Giới thiệu về hai loài củ gấu và củ gấu biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và sắc ký dấu vân tay của thân rễ hai loài củ gấu (Cyperus rotundus L.) và củ gấu biển (Cyperus stoloniferus Retz.) (Trang 34 - 49)

Củ gấu còn gọi là cỏ gấu, cỏ cú, cỏ hương phụ, hương phụ; có tên khoa học là Cyperus rotundus L., thuộc họ Cói (Cyperaceae).

Củ gấu biển hay còn gọi là cỏ cú biển, cú chồi, hương phụ biển; có tên khoa học là Cyperus stoloniferus Retz., thuộc họ Cói (Cyperaceae).

Hình 1.2. Hình ảnh cây củ gấu (Cyperus rotundus L.)

Hình 1.3. Hình ảnh cây củ gấu biển (Cyperus stoloniferus Retz.) Header Page 34 of 148.

Phân bố:

Củ gấu mọc rải rác hay thành đám nhỏ ở khắp các vùng sinh thái, trong trảng bụi-cỏ hay trảng cỏ, ven đường, trong vườn cây. Củ gấu phổ biến khắp Việt Nam, kể cả ở quần đảo Trường Sa, còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật ản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, xtrâylia, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ [14].

Củ gấu biển mọc rải rác hay thành đám nhỏ ở vùng ven biển, hải đảo, trên đất cát, vùng triều cao. Củ gấu biển phân bố ở Quảng Ninh (các đảo ở vịnh ái Tử Long), Hải Phòng (Tiên Lãng), Thái ình (Tiền Hải), Nam Định (Xuân Thủy, Nghĩa Hƣng), Ninh ình (Kim Sơn), Thanh Hóa (Hoằng Hóa), Quảng Nam (Cù lao Chàm), Khánh Hòa (quần đảo Trường Sa), Ninh Thuận (Phan Rang), Tp.HCM (Sài Gòn), Kiên Giang (Hà Tiên). Còn có ở Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xingapo, Inđônêxia, Brunây, Niu Ghinê, Ôxtrâylia, châu Phi [14].

Mô tả thực vật:

Củ gấu: là loài cỏ nhiều năm, có thân rễ mang vảy, có củ với vỏ màu xám đen, thịt bên trong màu trắng. Thân 3 cạnh, cao 15-30 (60) cm, rộng 1-2 mm. Lá ngắn hơn thân, rộng 2-6 mm. Cụm hoa dạng anten, dài tới 15 cm; lá bắc tổng bao 2-4, bằng hay dài hơn cum hoa. ông hình trứng rộng. ông chét ít trong mỗi bông, hình đường, dẹp, dài 1-4 cm, rộng 1,5-2 mm, gồm 10-40 (đôi khi hàng trăm) hoa; trục uốn khúc, có cánh rộng; vảy hình trứng, dài 3-3,5 mm, rộng 1,7-2 mm, đỉnh nhọn hay có mũi nhọn, đáy cụt ngang, 5-7 gân giữa nổi rõ, màu đỏ nâu, xếp 2 hàng. Nhị 3. Quả hình mũi mác ngƣợc hay thuôn, 3 cạnh, dài 1,4-1,5 mm, rộng 0,5-0,7 mm, màu nâu thẫm;

đầu nhụy xẻ 3 [5].

Củ gấu biển: là cỏ nhiều năm, có thân bồ dài và củ hình thoi dài 2-3 cm, rộng 1-2 cm, màu nâu thẫm với lông hình vảy bao phủ. Thân 3 cạnh, gốc phồng to, cao 15- 50 cm, rộng 1-2 mm. Lá dài gần bằng thân, rộng 1,5-4 mm. Cụm hoa dạng anten, dài 7-8 cm; lá bắc tổng bao 2-3, dài gần bằng cụm hoa. ông hình trứng rộng, dài và rộng 1,5-2,5 cm. Bông chét 3-10 trong mỗi bông, hình mũi mác, dẹp, dài 5-15 mm, rộng 2- 2,5 mm, gồm 10-20 hoa, trục có cánh rộng; vảy hình trứng rộng, dài 2,5-3 mm, rộng 2-2,5 mm, đỉnh nhọn, đáy hơi phồng, 5-7 gân giữa nổi rõ, màu nâu, 2 bên và giữa màu xanh, xếp 2 hàng. Nhị 3. Quả hình bầu dục, dẹp lƣng và lƣng có gờ nổi lên, dài 1-1,5 mm, rộng 0,9-1 mm, màu nâu thẫm; đầu nhụy xẻ 3 [5].

- 23- 1.4.2. Công dụng v hoạt tính sinh học 1.4.2.1. Tại Việt Nam

Theo Đông y, Hương phụ (tên gọi vị thuốc từ củ gấu) có vị cay, hơi đắng, ngọt, vào hai kinh: can và tam tiêu. Có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống (làm hết đau), chữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau. Hương phụ dùng để chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở; đau dạ dày do thần kinh, giúp sự tiêu hóa, ǎn không tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng, đi lỵ,...[4].

Theo tác giả Đỗ Tất Lợi, kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy, Hương phụ vườn có tác dụng ức chế sự co bóp của tử cung, làm dịu sự cǎng thẳng, có tác dụng trực tiếp làm cho cơ tử cung dịu lại [4].

Tác giả Vũ Văn Điền, Mai Tất Tố [17] khi nghiên cứu tác dụng giảm đau của Hương phụ đã cho thấy: nước sắc của cả hai loài Hương phụ ở dạng sống và hai dạng chế đều có tác dụng giảm đau nội tạng. Trong nhóm hợp chất thì alcaloid có tác dụng giảm đau mạnh nhất, sau đó là tinh dầu còn saponin và glycosid không thể hiện tác dụng. Với phương pháp gây đau bằng nhiệt thì hai loại Hương phụ không có tác dụng.

Nước sắc của cả hai loài Hương phụ đều không độc qua đường uống, tinh dầu Hương phụ biển có LD50 là 12,1 ml/kg. Nếu xét về mặt tác dụng giảm đau nội tạng thì có thể dùng Hương phụ biển thay cho Hương phụ vườn.

Tác giả Vũ Văn Điền, Cao Văn Thu [16] đã nghiên cứu một số kết quả thử tác dụng kháng khuẩn của Hương phụ biển và cho thấy: nước sắc cả hai loài Hương phụ có tác dụng trên 5 chủng vi khuẩn: Bacillus subtilis, Escherichia coli, Proteus mirabilis, Sarcina luteaStaphylococcus aureus. Hương phụ biển tác dụng mạnh hơn Hương phụ vườn ở cả dạng sống và chế. Ở Hương phụ biển, dạng sống tác dụng mạnh hơn 2 dạng chế, 2 dạng chế có tác dụng nhƣ nhau. Các nhóm hợp chất toàn phần thì saponin không có tác dụng kháng khuẩn; alcaloid, glycosid, tinh dầu có tác dụng trên cả 10 chủng vi khuẩn trong đó glycosid tỏ ra tác dụng mạnh hơn cả.

Theo tác giả Trần Văn ính [12] chế phẩm Hương phụ có xu hướng làm giảm co bóp tử cung tại chỗ ở liều dùng 4-6 g/kg đối với thỏ. Trên tim ếch, Hương phụ vườn và Hương phụ biển làm giảm biên độ co bóp và hơi giảm nhịp tim của ếch ở liều 1-4%, ở liều 5% tâm trương toàn bộ. Về tác dụng giảm đau: Hương phụ vườn và Hương phụ biển có tác dụng như nhau. Hỗn dịch nhóm alcaloid toàn phần có tác dụng giảm đau hơn nước sắc toàn phần và tinh dầu, saponin và glycosid không có tác dụng giảm đau. Kết quả thử trên huyết áp cho thấy 2 loại Hương phụ có tác dụng hạ huyết áp nhẹ. Hương phụ vườn và Hương phụ biển có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.

Header Page 36 of 148.

1.4.2.2. Trên thế giới

Ở Ấn Ðộ, củ gấu biển được xem như thuốc lợi tiểu, kích thích tim. Người ta đã nghiên cứu tác dụng ức chế trực tiếp co bóp của tử cung, đồng thời làm giảm trương lực của tử cung, tác dụng giảm đau (do hợp chất -cyperene), tác dụng làm ra mồ hôi, trị giun, lợi tiểu, và làm se [15]. Theo Parekh và Chanda [108, 109], dịch chiết củ gấu bằng ethanol có tác dụng kháng khuẩn mạnh và rõ rệt hơn dịch chiết bằng nước. Tuy nhiên tính kháng nấm thì không cao. Nhóm nghiên cứu của Wei và cộng sự [148] cho thấy thành phần -cyperone trong dịch chiết bằng ether dầu hỏa của thuốc chống trầm cảm trên mô hình chuột chế biến từ củ gấu. Nhóm nghiên cứu của Puratchikody và cộng sự [111] cho thấy dịch chiết ethanol của củ gấu có tác dụng chữa lành vết thương trên mô hình chuột. Một nhóm các nhà khoa học tại trường Đại học Kangwon, Hàn Quốc [69] cho thấy dịch chiết ethanol 70% của củ gấu có tác dụng chống dị ứng. Theo Kempraj và Bhat [75], tinh dầu cất lôi cuốn hơi nước của củ gấu có khả năng diệt ấu trùng và trứng muỗi. Sivapalan [129] và nhiều tác giả khác [68, 93, 29, 81] đã có công trình viết tổng quan về tác dụng của củ gấu nhƣ là một loại dƣợc liệu tiềm năng bao gồm các hoạt tính: chống viêm, hạ sốt, giảm đau, an thần, chống co giật, chống nôn, ức chế hoạt động nhu động dạ dày, bảo vệ dạ dày, chống tiêu chảy, hạ huyết áp, bảo vệ gan, chống béo phì, chống viêm khớp, làm lành vết thương, chống ôxi hóa, chống tiểu đường, kháng khuẩn, chống sốt rét, chống đột biến gen. Nghiên cứu độc tính trên chuột cho thấy cặn chiết củ gấu đưa vào qua đường miệng với hàm lượng tới 2000 mg/kg vẫn đảm bảo an toàn [35].

1.4.3. Các nghiên cứu về th nh phần hóa học 1.4.3.1. Tại Việt Nam

Trong nước có luận văn tốt nghiệp dược sĩ đại học năm 1970 của Đàm Đảm đã xác định trong Hương phụ vườn có các thành phần sau: tinh bột 0,18%, clorid 0,42%, chất béo 1,32%, chất nhựa, flavonoid, glycosid, alcaloid, tinh dầu 1,27% [18].

Luận án phó tiến sĩ khoa học Y dƣợc năm 1994 của DS.Vũ Văn Điền [18] đã xác định được trong Hương phụ có 0,54-0,62% tinh dầu theo phương pháp cất lôi cuốn hơi nước, 0,104-0,128% alcaloid theo phương pháp cân, 0,75-0,77% glycosid bằng phương pháp đo quang, 0,041-0,050% saponin theo phương pháp cân, 0,72- 0,78% flavonoid bằng phương pháp đo quang, 1,67-1,78% tanin bằng phương pháp chuẩn độ và khảo sát thành phần tinh dầu của hai loài Hương phụ bằng sắc ký khí.

- 25-

Theo tác giả Nguyễn Xuân Dũng, Vũ Văn Điền, Vũ Ngọc Lộ [9] thì trong thành phần tinh dầu của Hương phụ vườn có 27 chất còn trong tinh dầu Hương phụ biển có 22 chất.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Huy Thái, Trần Thị Ngọc Diệp [11] cho thấy, hàm lƣợng tinh dầu từ thân rễ củ gấu biển (Cyperus stoloniferus Rezt.) đạt 0,62% theo nguyên liệu khô. Tinh dầu là chất lỏng màu vàng sẫm, có mùi thơm và nhẹ hơn nước. Bằng phương pháp sắc khí khối phổ (GC-MS), 28 hợp chất trong tinh dầu củ gấu biển đƣợc xác định, chiếm 86,27% tổng hàm lƣợng tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là các hợp chất sesquiterpenoid. Thành phần hóa học chính của tinh dầu là α-cyperon (32,37%), -seline (3,74%), 1,4 methanoazulen-7-on-octahydro- 4-8-tetramethyl (6,1%), 2-cyclohexen-1-ol-2-methyl-5 (5,95%), caryophyllenoxid (3,68%).

Tại Việt Nam các nghiên cứu về thành phần hóa học của củ gấu và củ gấu biển chỉ tập trung vào phần tinh dầu chƣa có nghiên cứu chi tiết thành phần trong dịch chiết củ gấu. Về củ gấu biển có thể thấy gần nhƣ chƣa có nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc của các chất trong thành phần.

1.4.3.2. Trên thế giới

Đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của củ gấu. Các nghiên cứu này cho thấy trong củ gấu có các lớp chất terpenoid, flavonoid, stilbenoid, quinone… ên cạnh một số chất đã đƣợc phân lập từ các loài trong chi Cyperus L. nhƣ: 3 mustakone [107], 11 α-cyperone [107], 12 β-selinene [58], có rất nhiều chất đã đƣợc phân lập từ loài Cyperus rotundus L. Dưới đây là danh sách các chất đã được phân lập từ Cyperus rotundus L.

Bảng 1.6. Danh sách các chất đã đƣợc phân lập từ Cyperus rotundus L.

Ký hiệu

chất Chất TLTK

Các hợp chất monoterpenoid

58 4-cymene [69,125]

59 limonene [69,125]

60 β-pinene [69,125]

61 1,8- cineole [69,125]

62 3,4-O-isopropylideneshikimic acid [160]

Các hợp chất sesquiterpene

63 nootkatone [58,69,125,114]

64 valencene [69,125]

65 2β-hydroxy-α-cyperone [160]

Header Page 38 of 148.

Ký hiệu

chất Chất TLTK

66 eudesman-1,11 dien-2-one [107]

67 eudesma-3,11-dien-2-one-5α-ol [107]

68 eudesma-3,11-dien-2-one-5β-ol [107]

69 eudesma-4(14),11(13)-diene-7α,8α,12-triol [160]

70 4,5-secoeudesmanolide (+)-1 [107]

71 4,5-secoeudesmanolide (+)-2 [107]

72 aristolone [58]

73 cyperolone [107]

74 cyclic acetal(+) [107]

75 (+)-alismoxide [160]

76 cypera-2,4(15)-diene [133]

77 isocurcumenol [58]

78 isorotundene [133]

79 norrotundene [133]

80 patchoulenone [140]

81 (+)-ylanga-2,4(15)-diene [133]

82 caryophyllene -oxide [140, 69,125]

83 dehydrocostuslactone [160]

84 sugetriol triacetate [79, 160]

85 rotundusolide B [160]

86 rotundusolide A [160]

87 cyperadione [133]

88 solavetivone [114]

Các hợp chất di- và triterpene

89 3,4-seco-mansumbinoic acid [160]

90 rotundusolide C [160]

91 oleanolic acid [128,58]

92 3β-hydroxyolean-12-en-28-oic acid α-D-arabinofuranoside

(oleanolic acid arabinoside) [21]

93 urs-12-en-3β–ol-3-β-D-glucopyranoside

(α-amyrin glucopyranoside) [21]

94 18α-H-urs-12-en-3β-ol-β-D-glucuronopyranoside

(18-epi-α-amyrin glucuronoside) [21]

95 olean-12-en-3β–ol-3-β-D-glucopyranoside

(β-amyrin glucopyranoside) [21]

Các hợp chất flavonoid

96 biochanin A [170]

97 vitexin [119]

98 isovitexin [119]

99 orientin [119]

- 27- Ký hiệu

chất Chất TLTK

100 epiorientin [119]

101 myricetin 3-O-β-D-galactopyranoside [119]

102 luteolin 7-O-β-D-glucuronopyranoside-6′′-methyl ester [119]

103 luteolin 4-O-β-D-glucuronopyranoside [119]

104 pongamone A [170]

105 rutin [97]

106 luteolin 7-O-β-D-glucuronopyranoside [119]

Các hợp chất stilbenoid

107 (+)-(E)-cyperusphenol A [66]

108 (-)-(E)-cyperusphenol A [66]

109 (E)-mesocyperusphenol A [66]

110 scirpusins A [67]

111 scirpusins B [67]

Các hợp chất benzodihydrofuran 112 1α,3β-dihydroxy-4α-(3′,4′-dihydroxyphenyl)-1,2,3,4-

tetrahydronaphthalin [170]

113 1α-methoxy-3β-hydroxy-4α-(3′,4′-dihydroxy-phenyl)-

1,2,3,4-tetrahydronaphthalin [170]

Các hợp chất iridoid

114 6-O-p-coumaroylgenipin gentiobioside [171]

115 rotunduside B [171]

116 rotunduside A [171]

117 ipolamiide [97]

118 6β-hydroxyipolamiide [97]

Các hợp chất phenylpropanoid

119 caffeic acid [170]

120 p-coumaric acid [170]

121 isoaragoside [171]

122 chionoside A [171]

123 helioside C [171]

Các dẫn xuất của hydroxycinnamic acid

124 chlorogenic acid [119]

125 (-)-(E)-caffeoylmalic acid [119]

Các hợp chất phenolic acid

126 methyl 3,4-dihydroxy benzoate [97]

127 salicylic acid [170]

128 protocatechuic acid [170]

129 ellagic acid [119]

Các hợp chất khác

130 n-tricont-1-ol-21-one [21]

Header Page 40 of 148.

Ký hiệu

chất Chất TLTK

131 N-(1-deoxy-α-D-fructos-1-yl)-L-tryptophan [119]

132 ethyl-α-D-glucopyranoside [119]

133 adenosine [119]

134 uridine [119]

Các hợp chất monoterpenoid

Các tác giả Jun-Li Yang [160], Jeong Ho Jin [69], Eun Ji Seo [125] vào năm 2011 đã phân lập đƣợc một số hợp chất monoterpenoid:

58 4-cymene

59 limonene

60 β-pinene

O

61 1,8-cineole

HO O

HO

O O

62 3,4-O-

isopropylideneshikimic acid Các chất thuộc nhóm sesquiterpene

Có hơn 20 các chất thuộc nhóm sesquiterpene đã đƣợc phân lập từ Cyperus rotundus L. [140, 125, 69, 58, 160, 114, 133, 107] bao gồm:

O

63 nootkatone 64 valencene

O HO

65 2ò-hydroxy-α-cyperone

O

66 eudesman-1,11 dien- 2-one

OH O

67 eudesma-3,11-dien-2- one-5α-ol

OH O

68 eudesma-3,11-dien-2- one-5β-ol

H

OH OH

OH

69 eudesma-4(14),11(13)- diene-7α,8α,12-triol

O O

70 4,5-secoeudesmanolide (+)-1

O O

71 4,5-secoeudesmanolide (+)-2

- 29-

O

72 aristolone

HO

O

73 cyperolone

O O

74 cyclic acetal(+)-3

HO

OH

H H

75 (+)-alismoxide 76 cypera-2,4(15)-diene

HO

O

77 isocurcumenol

78 isorotundene

H

H

79 norrotundene

O

80 patchoulenone

81 (+)-ylanga-2,4(15)-diene

H

O

H

82 caryophyllene-oxide

O H H

O

83 dehydrocostuslactone

OAc

H OAc

AcO H

84 sugetriol triacetate

O

O O

O

85 rotundusolide B

OAc

OMe O

O O

88 rotundusolide A

O

O

86 cyperadione

O

87 solavetivone Header Page 42 of 148.

Ngoài ra còn có một số các hợp chất di- và triterpene [128, 58, 160, 21]:

O

HO

H H

H

89 3,4-seco-mansumbinoic acid

HO H

H

90 rotundusolide C

HO

O OH

91 oleanolic acid

O

COOH

H H HOH2C

HO H

H OH

O

92 oleanolic acid arabinoside

O

HO OH H

H OH

H

O HOH2C

OH H

H

93 α–amyrin glucopyranoside

O

HO OH H

H OH

H

O HOOC

OH H

H

H

94 18-epi-α-amyrin glucuronoside

O

HO OH H

H OH

H

O HOH2C

OH H

H

H

H

95 β-amyrin glucopyranoside

- 31- Các hợp chất flavonoid

Các hợp chất flavonoid với khung flavone và flavanone cũng đã đƣợc phân lập từ Cyperus rotundus L.:

OCH3 O

OH

HO O

96 biochanin A

O HO

O

OH HO HO

O OH

OH O

O OH HO

OH OH

O

105 rutin

OCH3

OCH3

O O O

104 pongamone A

R6

R5

R2O

OH O

O R1

R3

R7

R4

Ký hiệu cho các chất từ 97-103,106:

Glu: Glucopyranoside GluA: Glucuronopyranoside Gal: Galactopyranoside

R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7

97 vitexin C-Glu H H H H OH H

98 isovitexin H H C-Glu H H OH H

99 orientin C-Glu H H H OH OH H

100 epiorientin C-Glu H H H OH OH H

101 myricetin 3-O-β-D- galactopyranoside

H H H O-Gal OH OH OH

102 luteolin 7-O-β-D-

glucuronopyranoside-6-methyl ester

H GluA- 6″- methyl

ester

H H OH OH H

103 luteolin 4-O-β-D- glucuronopyranoside

H H H H OH O-

GluA H 106 luteolin 7-O-β-D-

glucuronopyranoside

H GluA H H OH OH H

Header Page 44 of 148.

Các hợp chất stilbenoid:

8b

7b O

7c

8c OH

OH

OH

HO O

7a

8a OH

HO

HO

OH

OH

O OH

OH HO

OH OH

R

HO

C- 7a

C- 8a

C- 7c

C- 8c

C-7b/

C-8b 107 (+)-(E)-

cyperusphenol A

S S S S Trans

108 (-)-(E)- cyperusphenol A

R R R R Trans

109 (E)-

mesocyperusphenol A

R R S S Trans

110 scirpusins A R=H 111 scirpusins B R=OH

Các hợp chất benzodihydrofuran:

OH HO

OH OH

112 1α, 3ò-hydroxy-4α-(3',4'- dihydroxyphenyl)-1,2,3,4-

tetrahydronaphthalin

H3CO OH

OH OH

113 1α-methoxy-3ò-hydroxy-4α-(3',4'- dihydroxyphenyl)-1,2,3,4-

tetrahydronaphthalin Các hợp chất iridoid

HO

O

O

COOCH3

CH2OH

O O

HO

OH O OH

O OH

OH OH H2C

114 6-O-p-coumaroylgenipin gentiobioside

HO

O

O

COOCH3

CH2OH O

O

HO

OH O OH

O OH

OH OH H2C HO

HO

115 rotunduside B

- 33-

COOCH3

CH2OH O

HO

OH O OH

CH2OH COOCH3

O

HO

OH O OH

H2C O HOH2C OH

116 rotunduside A

O COOCH3 OH

H O HO

O H

OH HO

OH HO

117 ipolamiide

O COOCH3 OH

H O HO

O H

OH HO

OH HO HO

118 6β-hydroxyipolamiide Các hợp chất phenylpropanoid:

R HO

OH O

119 caffeic acid R=OH 120 p-coumaric acid R=H

O

HO

OH OH CH2OH O

R3O

OR1

O

H2C OR2 HO

HO

121 isoaragoside R1 = H; R2 = caffeoyl; R3 = Ara 122 chionoside A R1 = feruloyl; R2 = H; R3 = Ara 123 helioside C R1 = feruloyl; R2 = Xyl; R3 = Ara Các dẫn xuất của hydroxycinnamic acid:

O O COOH HO

HO

OH

OH OH

124 chlorogenic acid

O

OH OH

O O

O HO

HO

125 (-)-(E)- caffeoylmalic acid Header Page 46 of 148.

Các hợp chất phenolic acid

COOCH3

OH OH

126 methyl 3,4- dihydroxy benzoate

OH

O

R2

R3 R1

127 salicylic acid R1=OH, R2=H, R3=H 128 protocatechuic acid

R1=H, R2=OH, R3=OH

O O

O

O

OH

OH HO

HO

129 ellagic acid

Các hợp chất khác

CH3 - (CH2)8 - C - (CH2)19 - CH2OH O

130 n-tricont-1-ol-21-one

N H CH2

CH HN H2 C

COOH

OH HOH2C O

HO

HO

131 N-(1-deoxy-α-D-fructos-1-yl)-L- tryptophan

O

OH OC2H5 OH

OH HO

132 ethyl-α-D- glucopyranoside

HO H

O

HO N

N

N N NH2

133 adenosine

HO OH

O

HO N

NH O

O

134 uridine

Trên thế giới có rất ít tài liệu nghiên cứu về củ gấu biển. Tác giả Allan R.D và cộng sự tại Australia [24] đã xác định trong thân rễ củ gấu biển có các chất quinone là cyperaquinone và hydroxyperaquinone. Tóm lại chƣa có nghiên cứu trên thế giới về phân lập và xác định cấu trúc của các chất trong củ gấu biển.

1.4.4. Các nghiên cứu về sắc ký dấu vân tay 1.4.4.1. Tại Việt Nam

Năm 2009, tác giả Nguyễn Văn Tựu [8] ở Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ƣơng đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển bộ dữ liệu chuẩn của một số dƣợc liệu thường dùng phục vụ công tác kiểm tra giám sát chất lượng dược liệu và thuốc đông dược” trên 30 loại dược liệu trong đó có Hương phụ. Đề tài đã tiến hành trên 3 mẫu Hương phụ trong đó 1 mẫu Hương phụ vườn và 2 mẫu Hương phụ biển và đã thực

- 35-

hiện chiết, phân tích thành phần tinh dầu và flavonoid bằng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng.

Đề tài cũng đã xác định đƣợc 4 píc đặc trƣng trong kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao và xác định hàm lƣợng của 5 chất (cyperen, selinen, caryophyllene oxid, 5(1H)- azulenon và cyperon) trong phần tinh dầu bằng kỹ thuật sắc ký khí – khối phổ.

1.4.4.2. Trên thế giới

Năm 2009, Venkatasubramanian và cộng sự [144] đã nghiên cứu so sánh thay thế Aconitum heterophyllum bằng Cyperus rotundus là nguyên liệu điều chế thuốc chống tiêu chảy. Tác giả đã nghiên cứu thành phần hóa học, dƣợc lý đồng thời so sánh dấu vân tay của hai loại dƣợc liệu trên bằng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao trên dịch chiết methanol. Kết quả so sánh dấu vân tay sắc ký cho thấy nét tương đồng trong sắc đồ của hai dƣợc liệu, điểm khác biệt ở sắc đồ của Aconitum heterophyllum có nhiều hơn 2 píc so với sắc đồ của Cyperus rotundus và trong các píc trùng nhau thì píc của Aconitum heterophyllum cao hơn.

Vào năm 2012, tại trường Đại học Công nghệ Triết Giang, Trung Quốc, Wu và cộng sự [153] đã xây dựng dấu vân tay của củ gấu Cyperus rotundus bằng kỹ thuật hấp phụ hóa học – giải hấp phụ nhiệt - sắc ký khí – khối phổ. Kỹ thuật này đƣợc sử dụng để phân tích các chất dễ bay hơi trong 12 mẫu Cyperus rotundus mọc ở các vùng khác nhau. Dấu vân tay của 12 mẫu này đƣợc xây dựng trên cơ sở diện tích píc của 44 píc trong sắc đồ sắc ký khí và độ lệch chuẩn tương đối của các diện tích píc là nhỏ hơn 8,6%. Kết quả cho thấy đây là kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả để kiểm soát chất lƣợng củ gấu.

Tóm lại các nghiên cứu về dấu vân tay sắc ký của củ gấu (Cyperus rotundus L.) và củ gấu biển (Cyperus stoloniferus Retz.) ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới mới chỉ ở bước đầu và chưa có nghiên cứu sâu về dấu vân tay sắc ký của hai loài này.

Header Page 48 of 148.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và sắc ký dấu vân tay của thân rễ hai loài củ gấu (Cyperus rotundus L.) và củ gấu biển (Cyperus stoloniferus Retz.) (Trang 34 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(213 trang)