CHƯƠNG 3: PHÂN TÁCH BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP THEO CÁC NGUỒN THU NHẬP Ở VIỆT NAM
3.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.3.4. Phân tách bất bình đẳng thu nhập theo giới tính chủ hộ
Lý do đề tài tiếp tục so sánh đóng góp của các nguồn thu nhập giữa nhóm hộ gia đình có chủ hộ là nam và chủ hộ là nữ vào bất bình đẳng nhằm có những đánh giá nhất định về ảnh hưởng của giới tính trong bất bình đẳng thu nhập (mặc dù yếu tố giới tính chủ hộ chưa thể bao quát hết được vấn đề bất bình đẳng có liên quan đến giới tính). Bảng 3.4 trình bày kết quả phân tách Gini giữa hai nhóm này.
Có thể thấy bất bình đẳng thu nhập ở nhóm hộ có chủ hộ là nữ cao hơn so với nhóm hộ có chủ hộ là nam (Gini hai nhóm lần lượt là 0,44 và 0,4). Mặc dù vẫn có sự phân hoá rõ giữa hai nhóm nguồn thu nhập có xu hướng làm tăng Gini (gồm tiền lương, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, thu nhập từ nhà đất) và làm giảm Gini (thu nhập từ nông-lâm-ngư nghiệp, thu nhập khác) nhưng mức độ đóng góp khác nhau giữa hai nhóm hộ.
Bảng 3.4: Kết quả phân tách Gini theo nguồn thu nhập của nhóm hộ gia đình phân theo giới tính chủ hộ năm 2018
Nguồn thu
nhập Hộ có chủ hộ là nam Hộ có chủ hộ là nữ
Tỷ trọng trong tổng thu
nhập Gini
Tương quan với phân phối của tổng thu nhập
Tỷ trọng đóng góp vào Gini
Hệ số co giãn
Tỷ trọng trong tổng thu
nhập Gini
Tương quan với phân phối của tổng thu nhập
Tỷ trọng đóng góp vào Gini
Hệ số co giãn
Kí hiệu Sk Gk Rk Wk Sk Gk Rk Wk
Tiền lương 0.4957 0.6307 0.7069 0.546 0.0502 0.5257 0.6682 0.766 0.6054 0.0797 Nông-lâm-
ngư nghiệp 0.1929 0.6885 0.2196 0.072 -0.1209 0.1052 0.7952 0.1566 0.0295 -0.0757 Phi nông
nghiệp 0.2248 0.8382 0.6687 0.3112 0.0864 0.2352 0.8302 0.647 0.2843 0.049 Nhà và đất 0.0081 0.9821 0.6325 0.0124 0.0043 0.0131 0.9725 0.6313 0.0181 0.005 Khác 0.0785 0.7807 0.3855 0.0583 -0.0201 0.1208 0.7357 0.314 0.0628 -0.058
Tổng 1 0.4048 1 1 0 1 0.4444 1 1 0
Nguồn: Ước lượng của nhóm tác giả từ dữ liệu VHLSS 2018.
Đối với các nguồn thu nhập có xu hướng làm tăng Gini (hệ số co giãn dương), tiền lương có hệ số co giãn cao nhất ở nhóm hộ có chủ hộ là nữ (xấp xỉ 0,08). Lý do là ở nhóm hộ này thu nhập từ lương chiếm tỷ trọng lớn nhất (52,6%) và có xu hướng dành cho người giàu (Rk cao nhất, 0,76). Trong khi đó các nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp và nhà đất thấp hơn. Ở nhóm hộ gia đình có chủ hộ là nam, hệ số co giãn từ nguồn thu nhập phi nông nghiệp cao nhất (0,086). Kết quả phân tách cũng cho thấy các hộ có chủ hộ là nam đang có sự đa dạng hóa nguồn thu nhập ngoài lương tốt hơn (tỷ trọng từ hoạt động phi nông nghiệp và nông-lâm-ngư khá cao). Điều này có thể cho thấy phần nào lợi thế của các hộ có chủ hộ là nam so với các hộ có chủ hộ là nữ.
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Từ kết quả phân tách bất bình đẳng thu nhập theo nguồn thu nhập ở Việt Nam dựa trên số liệu VHLSS 2018, đề tài rút ra một số kết luận sau:
Tiền lương là nguồn có đóng góp cao vào bất bình đẳng trên cả nước, trên cả khu vực nông thôn và thành vị hay trên 8 vùng kinh tế, đây luôn là nguồn có ảnh hưởng quyết định tới Gini.
Xét trên quy mô cả nước hay trên khu vực thành thị và nông thôn đều xuất hiện xu hướng chung đó là tiền lương, thu nhập từ phi nông nghiệp và cho thuê nhà đất là nguồn thu nhập có hệ số co giãn dương trong khi đó nông – lâm – ngư nghiệp và nguồn khác lại là nguồn thu nhập có hệ số co giãn âm.
Xét trên 6 vùng kinh tế- xã hội, thu nhập từ nông- lâm – ngư nghiệp và nguồn khác có hệ số co giãn âm đối với bất bình đẳng thu nhập, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp và cho thuê nhà và đất ( đại diện cho sở hữu tài sản) lại có hệ số co giãn dương.
Đặc biệt, tiền lương là nguồn có hệ số co giãn vừa dương vừa âm trên 8 vùng cụ thể làm tại vùng Tây Nguyên và dương trên 5 vùng còn lại.
Xét về chỉ số gini của 2 khu vực thành thị, ta thấy hệ số gini của thành thị (0,3914
<0,4) thấp hơn nông thôn( 0,4532 >0,4) hay bất bình đẳng thu nhập ở nông thôn diễn ra có xu hướng cao hơn khu vực thành thị. Nguyên nhân là do phần lớn người dân tại khu vực thành thị bình đẳng và dễ dàng hơn trong tiếp cận các cơ hội phát triển về trình độ học vấn, kỹ năng làm việc thông qua giáo dục nên bất bình đẳng về thu nhập luôn thấp hơn khu vực nông thôn.
Nhìn chung, đóng góp của các nguồn vào BBĐ giữa các thành viên sống trong hộ có chủ hộ là nam và nữ không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, về mức độ đóng góp vào Gini (Wk) là ngược nhau. Với chủ hộ là nam, thu nhập từ nguồn khác có mức độ đóng góp vào vào bất bình đẳng thu nhập (Wk) dương (0,0021) trong khi với chủ hộ là nữ thì âm (- 0,005). Nguyên nhân của sự khác biệt này là trong nguồn thu nhập khác, có cả tiền gửi từ di cư, khi chủ hộ là nam, nguồn này có xu hướng phân bổ cho người có thu nhập cao (Rk
dương) đồng thời chủ hộ là nam thường có sức khỏe, thể chất tốt hơn, bản lĩnh cao hơn so với chủ hộ nữ, nên họ có xu hướng di cư từ vùng này sang vùng khác dễ dàng, từ Việt Nam ra nước ngoài xuất khẩu lao động, … Trong khi nếu hộ có chủ hộ là nữ thì nguồn này lại có xu hướng dành cho hộ nghèo (Rk âm), có thể các hộ này quá khó khăn và người phụ nữ đã phải chấp nhận để lại gia đình ở quê để di cư tìm việc làm.
Hàm ý chính sách
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để thực hiện nguyên tắc phân phối công bằng thì chúng ta phải thừa nhận sự tồn tại của sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập như một vấn đề tất yếu kinh tế, chấp nhận sự chênh lệch trong thu nhập do năng suất và hiệu quả lao động, nhưng phải trong giới hạn, mức độ cho phép (Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX). Khi bất bình đẳng thu nhập vượt mức cho phép, ảnh hưởng quá mức tới chính trị, kinh tế- xã hội,… Chính phủ sẽ có những biện pháp can thiệp để hạn chế bất bình đẳng xuống mức thấp nhất có thể.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà Đảng mà nhân dân ta đã lựa chọn, đang từng ngày xây dựng có một đặc trưng cơ bản là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển, không hy sinh hay đánh đổi tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, 2021)
Để xây dựng nền CNXH cần rất nhiều yếu tố, mà trong đó yếu tố đầu tiên và tiên quyết là kinh tế-xã hội. “Mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng XHCN”.
Vấn đề mấu chốt, nhạy cảm trong phát triển kinh tế là vấn đề về quan hệ phân phối.
Làm thế nào để quan hệ phân phối có thể huy động được tốt nhất nguồn vốn, kích thích sức sáng tạo, sức sản xuất, nhưng đồng thời không tạo ra “hố sâu bất bình đẳng”, gây bất ổn xã hội? - Đây luôn là nỗi trăn trở của các cấp chính quyền, nhà hoạch định chính sách
từ trước tới nay. Quan hệ phân phối cần phải bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, quyết tâm thực hiện quan điểm “không ai bị bỏ lại phía sau”, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đúng nghĩa.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu phát triển tổng thể của Việt Nam tới năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2045. Các văn kiện đã đề ra mục tiêu phát triển của đất nước với tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể đến năm 2045 “trở thành nước phát triển, thu nhập cao” nhưng phải tìm cách để không bị rơi vào bẫy “thu nhập trung bình”, nghĩa là
“thu nhập cao” phải là thu nhập thực tế của đại đa số người dân chứ không phải thu nhập cao của bộ phận người giàu.
Nhà nước đang từng bước thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và nhiều chương trình, kế hoạch khác, đồng thời quyết liệt thực hiện đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,... Đây là những điều kiện, chính sách, giải pháp quan trọng để bảo đảm quyền lợi và nâng cao thu nhập, đời sống của người dân nói chung, trong đó đặc biệt bảo vệ quyền lợi của nhóm thu nhập thấp, cố gắng thu hẹp khoảng cách trong thu nhập theo hướng tích cực trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề làm sao để giảm thiểu bất bình đẳng thu nhập luôn là một trong những mục tiêu được quan tâm ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể rút ra một số hàm ý chính sách nhằm giảm bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam trong thời gian tới cụ thể như sau:
Thu nhập từ tiền lương có đóng góp cao vào bất bình đẳng, là nhân tố ảnh hưởng nhất và quyết định mức độ bất bình bằng của cả quốc gia hay trên từng vùng khu vực, do đó Chính Phủ cần có các chính sách để đảm bảo hài hòa tối đa bình đẳng về mức lương, giảm thiểu sự chênh lệch không đáng có.
Sự khác biệt chênh lệch về tiền lương có thể do nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân khách quan mà Chính Phủ có thể can thiệp đó là sự khác biệt về trình độ giáo dục, đào tạo, sự phân biệt đối xử trong lao động,… dẫn tới mức tiền lương mỗi người nhận được là khác nhau. Ta nhận thấy, thu nhập từ chuyển nhượng có làm giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập vì nguồn này phân phối chủ yếu cho người nghèo, tuy
nhiên tác động biên khá nhỏ bởi lẽ đóng góp của nguồn vào tổng thu nhập rất thấp trên khu vực cả nước hay trên các vùng. Điều đó đòi hỏi phải nâng tỷ trọng thu nhập từ chuyển nhượng lên cao hơn để có tác động đủ lớn tới Gini khi nguồn thu nhập này thay đổi.
Nguồn thu nhập từ nông nghiệp, các hoạt động chăn nuôi... là những nguồn thu nhập chủ yếu dành cho người nghèo, người nông dân nên khi nguồn thu nhập này tăng sẽ giúp làm giảm BBĐ, trong khi thu nhập từ phi nông nghiệp đang có đóng góp dương - làm tăng BBĐ thu nhập. Do đó trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hoá khu vực nông thôn, giảm tỷ trọng khu vực này (so với các khu vực khác) nhưng vẫn cần phải chú trọng ứng dụng khoa học- công nghệ, máy móc hiện đại và hiệu quả để tăng năng suất và thu nhập cho nông dân, góp phần làm giảm gini.
Để nhằm tăng tính hiệu quả của thu nhập chuyển nhượng vào việc góp phần làm giảm
gini, các thu nhập từ chuyển nhượng có thể cần có vai trò lớn hơn trong thu nhập tức là nâng cao tỷ trọng nguồn thu nhập này lên, gây ảnh hưởng đủ lớn đến gini khi nguồn thu này thay đổi.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. He, Z., & Jiang, Y. (2020). Decomposing Income Inequality in the United States, 1962-2018. Available at SSRN 3598571.
2. Andrei, T., Oancea, B., Richmond, P., Dhesi, G., & Herteliu, C. (2017).
Decomposition of the Inequality of Income Distribution by Income Types—
Application for Romania. Entropy, 19(9), 430.
3. Rani, U., & Furrer, M. (2016). Decomposing income inequality into factor income components: Evidence from selected G20 countries (No. 994930893002676).
International Labour Organization.
4. Heshmati, A. (2004). A review of decomposition of income inequality. Available at SSRN 571703.
5. Nguyen, H., Doan, T., & Tran, T. Q. (2020). The effect of various income sources on income inequality: a comparison across ethnic groups in Vietnam. Environment, Development and Sustainability, 22(2), 813-834.
6. Xu, Y., Qiu, X., Yang, X., & Chen, G. (2018). Factor decomposition of the changes in the rural regional income inequality in southwestern mountainous area of China. Sustainability, 10(9), 3171.
7. Filauro, S., & Parolin, Z. (2019). Unequal unions? A comparative decomposition of income inequality in the European Union and United States. Journal of European Social Policy, 29(4), 545-563.
8. Wicaksono, E., Amir, H., & Nugroho, A. (2017). The sources of income inequality in Indonesia: A regression-based inequality decomposition (No. 667). ADBI Working Paper.
9. DECONSTRUCTING INCOME INEQUALITY IN COSTA RICA: AN INCOME SOURCE DECOMPOSITION APPROACH
10. Income inequality among agricultural households in India: A regression-based decomposition analysis
11. Leibbrandt, M., Finn, A., & Woolard, I. (2012). Describing and decomposing post- apartheid income inequality in South Africa. Development Southern Africa, 29(1), 19-34.
12. Ayyash, M., & Sek, S. K. (2020). Decomposing inequality in household consumption expenditure in Malaysia. Economies, 8(4), 83.
13. Azevedo, J. P., Inchauste, G., & Sanfelice, V. (2013). Decomposing the recent inequality decline in Latin America. World Bank Policy Research Working Paper, (6715).
14. Andrei, T., Oancea, B., Richmond, P., Dhesi, G., & Herteliu, C. (2017).
Decomposition of the Inequality of Income Distribution by Income Types—
Application for Romania. Entropy, 19(9), 430.
15. Boulant, J., Brezzi, M., & Veneri, P. (2016). Income levels and inequality in metropolitan areas: A comparative approach in OECD countries.
16. Bellù, L. G., & Liberati, P. (2006). Policy impacts on inequality: decomposition of income inequality by subgroups. EASYPol Module, 52.
17. Černiauskas, N., & Čiginas, A. (2020). Measurement and decomposition of Lithuania's income inequality. Baltic journal of economics, 20(2), 139-169.
18. Chantreuil, F., Fourrey, K., Lebon, I., & Rebière, T. (2020). Decomposing US Income Inequality à la Shapley: Race Matters, but Gender Too.
19. Das, R., & Srivastava, R. (2021). Income inequality among agricultural households in India: A regression‐based decomposition analysis. Review of Development Economics, 25(3), 1128-1149.
20. Đức, V. H., Thắng, N. C., Chí, H. M., Anh, V. T., & Thạch, P. N. (2018). Bất bình đẳng thu nhập theo giới tính và tăng trưởng kinh tế địa phương tại Việt Nam. Tạp Chí Khoa Học Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh-Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh, 13(3), 153-167.
21. Frọòdorf, A., Grabka, M., & Schwarze, J. (2008). The Impact of Household Capital Income on Income Inequality-A Factor Decomposition Analysis for Great Britain, Germany and the USA.
22. Filauro, S., & Parolin, Z. (2019). Unequal unions? A comparative decomposition of income inequality in the European Union and United States. Journal of European Social Policy, 29(4), 545-563.
23. Garcớa‐Peủalosa, C., & Orgiazzi, E. (2013). Factor components of inequality: A cross‐country study. Review of income and wealth, 59(4), 689-727.
24. Grusky, D. B., Kanbur, S. R., & Sen, A. K. (2006). Poverty and inequality.
Stanford University Press.
25. He, Z., & Jiang, Y. (2020). Decomposing Income Inequality in the United States, 1962-2018. Available at SSRN 3598571.
26. Heshmati, A. (2004). A review of decomposition of income inequality. Available at SSRN 571703.
27. Leibbrandt, M., Finn, A., & Woolard, I. (2012). Describing and decomposing post- apartheid income inequality in South Africa. Development Southern Africa, 29(1), 19-34.
28. Lerman, R. I., & Yitzhaki, S. (1985). Income inequality effects by income source:
A new approach and applications to the United States. The review of economics and statistics, 151-156.
29. Lopez-Feldman, A. (2006). Decomposing inequality and obtaining marginal effects. The Stata Journal, 6(1), 106-111.
30. Manna, R., & Regoli, A. (2012). Regression-based approaches for the decomposition of income inequality in Italy, 1998-2008. Rivista di statistica ufficiale, 14(1), 5-18.
31. Nguyen, H., Doan, T., & Tran, T. Q. (2020). The effect of various income sources on income inequality: a comparison across ethnic groups in Vietnam. Environment, Development and Sustainability, 22(2), 813-834.
32. Pandiella, A. G., & Gabriel, M. (2017). Deconstructing income inequality in Costa Rica: An income source decomposition approach.
33. Rani, U., & Furrer, M. (2016). Decomposing income inequality into factor income components: Evidence from selected G20 countries (No.994930893002676).
International Labour Organization.
34. Reuter, U. (2004, August). Intraregional Inequality in China: A Decomposition Analysis. In Forum of International Development Studies (Vol. 27, pp. 123-44).
35. Seriủo, M. N. V. (2014). Decomposition˜ analysis of income inequality in Eastern Visayas, Philippines. DLSU Business and Economics Review, 24(1), 126-139.
36. Stark, O., Taylor, J. E., & Yitzhaki, S. (1986). Remittances and inequality. The economic journal, 96(383), 722-740.
37. 24. Shorrocks, A. F. (1982). Inequality decomposition by factor components.
Econometrica: Journal of the Econometric Society, 193-211.
38. 25. Sitepu, H. R., Darnius, O., & Tambunan, W. N. (2018, March). Regional income inequality model based on theil index decomposition and weighted variance coefficient . In Journal of Physics: Conference Series (Vol. 983, No. 1, p.
012111). IOP Publishing.
39. Shin, I. (2012). Income inequality and economic growth. Economic Modelling, 29(5), 2049-2057.
40. Trapeznikova, I. (2019). Measuring income inequality. IZA World of Labor.
41. Wicaksono, E., Amir, H., & Nugroho, A. (2019). The Source of Income Inequality in Indonesia: A Regression-Based Decomposition. Demystifying Rising Inequality in Asia, 260-272.
42. Xu, Y., Qiu, X., Yang, X., & Chen, G. (2018). Factor decomposition of the changes in the rural regional income inequality in southwestern mountainous area of China. Sustainability, 10(9), 3171.
43. Ayyash, M., & Sek, S. K. (2020). Decomposing inequality in household consumption expenditure in Malaysia. Economies, 8(4), 83.
44. Heshmati, A. (2004). A review of decomposition of income inequality. Available at SSRN 571703.
45. Bellu, G., & Liberati, P. (2006). Decomposition of Income Inequality by Subgroups. Policy Impacts on Inequality, 10, 2018.
46. Grusky, D. B., Kanbur, S. R., & Sen, A. K. (2006). Poverty and inequality.
Stanford University Press.
47. Trapeznikova, I. (2019). Measuring income inequality. IZA World of Labor.