Chương 3 BIỆN PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
3.1. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn các trường Trung học cơ sở quận Hà Đông, Hà Nội
3.1.1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức cho các lực lượng liên quan về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn
* Ý nghĩa của biện pháp
Mục tiêu của biện pháp này là tác động làm thay đổi, nâng cao nhận thức cho lực lượng QLGD nhà trường và đội ngũ GV. Đặc biệt là giúp hiệu trưởng và TTCM nhận thức đầy đủ và đúng đắn về sự cấp bách cần phải bồi dưỡng nâng cao năng lực cho TTCM.
* Nội dung của biện pháp
Nội dung TTCM cần nhận thức là mối liên hệ giữa hoạt động quản lý của TTCM với sự phát triển chất lượng dạy học, giáo dục trong nhà trường.
* Cách thức thực hiện biện pháp
Trước hết, lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT phải có nhận thức đúng đắn việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS là việc làm cần thiết. Lãnh đạo Phòng giáo dục cần tăng cường tổ chức các hội thảo, sinh hoạt chuyên đề kèm theo các chế độ chính sách để khuyến khích, động viên các tổ trưởng chuyên môn tham gia nghiên cứu khoa học, đăng ký các đề tài, phổ biến các kinh nghiệm giảng dạy, quản lý ...
3.1.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn
* Ý nghĩa của biện pháp
Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của quá trình quản lý. Theo PGS.TS. Trần Kiểm " Kế hoạch hóa bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và bị quản lý "
[21, Tr.46]; " Lập kế hoạch là bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu các nguồn lực đã có và sẽ khai thác" [21, Tr.47].
* Nội dung của biện pháp
Nhận thức đày đủ về công tác bồi dưỡng TTCM là nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của hiệu trưởng các trường và của chính bản thân người TTCM
* Cách thức thực hiện biện pháp
Vào đầu năm học ( tháng 8 hàng năm ) sau khi ổn định tổ chức, hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm TTCM, Phòng Giáo dục tiến điều tra nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ TTCM các trường THCS trong toàn quận.
3.1.3. Xây dựng quy trình bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở.
* Ý nghĩa của biện pháp
* Nội dung của biện pháp
* Cách thức thực hiện biện p
3.1.4.Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn
* Ý nghĩa của biện pháp
Việc đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng vừa có nghĩa lý luận sâu sắc trong việc hướng tới một “xã hội học tập”, vừa phù hợp với thực tiễn công tác giáo dục hiện nay, đó là quan điểm giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng liên tục, học tập suốt đời đang trở thành phương thức chính yếu của mọi hoạt động giáo dục và đào tạo.
* Nội dung của và cách thức thực hiện biện pháp biện pháp
Một là, bồi dưỡng ngay tại cơ sở, kết hợp giao nhiệm vụ và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc.
Hai là, tổ chức bồi dưỡng tập trung ngắn ngày theo cụm trường, kết hợp lý thuyết với thực hành nghiệp vụ
Ba là, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo định kỳ vào các dịp nghỉ hè Bốn là, bồi dưỡng theo hình thức học tập từ xa
Năm là, khuyến khích các tổ trưởng chuyên môn tự học, tự bồi dưỡng
3.1.5. Chỉ đạo bảo đảm các điều kiện bồi dưỡng và phát huy ý thức tự bồi dưỡng của tổ trưởng chuyên môn
* Ý nghĩa của biện pháp
Từ thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm chỉ đạo hiệu trưởng các trường THCS tăng cường công tác quản lý nói chung, đặc biệt là quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM. Đây là một trong những biện pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng TTCM
* Nội dung của biện pháp
Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng TTCM các trường THCS theo từng năm học, dự kiến nguồn nhân lực, vật lực để triển khai hoạt động bồi dưỡng TTCM, có văn bản chỉ đạo hiệu trưởng các trường THCS tổ chức thực hiện bồi dưỡng TTCM, đồng thời tiến hành kiểm tra hoạt động bồi dưỡng TTCm của hiệu trưởng, coi kết quả bồi dưỡng TTCM là một tiêu chí đánh giá hiệu trưởng.
* Cách thức thực hiện biện pháp
Phòng Giáo dục và Đào chỉ đạo hiệu trưởng các trường điều tra nắm bắt thực trạng TTCM các trường THCS, nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ TTCM các trường THCS Căn cứ vào thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng
của đội ngũ TTCM, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS trong toàn huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo ra văn bản chỉ đạo hiệu trưởng các trường thực hiện kế hoạch, giao hiệu trưởng trực tiếp bồi dưỡng một số nội dung cho TTCM của đơn vị mình, đồng thời chỉ đạo TTCM thực hiện tốt nhiệm vụ tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân. Trong năm học, Phòng Giáo dục tổ chức kiểm tra chuyên đề về quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM của hiệu trưởng, hoặc kiểm tra lồng ghép khi thanh tra hành chính, chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục.
Lấy kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM là một tiêu chí để đánh giá, xếp loại hiệu trưởng. Hàng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá rút kinh nghiệm công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS tại hội nghị sơ kết học kỳ, tổng kết năm học
* Mối quan hệ giữa các biện pháp
Như vậy, năm biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và phát huy tác dụng của nhau để mang lại hiệu quả trong công tác bồi dưỡng TTCM trường THCS của quận. Cần tổ chức phối kết hợp đồng bộ cả 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM các trường THCS quận Hà Đông, để hướng tới xây dựng đội ngũ TTCM các trường THCS năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.