Quy định của pháp luật quốc tế về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và thực tiễn áp dụng tại việt nam (Trang 23 - 30)

Hộp 1.2. Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

1.4. Quy định của pháp luật quốc tế về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

*Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp, năm 1883

Đây được coi là công ước đa phương đầu tiên đưa “các chỉ dẫn nguồn gốc hoặc các tên gọi xuất xứ” vào như các đối tượng bảo hộ của pháp luật sở hữu công nghiệp.

Điều 10 của công ước quy định như sau:

NỘP ĐƠN

XÉT NGHIỆM HÌNH THỨC

CÔNG BỐ ĐƠN

XÉT NGHIỆM NỘI DUNG

CẤP BẰNG ĐĂNG BẠ VÀ CÔNG BỐ

“Chỉ dẫn sai lệch: Thu giữ khi nhập khẩu hàng hoá có chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc hoặc về người sản xuất

(1) Các quy định của Điều trên đây cũng được áp dụng trong trường hợp sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc của hàng hoá hoặc về nhà sản xuất, nhà công nghiệp, hoặc thương gia.

(2) Bất kỳ nhà sản xuất, nhà công nghiệp, hoặc thương gia nào, dù là cá nhân hay pháp nhân, mà tham dự vào việc sản xuất, chế tạo hoặc buôn bán các hàng hoá đó và có cơ sở đặt tại địa điểm đã bị chỉ dẫn sai lệch như là nguồn gốc, hoặc đặt tại vùng có địa điểm đó, hoặc tại nước bị chỉ dẫn sai lệch, hoặc tại nước mà chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc được sử dụng, thì trong bất kỳ trường hợp nào cũng được coi là bên có liên quan”.

Và tại Điều 10bis của công ước đã đưa ra sự bảo hộ chống lại các chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối về nguồn gốc như một cách thức ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh

*Thỏa ước Madrid về ngăn chặn các chỉ dẫn sai hoặc lừa dối nguồn gốc của hàng hóa 1891

Hình thức nguyên thủy của Công ước Paris cấm việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý sai lệch. Một số nước đã ký công ước đề xuất một hình thức toàn diện hơn đối với việc điều chỉnh được coi là lạm dụng đáng kể quyền sở hữu trí tuệ. Năm 1891, Thỏa ước Madrid đối với việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý là câu trả lời của nước này. Điều 1 quy định tất cả hàng hóa “mang chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối” tới một nước ký kết Thỏa ước, hoặc tới một nơi ở nước đó “sẽ bị bắt giữ đối với việc nhập khẩu”. Tuy nhiên, thỏa thuận này không thu hút được sự tham gia của các nước có nền thương mại phát triển như Mỹ, Đức, Ý.

Vấn đề ban đầu đối với thỏa ước này và với các sửa đổi tiếp theo là khả năng các nước không miễn trừ những chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi chung trong phạm vi biên giới của họ.

*Thỏa ước Lisbon về Bảo hộ và đăng ký tên gọi xuất xứ năm 1958 Thỏa ước Lisbon thiết lập một hệ thống quốc tế về đăng ký và bảo hộ xuất xứ. Thỏa ước đã thông qua định nghĩa bằng tiếng Pháp đối với tên gọi xuất xứ bằng việc hạn chế các chỉ dẫn được bảo hộ cho những trường hợp mà

trong đó chất lượng và đặc tính của sản phẩm “hoàn toàn hoặc hầu như do môi trường địa lý”, gồm các yếu tố tự nhiên và con người tạo ra”.

*Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

- Định nghĩa và phạm vi:

Điều 22 định nghĩa về chỉ dẫn địa lý như sau: “Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một Thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”.

Định nghĩa này mở rộng khái niệm về tên gọi xuất xứ của Thỏa ước Lisbon nhằm bảo hộ những hàng hóa chỉ có danh tiếng bắt nguồn từ nơi xuất xứ mà không có chất lượng hoặc các đặc tính khác có do nơi đó mang lại.

Ngoài ra, theo Hiệp định TRIPS, một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải là một chỉ dẫn nhưng không nhất thiết là tên một địa danh trên thế giới. Ví dụ,

“Basmati” được sử dụng như một chỉ dẫn cho gạo đến từ tiểu lục địa Ấn Độ mặc dù không có tên địa danh như vậy. Chỉ dẫn địa lý phải xác định hàng hóa có nguồn gốc từ lãnh thổ của thành viên, một vùng hoặc một địa điểm của lãnh thổ đó. Định nghĩa này cũng chỉ ra rằng hàng hóa được bảo hộ phải bắt nguồn từ lãnh thổ, vùng hoặc khu vực có liên quan. Điều này ngụ ý rằng các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các Chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ theo Hiệp định TRIPS.

- Điều kiện để được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý theo quy định của Hiệp định

Theo quy định của Hiệp định TRIPS để được coi là chỉ dẫn địa lý cần có ba điều kiện sau:

Thứ nhất là các chỉ dẫn này có thể là dấu hiệu bất kì (từ ngữ, hình ảnh) miễn là qua đó có thể chỉ ra được hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ bắt nguồn từ lãnh thổ của quốc gia nào hoặc thuộc khu vực địa phương nào của lãnh thổ quốc gia đó. Tuy nhiên dấu hiệu trên hàng hoá phải liên quan đến một quốc gia cụ thể hoặc một địa phương khu vực của một quốc gia cụ thể đến mức qua dấu hiệu người tiên dùng biết được hàng hoá bắt nguồn từ đâu.

Thứ hai, hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý phải có nguồn gốc từ quốc gia hoặc từ khu vực, địa phương mà hàng hoá đó được xác định mang chỉ dẫn địa lý.

Thứ ba hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý phải có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do quốc gia hay khu vực địa phương đã được chỉ dẫn là nơi hàng hoá bắt nguồn quy định.

*Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Theo Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP (sau đây gọi tắt là Hiệp định TPP) thì các vấn đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý được quy định tại chương 18 - Mục E từ Điều 18.30 đến 18.36.

- Về khái niệm về chỉ dẫn địa lý:

Điều 18.30, Mục A quy định: “ Chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu để nhận biết một mặt hàng có xuất xứ tại lãnh thổ của một Bên, hoặc một vùng hoặc địa phương trong lãnh thổ đó, mà chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của mặt hàng đó chủ yếu do xuất xứ địa lý tạo nên.”

Như vậy, khái niệm về chỉ dẫn địa lý theo quy định của Hiệp định TPP có điểm tương đồng với khái niệm chỉ dẫn địa lý của Hiệp định TRIPS.

-Về công nhận chỉ dẫn địa lý:

Điều 18.30, Mục E quy định: “ Các bên thừa nhận rằng chỉ dẫn địa lý có thể được bảo hộ thông qua một nhãn hiệu hoặc hệ thống đặc thù hoặc các phương tiện pháp lý khác.”

Khác với Hiệp định TPP, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) không thừa nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua hình thức nhãn hiệu.

- Về thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý:

Khoản 3 - Điều 18.36 - Mục E quy định: “ Theo quy định tại Điều này, mỗi bên không được loại trừ khả năng rằng việc bảo hộ hoặc công nhận một chỉ dẫn địa lý có thể chấm dứt”.

Khác với quy định của Hiệp định TPP, theo Khoản 7 - Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005(sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “ Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp”.

- Thủ tục hành chính cho việc bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý.

Điều 18.31, Mục E quy định: “Trường hợp một bên quy định thủ tục hành chính cho việc bảo hộ hoặc công nhận chỉ dẫn địa lý thông qua một nhãn hiệu hay một hệ thống đặc thù, Bên đó sẽ thực hiện như sau đối với đơn đăng ký bảo hộ hoặc xin công nhận chỉ dẫn địa lý:

(a) chấp nhận các đơn hoặc kiến nghị mà không đòi hỏi sự can thiệp của một Bên trên danh nghĩa của công dân của nước mình;

(b) xử lý đơn xin hoặc kiến nghị mà không áp đặt các thủ tục rườm rà;

(c) đảm bảo rằng các quy định của mình về việc nộp đơn hoặc kiến nghị được công khai, rõ ràng, và có nêu cụ thể các thủ tục tương ứng;

(d) cung cấp đầy đủ thông tin để phép công chúng nhận được hướng dẫn liên quan đến các thủ tục nộp đơn, kiến nghị và quy trình xử lý đơn hoặc kiến nghị nói chung; và cho người nộp đơn, kiến nghị, hoặc đại diện của họ xác định tiến độ xử lý đơn hoặc kiến nghị của mình;

(e) đảm bảo đơn hoặc kiến nghị được công bố để khiếu nại, cung cấp các thủ tục khiếu nại chỉ dẫn địa lý là đối tượng của đơn hoặc kiến nghị đó;

(f) ban hành quy định về hủy bỏ bảo hộ hoặc công nhận đối với một chỉ dẫn địa lý”.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Một vấn đề đặt ra cho Việt Nam, đặc biệt là khi trở thành thành viên của Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đó là cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ cho phù hợp với các quy định và cam kết của Việt Nam khi tham gia TPP theo hướng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận kèm theo chỉ dẫn địa lý, để giải quyết trường hợp đối với các sản phẩm hiện được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam nếu xuất khẩu sang các nước không bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong TPP.

Về vấn đề này, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của Mỹ như sau:

Hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Mỹ sử dụng cấu trúc bảo hộ nhãn hiệu đã có sẵn trước đó và cho phép bất kỳ ai cũng có thể phản đối hoặc hủy bỏ một chỉ dẫn địa ý đã đăng kỳ nếu cho rằng họ sẽ bị thiệt hại do việc đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn đia lý đó. Cục Patent và Nhãn hiệu Hoa kỳ (USPTO) là cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký cả nhãn hiệu lẫn chỉ dẫn địa lý.

Luật của Mỹ không bảo hộ các tên địa danh hoặc dấu hiệu chỉ địa danh hoặc dấu hiệu chỉ địa danh đã trở thành tên chung của hàng hóa và dịch vụ.

Một tên địa danh hoặc dấu hiệu chỉ địa danh được coi là tên chung nếu nó đã được sử dụng rộng rãi đến mức người tiêu dùng xem nó như chỉ về một chủng loại hàng hóa hoặc dịch vụ hơn là chỉ về nguồn gốc địa lý. Ví dụ, “Danish pastry” (bột bánh Đan Mạch) hoặc “Thai massage” (mát-sa Thái). Nhiều nước khác cũng không bảo hộ các chỉ dẫn mang nghĩa chung vì cho rằng, chúng không có khả năng phân biệt nguồn gốc kinh doanh cụ thể.

Luật Nhãn hiệu của Mỹ phân thành hai dạng: nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu chứng nhận là bất kỳ một từ, tên gọi, biểu tượng hoặc hình ảnh đươc một bên hoặc nhiều bên không phải là chủ nhãn hiệu sử dụng để chứng nhận một khía cạnh nào đó về sản phẩm, dịch vụ của mình.

Có 3 loại nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng đẻ chỉ: i) nguồn gốc của vùng địa lý hay nguồn gốc khác; ii) nguyên liệu, cách thức sản xuất, chất lượng, độ chính xác hoặc các đặc tính khác của sản phẩm, dịch vụ; iii) việc thực hiện sản phẩm, dịch vụ được tiến hành bởi một thành iên của một hiệp hội hoặc một tổ chức khác.

Có hai loại nhãn hiệu tập tại Mỹ: i) nhãn hiệu hàng hóa tập thể và nhãn hiệu dịch vụ tập thể; ii) nhãn hiệu thành viên tập thể. Nhãn hiệu hàng hóa tập thể và nhãn hiệu dịch vụ tập thể chỉ nguồn gốc thương mại của hàng hóa hoặc dịch vụ như chính các nhãn hiệu “thông thường” thưc hiện, nhưng vì là nhãn hiệu tập thể, nên chúng chỉ nguồn gốc của một tập thể hơn là nguồn gốc của một thành viên riêng biệt. Tất cả các thành viên của tập thể này đều sử dụng nhãn hiệu nên không một thành viên nào có thể sở hữu riêng nhãn hiệu, chỉ có

tổ chức tập thể được giữ quyền quản lý nhãn hiệu nhằm phục vụ lợi ích chúng của tất cả các thành viên. Một tập thể của những người bán sản phẩm nông nghiệp là một ví dụ của một tổ chức tập thể, tổ chức này không bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ của riêng mình, nhưng lại xúc tiến việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của các thành viên.

Ngoài ra, theo hệ thống Luật của Mỹ, một chỉ dẫn địa lý cũng có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu thông thường. Luật Nhãn hiệu Mỹ quy định, một tên địa danh hay một dấu hiệu mang tính địa lý thì không được chấp nhận bảo hộ làm nhãn hiệu nếu chúng mang tính mô tả về vùng địa lý hoặc làm hiểu sai lệch về xuất xứ của sản phẩm hoặc dịch vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Toàn bộ nội dung của chương 1 đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn địa lý như: khái niệm chỉ dẫn địa lý, bảo hộ chỉ dẫn địa lý, ý nghĩa của bảo hộ chỉ dẫn địa lý, các quy định cụ thể về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trình tự thủ tục đăng ký… Trên cơ sở nắm bắt, hiểu được những quy định của pháp luật, nó sẽ là công cụ quan trọng giúp chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc tiến hành đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm trong nước và quốc tế, phát huy được các tiềm năng của địa phương trong hoạt động sản xuất nhằm xây dựng các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và thực tiễn áp dụng tại việt nam (Trang 23 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w