CHÂN MÂY- LĂNG CÔ
3.4. Đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Khu kinh tế Chân
3.4.1. Thành công
Sau gần 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, diện mạo vùng Chân Mây- Lăng Cô đã có những thay đổi đáng kể. Tình hình kinh tế- xã hội đã có những bước phát triển quan trọng. Tuy chưa thể gọi là lớn, nhưng đã tạo được những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của khu kinh tế và của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
Sức hấp dẫn của Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô rất rõ khi chỉ trong một thời gian ngắn khá nhiều dự án lớn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đăng kí đầu tư và nhanh chóng tổ chức lễ khởi công khi có giấy phép. Điển hình nhất là “dự án tỷ đô” làm lễ động thổ vào giữa năm 2009. Đó là dự án Laguna Huế do tập đoàn Banyan Tree (Singapore) làm chủ đầu tư trên diện tích 280ha, khi hoàn tất, Laguna Huế sẽ có 7 khu khách sạn cao cấp với 2.000 phòng, hơn 1.000 căn hộ cao cấp, khu spa, mua sắm, trung tâm hội nghị quốc tế, sân golf, các địa điểm giải trí, cùng nhiều hạng mục khác để phát triển du lịch (giai đoạn một của dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào quí 2 năm 2012). Thí dụ khác là dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn-Chân Mây. Bên cạnh nhiều dự án đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả thì một số dự án khác như khu du lịch Bãi Chuối, khu phức hợp văn
phòng- khách sạn Thủ Đức-Lăng Cô, bệnh viện đa khoa Chân Mây cũng đang tích cực triển khai. Tổng Công ty Dầu Việt Nam cũng đã đầu tư mở rộng Kho dầu Chân Mây từ 70.000m3 lên 100.000m3 và xây dựng cảng dầu 30.000 DWT.
Cảng Chân Mây được đưa vào hoạt động năm 2003, là bến cảng thuộc diện “sinh sau đẻ muộn” ở miền Trung (sau Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang) nhưng đã sớm khẳng định về hiệu quả của mình là một cảng hàng hóa và du lịch. Nếu năm 2003, Cảng Chân Mây chỉ có 9 tàu cập cảng và xếp dỡ 12 ngàn tấn hàng hóa thì chỉ 2 năm sau (năm 2005), Cảng Chân Mây tiếp nhận 145 tàu, trong đó có 42 tàu quốc tế với 6 tàu du lịch; sản lượng hàng xếp dỡ trên 310 ngàn tấn và trên 2.500 khách lên bờ. Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế chung bị suy giảm, Cảng Chân Mây đón 233 tàu, trong đó có 81 tàu quốc tế với 15 tàu du lịch; sản lượng hàng hóa xếp dỡ trên 1 triệu tấn và hơn 20.400 khách lên bờ... Trong lúc để đạt con số này, nhiều cảng lớn khác ở miền Trung phải chờ đến hơn 20 năm sau giải phóng mới đạt. Thông qua hoạt động, cảng đã tạo việc làm ổn định cho hơn 210 lao động với thu nhập bình quân trên 3,4 triệu đồng/người/tháng; đóng góp và hoàn trả ngân sách tỉnh gần 15,4 tỷ đồng.
Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng, hiện nay, ngoài việc tăng năng lực hoạt động, Cảng Chân Mây đang dốc sức cho việc chuẩn bị kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng bến số 2 để đến năm 2015 phấn đấu nâng công suất hàng hóa thông qua cảng Chân Mây lên 3,6 - 3,9 triệu tấn/năm, khẳng định vị thế một cảng biển quốc gia lớn ở miền Trung.
Ban quản lý khu kinh tế nhất quán phương châm: “không thu hút đầu tư bằng nọi giá, hạn chế các dự án có vấn đề về môi trường , ưu tiên các dự án của các nhà đầu tư lớn, dự án công nghệ cao…” đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, sẽ rất an tâm khi đầu tư vào đây.
Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng cá dự án du lịch, đặc biệt là dự án Languna Lăng Cô sẽ góp phần thúc đẩy du lịch Thừa Thiên Huế và du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển, làm tiền đề để thu hút các dự án du lịch, công nghiệp và đô thị… đầu tư vào khu kinh tế.
3.4.2. Vướng mắc về quản lý nhà nước
Để hỗ trợ nhà đầu tư về cơ sở hạ tầng khi đầu tư vào Khu kinh tế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chính sách hỗ trợ, bồi thường tái định cư cho người dân trong vùng quy hoạch. Theo báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư được Ban quản lý Khu kinh tế được xác định là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên tập trung nguồn lực để triển khai thi công xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật 3 khu tái định cư Lộc Vĩnh, Lộc Tiến và Lập An với tổng diện tích khoảng 90 ha, khả năng tái định cư cho 2.000 hộ dân. Hiện nay đã hoàn thành 440 lô, đang triển khai xây dựng 1.600 lô, đã bố trí tái định cư 94 lô. UBND tỉnh còn đảm bảo có mặt bằng sạch khoảng 1.000ha phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của khu kinh tế. Đến nay đã thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng khoảng 748ha. Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, năm 2010, trên địa bàn Khu kinh tế đã triển khai 28 dự án, trong đó có 12 dự án giao thông, 4 dự án xây dựng khu tái định cư, 3 dự án quy hoạch, 3 dự án chuẩn bị đầu tư và 6 dự án khác. Chủ trương là thế nhưng thực tế hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân đã tự tiện xâm chiếm đất công để xây dựng nhiều công trình kiên cố hoặc trồng cây lấn chiếm để đòi bồi thường hoặc nhằm mục đích gây rối, làm mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của địa phương.
Thời gian qua, nhiều trường hợp xây dựng trái phép tại các khu qui hoạch của vùng dự án, các cơ quan chức năng của huyện đã ngăn chặn, xử lý nhưng việc chấp hành của người dân chưa triệt để thậm chí còn bị một số phần tử xấu xúi dục chống đối. Hội đồng cưỡng chế khi thực hiện việc cưỡng chế tháo dỡ 32 ngôi nhà xây dựng trái phép thì những người thi hành công vụ bị các đối tượng vi phạm và quá khích dùng lời lẽ nhục mạ, chửi bới và xô xát một cách thô bạo. Thậm chí khi bị cưỡng chế có hộ còn huy động hàng trăm người tập trung chất củi đốt cản trở, đồng thời đánh đập, bao vây các xe của cán bộ thi hành công vụ, lãnh đạo UBND, xả xì lốp, bẻ van xe cứu thương…
Công tác tái định cư đã vậy, hoạt động quản lý trật tự đô thị và bảo vệ tài nguyên môi trường cũng còn lắm vấn đề. Nổi cộm nhất là việc khai thác đất, cát, xã rác thải, nước thải bừa bãi khá phổ biến. Mà nguyên nhân chủ yếu là sự phối hợp giữa Ban quản lý khu kinh tế và UBND huyện Phú Lộc còn quá lỏng lẻo. Một số nguy cơ tiềm ẩn khác nếu không giải quyết tốt sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là vấn
đề tranh chấp đất đai của tổ chức các tôn giáo, hoạt động quản lý nhà nước đối với người nước ngoài đang sản xuất kinh doanh ở Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô… Rồi công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống người dân khi vào Khu tái định cư hoặc tái định cư tự do vẫn chưa thực sự được quan tâm.
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã liên tiếp tổ chức nhiều cuộc họp bàn với các ban ngành và Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô nhằm chấn chỉnh những thiếu sót và đề ra những giải pháp phát triển khu kinh tế, đồng thời trực tiếp trao đổi giải quyết những vướng mắc của một số doanh nghiệp đang đầu tư ở khu kinh tế này.
Vì vậy yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô cần nỗ lực hơn nữa trong công tác đầu tư, thu hút các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế mạnh vào đầu tư; bên cạnh đó cần chú trọng công tác quản lý xây dựng, công tác giải tỏa đền bù, tái định cư; rà soát lại các dự án đầu tư và có biện pháp xử lý đối với các dự án chậm tiến độ, tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền, địa phương...