Mục tiêu giảm nghèo tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 79 - 93)

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG C O CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓ , TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚI

3.3. Mục tiêu giảm nghèo tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Trên cơ sở chỉ thị số 07-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị khóa XVI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 - 2020”. Ban Thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa ban hành kế hoạch với những quan điểm chỉ đạo như sau:

Tập trung các nguồn lực thực hiện nhằm cải thiện đời sống, tăng thu nhập, tạo mọi điều kiện cho người nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin…); tăng cường đầu tư

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

để nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giảm nghèo. Phân công các ban, nghành, đoàn thể nhận giúp đỡ, đỡ đầu, tạo dựng và duy trì phong trào giảm nghèo có địa chỉ trong toàn huyện; Đảng ủy các xã, thị trấn, chi bộ trực thuộc đảng ủy phải là nồng cốt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo ở địa phương; Đảng ủy các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo xây dựng từ 1 - 2 mô hình khu dân cư không có hộ nghèo. Hàng năm, các xã, thị trấn phải đăng ký mục tiêu giảm nghèo; đồng thời đưa mục tiêu giảm nghèo vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể, cá nhân cán bộ đảng viên.

Tập trung các nguồn lực cho công tác giảm nghèo; tập trung triển khai có hiệu quả những cơ chế, chính sách về phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận ngèo người dân tộc thiểu số; chăm sóc sức khẻo và bảo hiểm y tế, giáo dục và đào tạo, nhà ở, trợ giúp pháp lý, chính sách giảm nghèo gắn với quốc phòng - an ninh giai đoạn 2016-2020.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc cơ chế quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia, cơ chế quản lý vốn đầu tư, lập và giao kế hoạch trung hạn; cơ chế quản lý và thanh quyết toán các nguồn lực thực hiện chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo.

3.3.2. Mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo cụ thể tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 10% đến 12%;

thu nhập bình quân đầu người đạt trên 35 triệu đồng/người/năm.

Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm bình quân 2,5 - 3,0%/năm.

Tập trung nguồn lực, phấn đấu đến năm 2020 giải quyết một cách cơ bản về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, trạm y tế, trường học.

Nâng cao mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu như sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế và tiếp cận được các dịch vụ y tế theo quy định.

- 100% các trạm y tế xã, thị trấn có ít nhất 01 bác sĩ/trạm

- 100% học sinh, sinh viên con em hộ nghèo, cận nghèo được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định; 85% hộ nghèo có người từ 15 tuổi đến dưới 30 tuổi tốt nghiệp THCS và THPT; 100% hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường.

- Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo nhằm đạt 81,5% hộ nghèo có nhà ở đảm bảo về chất lượng và 73,5% hộ nghèo được đảm bảo diện tích về nhà ở.

- 90% hộ nghèo được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 60% hộ nghèo có nhà tiêu hợp vệ sinh.

- 90% hộ nghèo được sử dụng viễn thông; 95% hộ nghèo có tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Thực hiện kịp thời và hiệu quả các chính sách, dự án hộ trợ giảm nghèo bền vững đặc thù, phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- 100 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có đủ điều kiện theo quy định được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

- 750 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm và hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức vào sản xuất.

- 750 lao động nghèo, cận nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn; tỷ lệ lao động học nghề có việc làm mới, hoặc tiếp tục làm nghề cũ có hiệu quả cao đạt tỷ lệ trên 75%.

- 4.000 lượt hộ nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí.

- 3.500 hộ nghèo ở vùng xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ hưởng thụ về văn hóa và thông tin.

- 575 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn được đào tạo để tham gia xuất khẩu lao động.

- 600 hộ nghèo ở vùng xã được hỗ trợ phát triển sản xuất, tham gia mô hình nhân rộng giảm nghèo bền vững.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- 100% hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ các chế độ, chính sách quy định của Nhà nước.

- 100% cán bộ, công chức cấp xã, trưởng thôn, bản khu phố và cán bộ đoàn thể được tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực để tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo.

3.4. Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới

3.4.1. Giải pháp tuyên truyền

ác định mục tiêu giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là tiêu chí thi đua, phấn đấu của cả hệ thống chính trị và bản thân người nghèo; vì vậy cần tập trung, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, phát huy vai trò Mặt trận và các đoàn thể nhân dân để thực hiện tốt công tác giảm nghèo.

Hàng năm, chính quyền cấp huyện, các xã phải đăng ký phấn đấu mục tiêu giảm nghèo; đưa mục tiêu giảm nghèo vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương; Tổ chức thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo quy định, nhằm làm căn cứ xây dựng kế hoạch cụ thể ở từng địa phương để tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp giảm nghèo một cách đồng bộ, có hiệu quả; Ban chỉ đạo Giảm nghèo bền vững phân công các thành viên phụ trách địa bàn xã, thị trấn, định kỳ hàng quý, 06 tháng, năm báo cáo kết quả lên ban chỉ đạo về kết quả thực hiện hiện chương trình giảm nghèo tại địa bàn được phân công.

Công tác tuyên truyền vận động phải được tiến hành thường xuyên, bằng nhiều hình thức, có trọng tâm, trọng điểm để mọi người, mọi tổ chức nhận thức rõ quan điểm, phương châm giải quyết của chương trình xoá đói giảm nghèo; kịp thời giới thiệu những kinh nghiệm tốt, nhân tố mới, mô hình giỏi từ thực tiễn để nhân rộng ra toàn huyện.

Kịp thời nêu gương, động viên và khen thưởng những hộ nghèo điển hình trong việc thoát nghèo, đồng thời nhắc nhở, phê phán các trường hợp lợi dụng chính sách giảm nghèo để trục lợi; không có ý chí vươn lên, không muốn thoát nghèo.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tăng cường công tác quản lý hộ nghèo đảm bảo chặt chẽ, điều tra xác định chính xác hộ nghèo đúng quy trình, dân chủ, công khai, minh bạch từ cơ sở; cán bộ điều tra phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chí công, vô tư.

Huy động sự tham gia vào công tác giảm nghèo của các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể và các tổ chức từ thiện dưới nhiều hình thức phù hợp để kết nghĩa, đỡ đầu cho các xã đặc biệt khó khăn của huyện; các xã, chủ động tổ chức các đoàn giao lưu gặp gỡ, hỗ trợ về đời sống và sản xuất cho người nghèo; kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ các hộ bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhằm hạn chế tái nghèo phát sinh do các nguyên nhân rủi ro.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để làm cho bản thân người nghèo, hộ nghèo nhận thức và hiểu rõ nguyên nhân của đói nghèo xuất phát từ các điều kiện KT – XH, chứ không phải do số phận. Vì vậy, con người hoàn toàn có thể vượt qua đói nghèo khi hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục nó. Từ nhận thức đúng sẽ giúp cho người nghèo có niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai, có ý chí, nghị lực vươn lên chiến tháng đói nghèo. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng, vì nó chính là tiền đề và cơ sở để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của bản thân người nghèo trong phát triển sản xuất, kinh doanh để vượt qua đói nghèo.

Công tác tuyên truyền giáo dục còn phải làm cho cộng đồng xã hội thấy rõ mục đích, ý nghĩa thiết thực của việc ĐGN. Công tác đó không chỉ đơn thuần là công tác xã hội, từ thiện mà là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, làm lành mạnh đoàn kết, nhân ái…; tăng cường giới thiệu những mô hình tốt, những điển hình hay, những điểm sáng…để từ đó khơi dậy tính tự giác và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các nghành và cộng đồng xã hội, làm cho phong trào GNBV đạt hiệu quả ngày càng cao và bền vững.

3.4.2. Giải pháp về nguồn vốn vay cho hộ nghèo

Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới đói nghèo, việc cung cấp vốn tín dụng là một trong những giải pháp hết sức thực tiễn và có ý nghĩa trong công tác giảm nghèo hiện nay.

Trong các năm qua, tuy đã có nhiều biện pháp hỗ trợ vốn cho người nghèo nhưng thực tế vốn chuyển tải đến người nghèo chưa đáp ứng nhu cầu vay của hộ nghèo, hiệu quả sử dụng chưa cao; vì vậy:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngân hàng chính sách xã hội, các ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện cần có giải pháp đơn giản hóa thủ tục vay vốn để tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay để cho hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh tự tạo việc làm, tăng thu nhập; hoặc để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập;

trang trải các chi phí để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đồng thời có sự hướng dẫn sử dụng vốn một cách có hiệu quả.

Tiếp tục phát huy hiệu quả các tổ chức nhận ủy thác vay vốn và các tổ tiết kiệm vay vốn của các tổ chức đoàn thể. Thực hiện cho vay có điều kiện, hộ nghèo có nhu cầu vay vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh và được các tổ chức đoàn thể tín chấp cho vay; đồng thời có kế hoạch xử lý theo quy định đối với các hộ có nợ đọng kéo dài, không có điều kiện trả nợ.

Đảm bảo nguồn vốn cho vay, rà soát các thủ tục, cơ chế cho vay, thu nợ đảm bảo đúng kỳ hạn, quay vòng vốn nhanh và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được các nguồn vốn vay.

Đảm bảo nguồn kinh phí cho học sinh, sinh viên hộ nghèo vay theo quy định của Nhà nước, không để học sinh, sinh viên hộ nghèo do không vay được tiền mà phải bỏ học.

Các tổ chức đoàn thể, cán bộ khuyến nông hướng dẫn hộ nghèo lập phương án và tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Gắn cho vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn theo hướng điều chỉnh cơ cấu ngành nghề có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương và theo khả năng quy mô, trình độ sản xuất từng vùng, từng hộ.

Bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn vốn để thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo đặc thù; lồng ghép thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn vốn đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng tham gia công tác giảm nghèo bền vững.

Tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Nâng mức cho vay tối đa của nhóm các

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

chương trình tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho các hộ vay đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; kéo dài thời hạn cho vay tối đa để phù hợp chu kỳ sản xuất, kinh doanh của các loại cây trồng, vật nuôi. Đồng thời cho phép kéo dài thời gian hộ gia đình được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo.

3.4.3. Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho hộ nghèo

Thiếu đất sản xuất cũng là nguyên nhân dẫn đến nghèo, vì đa số hộ nghèo có mức thu nhập từ nguồn sản xuất nông nghiệp, vì vậy không có đất sản xuất là một rào cản lớn trong quá trình phát triển kinh tế của hộ nghèo; vì vậy chính quyền địa phường cần phải:

Tổ chức điều tra, rà soát, thống kê, lập danh sách số hộ nghèo gặp khó khăn về đất sản xuất, đất làm nhà ở để có cơ sở thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về đất sản xuất, đất làm nhà ở.

Vận động toàn xã hội tham gia đóng góp vào quỹ vì người nghèo để có nguồn lực hỗ trợ xóa nhà tạm, sửa chữa nhà ở.

Triển khai có hiệu quả chính sách về nhà ở cho hộ nghèo; tập trung huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hảo tâm để hỗ trợ xây dựng, cải tạo nhà ở cho hộ nghèo đảm bảo mức tối thiểu về diện tích, chất lượng nhà ở theo quy định.

Thực hiện hỗ trợ khai hoang, phục hóa đất sản xuất, đất rừng, kết hợp với tổ chức hỗ trợ phát triển trồng trọt, chăn nuôi tạo việc làm cho người nghèo.

Trong quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương phải tính đến nhu cầu quỹ đất dự phòng nhằm phục vụ lâu dài cho việc tách hộ, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất ở và đất sản xuất về lâu dài, góp phần ổn định đời sống của nhân dân.

3.4.4. Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực; thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hộ nghèo

Cần xây dựng một chương trình tổng thể về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đối tượng là hộ nghèo, bao gồm cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và cả đội ngũ làm công tác giảm nghèo. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với cán bộ luân chuyển vào vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên đào tạo và bố trí việc làm cho con em đồng bào DTTS, hộ nghèo sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng về địa phương.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại miền núi phải gắn với nhiệm vụ thực tế, phải tiến hành thường xuyên, có nội dung cụ thể, thiết thực; chú trọng thực chất trong công tác đào tạo, cũng như thực chất giá trị của người được đào tạo, người nghèo tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đa số là các DTTS, do điều kiện sống kép kín, ít giao lưu tiếp xúc với bên ngoài nên nhận thức nhiều mặt còn hạn chế, do vậy “Cần chú ý phát triển loại Trường Thanh niên dân tộc vừa học vừa làm để đào tạo cán bộ địa phương vừa có văn hóa, vừa có kỹ thuật, kỹ năng và giỏi lao động, đồng thời tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa địa phương”. Trong công tác đào tạo cán bộ, giáo dục tư tưởng cho cán bộ cần quan tâm thường xuyên đến vấn đề khắc phục tự ti dân tộc. Công tác cán bộ, nhất là đối với người DTTS là vấn đề cần thiết được đặc biệt quan tâm; vì thế, một mặt cần duy trì tỷ lệ thỏa đáng và đảm bảo cơ cấu người DTTS trong bộ máy của Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, mặt khác phải tập trung quy hoạch tạo nguồn, chuẩn bị đội ngũ cán bộ người DTTS cả trước mắt vầ lâu dài. Do đó, cần có kế hoạch dài hạn như sau:

Tập trung phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú, lựu chọn học sinh có triển vọng trong các trường này cho đi đào tạo ở bậc cao hơn, coi đây là nguồn bổ sung cán bộ DTTS chủ yếu và quan trọng của tỉnh, nhằm đảm bào trong thời gian xắp đến có một đội ngũ cán bộ kế cận vững vàng vùng đồng bào dân tộc góp phần trong công cuộc giảm nghèo tại địa phương.

Trong điều kiện của một huyện miền núi có điều kiện, kinh tế còn nhiều khó khăn, đi lại của con em đồng bào DTTS còn gặp nhiều khí khăn; huyện cần có những hợp đồng đào tạo theo địa chỉ (với sự hộ trợ của tỉnh, trung ương) với các trường Đại học Nông nghiệp Huế, Đại học y khoa Huế, Đại học kinh tế Huế, Đại học sư phạm Huế, đặc biệt là Trường Trung cấp nông nghiệp và Cao đẳng sư phạm Quảng Trị để đào tạo các chuyên môn về nông học, kinh tế, y khoa và điều dưỡng khoa, giáo viên…

để đào tạo đội ngũ cán bộ là người DTTS đủ đức, đủ tài, hiểu biết khoa học, kỹ thuật để tổ chức, lãnh đạo.

Hoàn thiện quy chế, xây dựng nội dung chương trình và hệ thống trường lớp để tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về các lĩnh vực: quản lý nhà nước, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ở cơ sở. Đối với thôn, bản ngoài việc lựa chọn cán bộ trưởng thành, gắn bó với thực tiễn, cần định hướng quy hoạch, sử dụng cán bộ từ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 79 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)