hiện hành.

+ Chi trả, thanh toán bằng hiện vật, ngày công lao động: được cơ quan tài chính quy đổi ra đồng việt nam để làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm lệnh chi ngân sách gửi KBNN để hạch toán thu, chi NSNN.

+ Phòng TCKH phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phí cho nhu cầu chi từ nguồn NSNN. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại đơn vị được cấp, sao cho các khoản chi tiêu đảm bảo đúng quy định hiện hành. Việc kiểm tra, giám sát phải được tiến hành một cách liên tục và có hệ thống thông qua các hình thức sau:

Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng ngày thông qua mỗi nghiệp vụ cấp phát kinh phí cho nhu cầu chi.

Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ bằng việc thẩm định các báo cáo tài chính hàng quý của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Thực hiện kiểm tra, giám sát một cách đột xuất tại đơn vị bằng việc tổ chức thanh tra tài chính.

+ Hàng năm, UBND huyện tổ chức tập huấn các chế độ, chính sách mới của Nhà nước về tài chính, ngân sách, đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn đến các đơn vị cấp dưới và các đơn vị dự toán ngân sách để thực hiện.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

1.2.3. Quyết toán chi ngân sách nhà n c cấp huyện

- Quyết toán NSNN nói chung, và quyết toán chi NSNN là khâu quan trọng, khâu cuối cùng trong một chu trình ngân sách, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan, từ đơn vị sử dụng ngân sách đến đơn vị kiểm soát và quản lý chi ngân sách, nhằm tổng kết, đánh giá việc chấp hành Luật NSNN, cũng như các chính sách tài chính, ngân sách của năm ngân sách đã qua. Giai đoạn này được tính từ khi năm ngân sách kết thúc cho đến khi cấp thẩm quyền phê chuẩn báo cáo quyết toán NSNN.

- Yêu cầu của quyết toán chi NSNN cấp huyện;

+ Tất cả các nghiệp vụ chi NSNN phát sinh trong năm tài khóa đều phải được hạch toán, quyết toán kịp thời, đầy đủ và chính xác, phải đánh giá được tính tuân thủ, tính hiệu lực của chi NSNN.

+ Quyết toán chi NSNN phải đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán, kiểm toán, thực hiện đúng quy trình và công khai minh bạch theo Luật định.

- Nội dung quyết toán chi NSNN cấp huyện: Các đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN, cơ quan tài chính phải tổ chức công tác kế toán, quyết toán chi NSNN theo quy định của pháp luật về kế toán, cụ thể:

+ Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm) các đơn vị dự toán và ngân sách các cấp phải thực hiện công tác khóa sổ kế toán theo quy định.

+ Thực hiện điều chỉnh quyết toán ngân sách trong thời gian chỉnh lý, là thời giai các cấp ngân sách thực hiện việc giải quyết các tồn đọng của năm báo cáo và đối chiếu, điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán, kế toán, hoàn chỉnh số liệu để quyết toán chi NSNN năm báo cáo.

+ Việc thẩm tra quyết toán năm của các đơn vị sử dụng ngân sách và ngân sách cấp dưới phải được Phòng TCKH huyện thực hiện, trước khi tổng hợp quyết toán chi NSNN trên địa bàn huyện.

+ Báo cáo quyết toán chi NSNN huyện phải được Sở Tài chính thẩm định, HĐND huyện phê chuẩn theo thẩm quyền.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

1.2.4. Kiểm soát chi ngân sách nhà n c cấp huyện

- Kiểm soát chi NSNN: “là quá trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát, thanh toán và chi trả các khoản chi của NSNN” [25, 30].

- Yêu cầu của kiểm soát chi NSNN cấp huyện:

+ Làm cho hoạt động chi ngân sách đạt được hiệu quả cao nhất, có tác động tích cực đến phát triển KTXH, tránh tình trạng làm cho quỹ NSNN bị cắt đoạn, phân tán, gây căng thẳng trong quá trình điều hành ngân sách.

+ Phải được tiến hành một cách chặt chẽ, thận trọng, nhưng không được máy móc, gây phiền hà cho đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Tổ chức bộ máy đơn giản, gọn nhẹ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

+ Kiểm soát chi phải được đồng bộ nhất quán, thống nhất với việc quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN.

- Nội dung kiểm soát chi NSNN cấp huyện:

+ Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự toán của đơn vị còn đủ để chi.

+ Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi.

+ Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, KBNN căn cứ vào dự toán NSNN đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao để kiểm soát.

+ Tính hợp pháp của con dấu, chữ ký của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa phòng TCKH và KBNN để đảm bảo chi đúng, chi đủ cho các đơn vị.

+ Thực hiện công tác kiểm tra việc sử dụng ngân sách tại đơn vị định kỳ.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính Kế hoạch huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 28 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)