4.1. Đánh giá tiềm năng du lịch và hiện trạng du lịch tỉnh Phú Yên
4.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động du lịch tỉnh Phú Yên
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, Phú Yên đã phát triển một số khu du lịch, địa điểm du lịch được phân bố đều trong tỉnh như sau:
- Thành phố Tuy Hòa gồm có các địa điểm : Tháp Nhạn, Sông Ba – Cầu Đà Rằng, Bãi biển thành phố Tuy Hòa, Chùa Bảo Lâm, Khu du lịch sinh thái Sao Việt, Khu du lịch Gió Chiều, Núi Chóp Chài, Khu du lịch sinh thái Thuận Thảo, KDL Đá Bàn, Chùa Bảo Tịnh, Chùa Hồ Sơn.
- Huyện Đông Hòa: Bãi Tiên, Bãi Vàng và Bãi Gốc, KDL Đập Hàn, Khu rừng cấm Bắc đèo Cả, Di tích núi Hiềm, Biển Hồ, Di tích đường Hồ Chí Minh trên biển, Vũng Rô, Mũi Điện – Bãi Môn, KDL núi Đá Bia.
- Huyện Phú Hòa: Mộ và đền thờ Lương Văn Chánh, Nhà thờ Mằng Lăng, Di tích khảo cổ quốc gia Thành Hồ, Mỏ nước khoáng Phú Sen, đập Đồng Cam.
- Huyện Tuy An: Bãi biển Long Thủy và đảo Hòn Chùa, Bãi Xép, Địa đạo gò Thì Thùng, đập Tam Giang, Di tích lịch sử vụ thảm sát Ngân Sơn – Chí Thạnh, di tích khảo cổ quốc gia Thành An Thổ, Gành Đá Dĩa, Mộ và đền thờ Lê Thành Phường, rừng dương Thành Lồi, Đầm Ô Loan.
- Thị xã Sông Cầu: Vịnh Xuân Đài, Bãi biển Từ Nham, Đầm Cù Mông, Bãi Nồm.
- Huyện Đồng Xuân: Di tích lịch sử nơi thành lập chi bộ ĐCSVN đầu tiên ở Phú Yên, Suối nước nóng Triêm Đức.
- Huyện Sơn Hòa: Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ, Khu du lịch sinh thái Sơn Nguyên, Thủy điện Sông Ba Hạ.
- Huyện Sông Hinh: Công trình thủy điện và hồ Sông Hinh.
- Huyện Tây Hòa: Di tích lịch sử Nơi diễn ra cuộc Đồng Khởi Hòa Thịnh, suối nước khoáng Lạc Sanh, Vực phun, Di tích lịch sử Quốc gia Đường số 5.
Khách du lịch trong và ngoài nước dần đã biết đến hình ảnh Phú Yên thông qua lượt khách đến du lịch tại tỉnh qua các năm đều tăng được thể hiện trong biểu đồ 4.1 với tốc độ tăng bình quân hằng năm là 34.9%
Lượt khách quốc tế du lịch đến Phú Yên nằm 2005 đạt 2.700 lượt khách, đến năm 2007 đạt 4.773 lượt và đạt được 10.000 lượt khách trong năm 2009. Tốc độ tăng bình quân hằng năm nhanh đạt 49.3%.
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh Phú Yên Biều đồ 4.1: Thống kê lượt khách du lịch đến Phú Yên từ năm 2005 – 2009.
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Phú Yên từ năm 2005 – 2009 bao gồm các doanh thu lữ hành, thuê phòng, bán hàng & ăn uống, phục vụ vui chơi
giải trí và các doanh thu khác được thể hiện chi tiết trong biểu đồ 4.2. Doanh thu các hoạt động kinh doanh du lịch qua các năm đều tăng, đạt doanh thu cao nhất là năm 2009 bao gồm các doanh thu của các hoạt động lữ hành, thuê phòng, bán hàng ăn uống, phục vụ vui chơi giải trí và các doanh thu khác. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng nằm đạt 77.4%. Trong đó, doanh thu của bán hàng, ăn uống cao nhất, tiếp theo là doanh thu thuê phòng, lưu trú. Hoạt động lữ hành, vui chơi giải trí đạt doanh thu thấp cho thấy các hoạt động lữ hành, các khu vui chơi giải trí vẫn chưa được đầu tư tốt, ít thu hút được sự quan tâm của du khách. Do đó cần phải đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, mở thêm nhiều tuyến điểm du lịch mới, hấp dẫn thu hút khách du lịch.
Nguồn lao động trong ngành du lịch Phú Yên ngày càng tăng về số lượng và chất lượng chuyên môn dần đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch cho du khách. Năm 2005 ngành có 569 lao động thì đã tăng lên 2000 lao động trong năm 2009.
Số cơ sở lưu trú cũng tăng lên từ 24 cơ sở năm 2005, năm 2007 là 35 cơ sở và đến năm 2009 đạt 67 cơ sở với tổng số phòng là 1.484 phòng và 2.380 giường.
Từ kết quả hoạt động du lịch của tỉnh Phú Yên qua các năm ta có thể rút ra được một số nhận xét:
- Du lịch Phú Yên đang dần được hình thành và phát triển qua sự hình thành một số khu du lịch và lượt khách đến du lịch trong tỉnh qua các năm đều tăng.
- Các loại hình du lịch trong tỉnh chủ yếu là tham quan, vui chơi giải trí, nghĩ dưỡng … do đó chưa thu hút được sự quan tâm của du khách.
- Nguồn lao động trong ngành du lịch ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
- Cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm đầu tư, không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của du khách, đặc biệt là đường vào các danh lam thắng cảnh rất xấu, xuống cấp, thậm chí là chưa có đường nên các doanh nghiệp lữ hành rất khó khăn trong việc đưa du khách đến tham quan, khám phá. Bên cạnh đó, cơ sở lưu trú của địa phương còn rất ít, thậm chí có địa điểm không có cơ sở lưu trú cho khách ở lại, điển hình là khu vực Gành Đá Dĩa, bãi Môn – mũi Điện…
Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thào & Du lịch tỉnh Phú Yên Biều đồ 4.2: Thống kê doanh thu kinh doanh du lịch Phú Yên từ năm 2005 -2009.
- Do thiếu về cơ sở hạ tầng nên các tour du lịch đến Phú Yên chủ yếu là tham quan, đến xem rồi đi chứ không khám phá và lưu trú. Làm nghèo các sản phẩm du lịch.
- Vấn đề môi trường tại một số điểm du lịch chưa được quan tâm, quản lý nên vấn đề ô nhiễm do du khách vứt rác bừa bãi, do nhà hàng, khách sạn xả thải nước sinh hoạt chưa qua xử lý… làm mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.