Lịch sử hành chính miền Đông Tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở miền đông tỉnh hà giang trước năm 1945 (Trang 22 - 26)

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ MIỀN ĐÔNG TỈNH HÀ GIANG

1.2. Lịch sử hành chính miền Đông Tỉnh Hà Giang

Khu vực miền Đông cũng như các khu vực khác trong tỉnh Hà Giang có bề dày truyền thống lịch sử gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của tỉnh và của lịch sử dân tộc.

Thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, Hà Giang thuộc bộ Tây Vu.

Năm 179 trước Công nguyên lợi dụng sự suy yếu và mất cảnh giác của An Dương Vương, Triệu Đà đem quân xâm lược nước Âu Lạc, mở đầu một thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài hơn một nghìn năm. Từ đó nhân dân các dân tộc Âu Lạc nói chung và nhân dân Hà Giang trong đó có nhân dân miền Đông nói riêng liên tiếp bị các tập đoàn phong kiến phương bắc đô hộ.

Năm 618, nhà Đường thay thế nhà Tùy tiếp tục ách đô hộ nước ta. Đối với miền núi, nhà Đường đặt các châu “Ki mi” (đất ràng buộc lỏng lẻo) An

Nam đô hộ phủ quản lý 41 châu Ki mi, chủ yếu thuộc vùng Việt Bắc trong đó có Hà Giang.

Năm 938 với chiến thắng quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng do người anh hùng dân tộc Ngô Quyền lãnh đạo đã chấm dứt ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc trong hơn nghìn năm, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc: Thời kỳ phát triển của quốc gia độc lập.

Thời nhà Lý (1009 - 1225) khu vực miền núi chia thành các châu, trại.

vùng đất Hà Giang thuộc châu Bình Nguyên. Đến triều nhà Trần (1226 - 1400), khu vực Hà Giang hiện nay lúc đó thuộc vào châu Tuyên Quang. Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang.

Đầu thế kỉ XV, sau khi xâm chiếm Đại Việt, nhà Minh đổi đặt nước ta làm quận Giao Chỉ. Năm Vĩnh Lạc thứ 5 (năm 1407), nhà Minh đổi châu Tuyên Quang làm châu Tuyên Hóa. Tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 6 (năm 1408), đổi châu Tuyên Hóa là phủ Tuyên Hóa.

Sang triều Lê sơ, nhà Lê ra sức củng cố và tăng cường chế độ trung ương tập quyền. Lê Thái Tổ chia nước làm 5 đạo: Nam đạo, Bắc đạo, Đông đạo, Tây đạo và Hải - Tây đạo. Hà Giang lúc đó thuộc Tây đạo. Đến năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466), Lê Thánh Tông chia nước làm 12 đạo thừa tuyên, đặt Thừa tuyên Tuyên Quang. Năm Hồng Đức thứ 21 (năm 1490) đổi xứ Tuyên Quang gồm 1 huyện, 5 châu: huyện Phú Yên (sau đổi thành Hàm Yên), châu Thu (sau là Thu Châu), châu Đại Man (sau là Chiêm Hóa), châu Vị Xuyên, châu Bảo Lạc, châu Lục Yên và phủ An Bình, thời bấy giờ vùng đất miền Đông Hà Giang thuộc châu Bảo Lạc [49, tr.76].

Dưới triều Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), nhà Nguyễn bỏ châu Bảo Lạc, chia làm hai huyện Vĩnh Điện (khoảng Bắc Mê, Yên Minh và một phần Quản Bạ ngày nay) có 2 tổng và 11 xã:

1. Tổng Yên Vĩnh, 6 xã:

- Xã Yên Đức - Xã Mông An - Xã Yên Lạc

- Xã Lạc Thổ - Xã Mông Ân - Xã Giai lạc 2. Tổng Yên Phú, 5 xã:

- Xã Yên Phú - Xã Thanh Lương - Xã Lạc Nông - Xã Phú Nam - Xã Đường Âm

Huyện Để Định (khoảng huyện Bảo Lạc, Cao Bằng và một phần Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh ngày nay) có 2 tổng (do phủ kiêm nhiếp) với 9 xã:

1. Tổng Đông Quang, 5 xã:

- Xã Hữu Vinh - Xã Mậu Duệ - Xã Bạch Đích

- Xã Niêm Sơn - Xã Yên Minh 2. Tổng Nam Quang, 4 xã:

- Xã Ân Quang - Xã Yên Lãng - Xã Nam Cao

- Xã Quan Quang

Năm Thiệu Trị thứ hai (năm 1842), triều đình nhà Nguyễn chia Tuyên Quang làm ba hạt: Hà Giang, Bắc Quang, Tuyên Quang. Khu vực miền Đông thuộc hạt Hà Giang [49, tr.86].

Năm 1881, chính quyền Pháp cử trung úy Sansarích chỉ huy tìm cách lên chiếm Hà Giang, nhưng vấp phải sự chống trả quyết liệt của đồng bào Tày ở Bắc Quang. Đến năm 1887 thực dân Pháp cơ bản chiếm được vùng đất Hà Giang.

Sau khi chiếm được vùng đất Hà Giang thực dân Pháp đặt vùng đất này dưới chế độ quân quản, khu vực miền Đông thuộc tiểu quân khu Vĩnh Tuy thuộc quân khu Tuyên Quang với các đồn binh Vĩnh Tuy, Yên Bình, Bắc Quang, Bắc Mê, Bảo Lạc, Hải An.

Ngày 20 - 8 - 1891 Toàn quyền Đông Dương kí quyết định định tách khu quân sự thứ hai thành 3 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang. Đến đây tỉnh Hà Giang chính thức được thành lập.

Ngày 28 - 4 - 1904, Toàn quyền Đông Dương ra quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Quang và tỉnh Hà Giang thành đạo quan binh số 3. Đến thời điểm này

khu vực miền Đông nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung đã được xác định ranh giới một cách rõ ràng và tương đối ổn định. Trong danh mục các làng xã Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn xuất bản năm 1828 Hà Giang có 2 châu và 2 đại lý trong đó khu vực miền Đông thuộc tổng Yên Định và tổng Yên Phú châu Vị Xuyên và đại lý Đồng Văn

Tổng Yên Định gồm các xã: Cán Tỷ, Đại Miện, Du Già, Tiểu Mậu, Thanh Thủy, Tùng Bá, Yên Định.

Tổng Yên phú gồm các xã: Đường Âm, Lạc Nông, Phú Nam, Thanh Lang, Yên Phú.

Đại lý Đồng Văn gồm các tổng, xã:

- Tổng Quang Mậu: Đồng Văn, Niêm Sơn, Sơn Vĩ, Sủng Máng.

- Tổng Đông Minh: Bạch Đích, Đường Thượng, Lũng Chinh, Lũng Phìn, Mậu Duệ, Mèo Vạc, Na Khê, Ngam La, Phú Cao, Phú Lũng, Sà Phìn, Sủng là, Sủng Thài, Vần Chải, Yên Minh [49, tr.91- 93].

Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, địa giới hành chính khu vực miền Đông Hà Giang có nhiều thay đổi. Ngày 16 tháng 9 năm 1949 Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu 10 ra quyết định số 433-QĐ/HC chia tỉnh Hà Giang thành 4 huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì và Đồng Văn. Khu vực miền Đông thuộc huyện Đồng Văn và một phần của huyện Vị Xuyên. Ngày 15 tháng 12 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 211- CP về chia huyện và xã của tỉnh Hà Giang theo đó chia Huyện Đồng Văn làm ba hyện mới là:

- Huyện Đồng Văn gồm 19 xã và 01 thị trấn - Huyện Mèo Vạc gồm 16 xã

- Huyện Yên Minh gồm 13 xã [49, tr.484 - 488].

Ngày 18 tháng 11 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 136- HĐBT thành lập huyện Bắc Mê và điều chỉnh địa giới 4 huyện thuộc tỉnh Hà Tuyên theo đó tách các xã Phú Nam, Đường Âm, Yên Phú, Yên Cường, Thượng Tân, Giáp Trung, Lạc Nông, Minh Ngọc, Minh Sơn, Yên Định của

huyện Vị Xuyên để thành lập huyện Bắc Mê. Đến đây tên gọi và địa giới khu vực miền Đông chính thức được xác định một cách rõ ràng.

Khu vực miền Đông hiện nay, địa giới hành chính một số xã có sự thay đổi, nhiều xã mới được thành lập:

- Huyện Đồng Văn có 02 thị trấn và 17 xã, với diện tích 445 km², gồm các xã: Thị trấn Đồng Văn, Thị trấn Phó Bảng, Hố Quáng Phìn, Lũng Cú, Lũng Phìn, Lũng Táo, Lũng Thầu, Ma Lé, Phố Cáo, Phố là, Sà Phìn, Sảng Tủng, Sính Lủng, Sủng Là, Sủng Trái, Tả Lủng, Tả Phìn, Thài Phìn Tủng, Vần Chải;

- Huyện Mèo Vạc gồm 17 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Mèo Vạc, Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Khâu Vai, Lũng Chinh, Lũng Pù, Nậm Ban, Niêm Sơn, Pả Vi, Pải Lủng, Sơn Vĩ, Sủng Máng, Sủng Trà, Tả Lủng, Tát Ngà, Thượng Phùng, Xín Cái, Niêm Tòng với tổng diện tích 564 km².;

- Huyện Yên Minh gồm 01 thị trấn và 17 xã: Thị trấn Yên Minh, Thắng Mố, Phú Lũng, Sủng Tráng, Bạch Đích, Na Khê, Sủng Thài, Hữu Vinh, Lao Và Chải, Mậu Duệ, Đông Minh, Mậu Long, Ngam La, Ngọc Long, Đường Thượng, Lũng Hồ, Du Tiến, Du Già với diện tích tự nhiên 784 km²;

- Huyện Bắc Mê có 01 thị trấn và 12 xã: Thị trấn Yên Phú, Đường Âm, Đường Hồng, Giáp Trung, Lạc Nông, Minh Ngọc, Minh Sơn, Phiêng Luông, Phú Nam, Thượng Tân, Yên Cường, Yên Định, Yên Phong với tổng diện tích 853 km² [8, tr.11].

Một phần của tài liệu Mạng lưới chợ nông thôn ở miền đông tỉnh hà giang trước năm 1945 (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)