Điều 6. Đoàn chủ tịch đại hội
II. ĐINH HƯỚNG CÔNG TÁC TRỌNG TÂM THÁNG
3. Thể thức bản sao và cách trình bày
Để đảm bảo giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành, các loại bản sao phải có đủ các thành phần thể thức bản sao và được trình bày phía dưới đường phân cách với nội dung được sao như sau:
- Tên cơ quan sao văn bản trình bày ở trên cùng, góc trái, dưới đường phân cách.
- Số và ký hiệu bản sao: các bản sao được đánh số chung theo nhiệm kỳ, ký hiệu các loại bản sao được ghi là BS (bản sao).
Số và ký hiệu bản sao trình bày dưới tên cơ quan sao.
- Địa điểm, ngày, tháng, năm sao văn bản trình bày trên cùng, góc phải, dưới đường phân cách.
- Chỉ dẫn loại bản sao: Tuỳ thuộc vào loại bản sao để ghi
"Sao nguyên văn bản chính" hoặc "Sao lục", hoặc "Trích sao từ bản chính số... ngày ... của..."
Chỉ dẫn loại bản sao được trình bày dưới địa điểm và ngày, tháng, năm sao.
- Chữ ký, thể thức đề ký bản sao và dấu cơ quan sao được trình bày dưới chỉ dẫn bản sao.
- Nơi nhận bản sao nếu cần có thể ghi rõ mục đích sao gửi như: để thi hành, để phổ biến, vv... Nơi nhận bản sao được trình bày dưới số và ký hiệu sao.
- Tác dụng: giúp cho cơ quan thực hiện quy trình sao đúng nguyên tắc, thủ tục, đảm bảo đủ, đúng các thành phần thể thức bản sao nhằm giữ nguyên giá trị vb và tạo điều kiện để quản lí chặt chẽ bản sao.
***************************
6. Trình bày các bước của quy trình soạn thảo văn bản công tác tư tưởng? (6 điểm)
Trả lời:
Khái niệm:
- Soạn thảo vb của Đảng về công tác tư tưởng là quá trình tổ chức thu thập thông tin, xây dựng bản thảo, sủa chữa và hoàn chỉnh bản dự thảo thành vb chính thức.
- Công tác soạn thảo vb của Đảng về CTTT là 1 quá trình từ xác lập vấn đề cần vb hóa, xác định thể loại vb cần sử dụng, phạm vi, đối tượng, thời gian, hiệu lực của vb, thu thập và xử lí thông tin, xây dựng bản thảo, cho đến sửa chữa, hoàn chỉnh bản dự thảo, trình duyệt nội dung và kí ban hành.
- Quy trình soạn thảo vb CTTT là những bước đi cần thiết đc sắp xếp theo trình tự hợp lí trong quá trình soạn thảo 1 vb nhằm đạt được yêu cầu về chất lượng và thời gianviệc xác lập rõ quy trình tổng quát sẽ cho phép định hướng hợp lí ngay từ đầu các bước soạn thảo 1 vb CTTT cụ thể nào đó của từng cơ quan, tổ chức Đảng.
Các bước của quy trình soạn thảo vb CTTT:
Bước 1:Chuẩn bị
a) Xác định mục đích, yêu cầu viết vb: Điều này yêu cầu trả lời câu hỏi: viết để làm gì, nhằm mục đích gì?Mục đích, yêu cầu của vb đc xác định theo loại vb gửi lên cấp trên hoặc gửi xuống cấp dưới:
- VB gửi lên cấp trên:Thường là báo cáo về tình hình, về những việc đã, đang và sẽ làm, báo cáo đột xuất, công văn xin ý kiến, tờ trình, đề án,…
Mục đích gửi: nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu của công việc lãnh đạo, quản lí, xjn ý kiến về chủ trương hoặc đề nghị đc đáp ứng 1 yêu cầu nào đó của đơn vị.
Yêu cầu:
• Người soạn thảo vb ở cấp dưới phải hiểu rõ những yêu cầu của lãnh đạo, của cấp trên, mục tiêu trước mắt-lâu
dài, thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan ban hành vb để chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho cấp trên.
• Vb phải phàn ánh 1 cách khách quan, trung thực như vốn có trong thực tế, đồng thời có thể dự báo về tương lai. Các ý kiến, đề nghị phải thích hợp với điều kiện và khả năng, thẩm quyền của cấp trên.
- Văn bản gửi xuống cấp dưới: thường là nghị quyết, chỉ thị, quyết định, thông tin, hướng dẫn, thông báo, công văn kết luận,…..
Mục đích gửi: Nhằm thông tin về tình hình chung, về toàn bộ mục tiêu công tác của cấp ủy địa phương, các CT, NQ mà cấp dưới phải thi hành.
Truyền đạt mệnh lệnh hoặc hướng dẫn giải thích 1 chủ trương, chính sách, nguyên tắc tổ chức, phương pháp công tác giải quyết các yêu cầu khiếu nại, tố cáo của đảng viên, của nhân dân.
Yêu cầu:
• VB của cấp trên phải làm rõ mqh giữa nhiệm vụ phải làm của cấp dưới với các mục đích chung nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động của cấp dưới
• Các mệnh lệnh của cấp trên phải đc khách quan hóa
Các vb ko nên cứng nhắc, ép cấp dưới mà cần phát huy tính chủ động,.. trong quá trình thực hirenj các vb đó. Ngôn ngữ trong các vb lãnh đạo, chỉ đạo cần có t/c trang trọng, khách quan, chính xác, rõ ràng.
b) Xác định nội dung vb:Nội dung vb trả lời cho câu hỏi viết cái gì?, hay là phác thảo tổng quát nội dung vb dự định ban hành.
- Mục đích: Nhằm làm rõ vấn đề then chốt, cốt lõi quán xuyến từ đầu đến cuối vb, tránh cho vb dài dòng hoặc mờ nhạt nội dung chính, xây dựng phong cách làm việc KH, chủ động, có dịnh hướng, có khuôn phép.
- Yêu cầu: Nhằm làm rõ nội dung cốt lõi, xuyên suốt của vb. Xác định vấn đề chính cần đề cập trong vb sẽ giúp cho việc xây dựng đề cương chi tiết đc sát hơn nhất là với các vb lớn, phức tạp, đối tượng rộng rãi.
c) Xác định đối tượng đọc vb:trả lời cho cầu hỏi viết cho ai đọc? ai xem?
- Mục đích: nhằm nâng cao chất lượng và tính khả thi của vb.
- Yêu cầu: nắm vũng hệ thống tổ chức của cơ quan, tổ chức, đối tượng nhận vb; nắm vũng trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, điều kiện, hoàn cảnh của đối tượng(tình hình đời sống, tư tưởng, vấn đề quan tâm,..) và vị thế của họ;nắm đc khuynh hướng riêng của từng người: thích viết dài? Ưa lí luận hay đi thẳng vào vấn đề? Thích đc nhắc chức danh ko??
d) Thu thập và chọn lọc tài liệu:
- Mục đích: nhằm chuẩn bị cơ sở lí lẽ và thực tiễn cho việc soạn thảo vb, tránh sự trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thẫn giữa các vấn đề; nhằm phục vụ trực tiếp cho mục đích và nội dung của vb
- Yêu cầu: tài liệu chọn lọc cần đảm bảo thông tin chính xác, khách quan, trung thực, có nguồn rõ ràng, tin cậy,..
Bước 2: Xây dựng đề cương và lấy ý kiến của tập thể về dự thảo đề cương(dễ bỏ qua).
a) Xây dựng đề cương:
- Đề cương (dàn bài, dàn ý, kết cấu) là 1 bản thiết kế mang tính phác thảo những nét chính cho việc tạo lập vb.
- Xây dựng đề cương là sắp xếp theo 1 trình tự nhất định các ý lớn, luận điểm cơ bản cùng các luận cứ cần thiết định viết trong vb.
- Tác dụng, mục đích: giúp người viết có 1 cái nìn bao quát, tổng thể về vb trc khi tiến hành công việc cụ thể (dùng từ, đặt câu,..); có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc, lựa chọn, sắp xếp các bộ phận sao cho đáp ứng đc yêu cầu đã đc định trướctạo cơ sở vững chắc cho việc viết vb theo đúng yêu cầu.
- Yêu cầu: đề cương phải thể hiện đc nội dung chủ yếu của vb và là sự triển khai nội dung của vb thích hợp với mục đích, đối tượng của vb. Đề cương cân đối, hài hòa, hệ thống,..trình bày sáng sủa, mạch lạc, nhất quán…
- Tránh xa chủ đề hoặc lạc chủ đề; thiếu hụt chủ đề; lặp chủ đề; nội dung mâu thuẫn, ko logic, nội dung đề cương lộn xộn, trình tự ko hợp lí.
b) Lấy ý kiến của tập thể về dự thảo đề cương:
- Mục đích: tranh thủ trí tuệ của tập thể khi xây dựng đề cương nhằm xem xét 1 cách khách quan, toàn diện mọi vấn đề liên quan đến vb, phát hiện, sửa chữa, bổ sung kịp thời các thiếu sót, khuyết điểm của vb.
- Yêu cầu: Nội dung thảo luận cần làm rõ chủ đề thể hiện qua đề cương, logic bố cục của vb,..; phương pháp trình bày nội dung, luận cứ cần tiết phải đưa vào vb và tính chính xác, thời sự của các luận cứ đó.
- Hình thức lấy ý kiến: hội thảo, tọa đàm, ý kiến cá nhân cần thiết
Đây ko phải công đoạn bắt buộc đối với mọi loại vb. Tùy theo t/c, ndung của vb; quy định của cơ quan ban hành vb,..
Bước 3: Viết thành văn (vb dự thảo)-là bc quan trọng nhất.
- Mục đích: nhằm hiện thực hóa đề cương, chuyển hóa đề cương thành vb.
- Yêu cầu: phải triển khai lựa chọn hình thức vb, thể loại phù hợp;
thể hiện chính xác, đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của cấp ủy, ý chí của cơ quan, đớn vị dưới dạng các mệnh lệnh cụ thể. Người viết phải huy động tổng thể tri thức về các vấn đề lien quan, pháp lí, kĩ thuật soạn thảo vb,..; lựa chọn từ ngữ, cách trình bày câu thật kĩ lưỡng, công phu; vb đảm bảo tính logic, chặt chẽ, chính xác, mạch lạc,..
- Thông thường có 2 cách viết: 1 người viết toàn bộ vb; nếu nhiều người viết thì vb đc chia làm nhiều phần, mỗi người viết 1 phần của vb rồi tổng hợp lại.
- Sửa chữa bản dự thảo:nhằm nâng cao chất lượng của bản dự thảo, là điểm nút quyết định việc hoàn thành dự thảo vb. Mức độ sửa: đơn giản; trung bình; lớn.
- Hoàn chỉnh bản dự thảo:gồm kiểm tra kĩ các đoạn, ndung có ý mới; hoàn chỉnh thể thức vb(tên gọi, trích yếu, độ mật, nơi nhận);
sửa và rà soát kĩ về bố cục, lập luận, ngữ pháp,..
- Sau khi có bản thảo cần tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo vb nhằm tranh thủ tối đa trí tuệ tập thể, bổ sung và hoàn thiện vb (nhiều người dễ bỏ qua bước này)
Bước 4: Trình kí, đóng dấu, làm thủ tục phát hành, tổ chức lưu vb(nhiều cơ quan làm còn sơ sài)
a)Trình kí vb: Là việc trình dự thảo vb đã đc sủa chữa hoàn chỉnh (trên cơ sở tiếp thu ý kiến) để cấp trên có thẩm quyền xem xét thông qua.
- Thủ tục trình kí:Hồ sơ trình kí(với vb lớn) gồm: công văn tình kí;
tờ trình dự thảo vb; bản dự thảo; vb thẩm định; bản tập hợp ý kiến tham gia; các vb, giấy tờ khác có lien quan(nếu có).
- Thông qua vb:Cơ quan có thẩm quyền ban hành sau khi nhận đc vb trình kí cần nhanh chóng xem xét thông qua(nếu ko đồng ý thì cần chỉ ra cách khắc phục).
Hình thức thông qua vb:thông qua bởi 1 tập thể hoặc 1 cá nhân.
- Thủ tục kí vb:văn phòng giúp thủ trưởng xem xét trc các yêu cầu về ndung, thể thức trc khi thủ trưởng kí; người kí vb phải chịu trách
nhiệm pháp lí về vb mình kí (cả ndung, thể thức)xem xét kĩ trc khi kí.
b) Phát hành vb:Văn phòng chịu trách nhiệm đánh máy, in, sao, phát hành kịp thời, đúng nghiệp vụ; kĩ thuật trình bày đúng quy định VB của Đảng và đc người có thẩm quyền kí, có dấu xác nhận của cơ quan để đảm bảo tính pháp lí của vb.
c) Gửi và lưu trữ vb:vb sau khi đc kí ban hành phải đc làm thủ tục gửi đi kịp thời và lưu trữ đúng quy định của Đảng.
- Quy trình gửi vb đi:Soát lại vb; chuyển vb đi
- Quy trình lưu trữ vb:1 vb đc lưu ít nhất 2 bản (1 bản lưu ở bộ phận chuyên môn phụ trách hay bộ phận soạn thảo; 1 bản lưu ở văn phòng hoặc văn thư của cơ quan). Bản lưu phải là bản chính.
****************************
7. Trình bày đặc điểm cơ bản của văn phong chính luận và văn phong hành chính - công vụ? (5 điểm)
Trả lời:
A. Văn phong chính luận:
- Khái niệm:
Văn phong là phong cách, chức năng ngôn ngữ sử dụng của văn bản.
Văn phong chính luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp vb nghị luận CT-XH nhằm trình bày, bình luận, đánh giá, làm sáng tỏ,.. quan điểm của người viết về các sự kiện thuộc các lĩnh vực CT-KT-XH-VH,..làm cho người đọc, người nghe đồng tình và tích cực tham gia vào giải quyết vấn đề.
Văn phong chính luận tồn tại ở 2 dạng: nói (báo cáo, diễn văn chính trị, nc thời sự,..); viết (chiến lược, kế hoạch,..)
Đặc trưng, yêu cầu của văn phong chính luận: tính công khai(thời sự, đại chúng); tính lập luận chặt chẽ(mạch lạc, thống nhất,..); truyền cảm mạnh mẽ(lời văn dứt khoát, trang trọng, pháp lí,..)
- Đặc điểm của văn phong chính luận:
Đặc điểm về ndung:
•Có sự thống nhất cao giữa lí trí và tình cảm:
t/đ về mặt lí trí: thông qua hệ thống lập luận có logic, khoa học, khúc chiết kết hợp với dẫn chững chính xác, qua đó thể hiện sự sắc sảo, am hiểu của người viết để thuyết phục người đọc; biểu hiện ra ở kết cấu của vb, hệ thống luận cứ và hệ thống số liệu.
t/đ về mặt tình cảm: thể hiện rõ ràng thông qua quan điểm, tình cảm của người viết(yêu, cổ vũ,..); biểu hiện: hệ thống sắc thái ngôn ngữ đc sử dụng.
• Có sự kết hợp giữa tính khái quát trừu tượng với tính thời sự nóng hổi cụ thể:
Dùng lí lẽ trừu tượng, khái quát để nhận định, đánh giá vấn đề, rút ra quy luật nhằm lí giải và đưa ra kết luận cho vấn đề.
Dùng dẫn chứng thực tế để minh họa, chứng minh cho lập luận
Dẫn chứng phải cụ thể, tiêu biểu, điển hình, gắn với thực tế và có tính thời sự nóng hổi.
• Văn phong chính luận có sự kết hợp giữa tính chính xác, khoa học với tính đại chúng:
Căn cứ lí luận đưa ra phải vững chắc, khoa học, hiển nhiên ko thể bác bỏ, lập luận phải chặt chẽ, sắc sảo, logic.
Tính chính xác, khoa học bao hàm cả tính trong sang và tính thẩm mĩ: từ ngữ chuẩn xác, đơn nghĩa, trong sang để có thể diễn đạt đúng nội dung, làm cho ý tưởng đc khắc sâu.
Văn phong chính luận đòi hỏi tính chính xác cao độ đồng thời lại phải đảm bảo tính đại chúng vì người đọc vb chính luận là mọi tầng lớp nhân dân rộng rãi với những trình độ học vấn khác nhau.
Đặc điểm về hình thức:
• Về kết cấu:
Một là, tính logic trong bố cục, phân đoạn, đặt tiêu đề:
Bố cục: Luận điểmluận cứluận chứng; có tổ chức theo hệ thống logic, sắp xếp theo luận điểm, vấn đề rồi mới đến luận cứ; sắp xếp chặt chẽ với các mục, tiểu mục, các đoạn, chuỗi câu sao cho phù hợp và làm sáng tỏ nhất vấn đề. Kết cấu thông thường của 1 vb:lí do viết vb, phân tích lí giải làm sang tỏ vấn đề, thái độ của tác giả, kêu gọi hành động ủng hộ.
Tiêu đề: lựa chọn trích yếu phù hợp, đầy đủ thông tin nhưng vẫn ngắn gọn, nổi bật và nhất quán; mang tính khái quát, cô đọng và rõ ràng.
Có tính logic trong trình bày, thuyết minh, biện luận:
Tính logic của vb chính luận trc hết biểu hiện qua kết cấu chung của toàn vb-đây là yếu tố tiên quyết-đồng thời cũng biểu hiện trong các phần, các đoạn, với kết cấu nhỏ.
cấp độ đoạn văn: phải phản ánh 1 trật tự lập luận nhất quán thông qua trật tự trên-dưới, trước-sau của các câu trong 1 đoạn, giữa các đoạn, chốt đc vấn đề. Tránh các lỗi thiếu chủ đề, lạc đề, lặp chủ đề, mâu thuẫn ý, thiếu sự chuyển tiếp,..
cấp độ câu: phải thể hiện quan hệ chặt chẽ, khoa học giữa các thành phần, các vế câu, các mệnh đề và sự kết hợp theo quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng. Tránh các lỗi câu ko phù hợp với tư duy logic, sai quan hệ đối lập, sai quy chiếu, sai quan hệ từ,..
• Về phương thức biểu hiện và ngôn ngữ:
Về phương thức biểu hiện:
Dùng ngôn ngữ trực tiếp kết hợp với tổ hợp từ có sẵn với các yếu tố biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ.
Về ngôn ngữ:
Ngữ âm: phải nhịp nhàng, cân đối, trang trọng
Từ ngữ: sử dụng nhiều thuật ngữ CT-XH (bình luận, đánh giá)
Ngữ pháp: chủ yếu là câu phức, câu ghép, nhiều thành phần, sử dụng nhiều cặp quan hệ từ logic, nhiều câu phủ định, khẳng định và khi cần có thể sử dụng câu bị động.
Sự mạch lạc, chính xác trong tư duy thể hiện qua sự khúc chiết, nhất quán, liên tục trong trình bày, biện luận của ngôn ngữ là 1 trong những yêu cầu quan trọng nhất và tạo nên hiệu quả nhất của vb chính luận.
****************************