3.1 Kết quả nghiên cứu:
Thông qua chương 1 của đề tài đã điểm qua một số mô hình đo lường giá vàng trên thế giới cũng như trong nước nhằm phân tích các yếu tố cơ bản tác động đến giá vàng, làm nền tảng cơ sở lý thuyết cho việc phân tích và xây dựng mô hình Tự Hồi Quy Vecto (Var) xác định các nhân tố cơ bản tác động đến giá vàng Việt Nam.
Qua chương 2 bài nghiên cứu đã đưa ra mô hình Vector Var đánh giá tác động của các nhân tố tới sự biến động của giá vàng trong nước giai đoạn từ tháng 01/2004 đến tháng 06/2012. Mô hình dựa trên ba đặc tính cơ bản của vàng với các biến có ảnh hưởng đến mức giá: đặc tính hàng hoá, đặc tính tiền tệ và đặc tính đầu tư/phòng ngừa rủi ro.
Những kết quả chủ yếu của nghiên cứu bao gồm:
(1) Độ trễ của giá vàng trong nước có tác động nhiều nhất tức giá vàng của các tháng trước và kỳ vọng giá vàng của người dân ảnh hưởng nhiều nhất đến giá vàng của Việt Nam trong hiện tại.
(2) Giá vàng thế giới, chỉ số USDX và chênh lệch lợi tức trái phiếu Việt Nam so với trái phiếu chính phủ Mỹ có tác động đến giá vàng Việt Nam nhưng có độ trễ.
(3) Những biến động của lạm phát, chỉ số giá chứng khoán và lãi suất huy động có vai trò nhất định đối với giá vàng.
(4) Sự ảnh hưởng của tin tức đối với giá vàng có tính chất đối xứng, nghĩa là không có khác biệt trong giá vàng giữa tin tốt và tin xấu.
3.2 Ứng dụng của kết quả nghiên cứu:
Một là, giúp các nhà phân tích, nhà đầu tư phát hiện ra nhân tố nào có tác động đáng kể đến giá vàng để nắm bắt được chiều dao động của giá vàng từ đó có
35
thêm cơ hội đầu tư kiếm thêm lợi nhuận hoặc có thể hạn chế một phần rủi ro thị trường mang lại khi mà thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường ngoại hối mất đi sự hấp dẫn hoặc tiềm ẩn quá nhiều rủi ro.
Hai là, giải thích nguyên nhân chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới:
(1) Nguyên nhân là vàng khi vào đến Việt Nam thường có độ trễ nhất định nên mức giá không đồng nhất về thời điểm so với giá vàng thế giới.
(2) Ngoài ra khi nhập khẩu về, giá vàng trong nước còn phải cộng thêm các loại thuế, phí và chi phí gia công khác.
(3) Có tình trạng độc quyền sản xuất, độc quyền thương hiệu SJC trong khi năng lực sản xuất của SJC chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Mất cân đối cung cầu cũng là nguyên nhân tạo ra chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới nhiều năm qua. Việc thực hiện đồng loạt và dồn dập các chính sách mới trong vòng 5-6 tháng giữa năm khiến sự mất cân đối này càng thêm trầm trọng.
(4) Mua vàng để tích trữ, bảo toàn giá trị tài sản trước các rủi ro tiền tệ của các chế độ tiền danh nghĩa là nhu cầu và thói quen tại Việt Nam nhiều đời nay, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài chính chưa phát triển, đại bộ phận dân chúng không quen với các công cụ đầu tư khác ngoài vàng
(5) Vàng và các sản phẩm đầu tư vàng trở thành công cụ đầu tư hấp dẫn trong nền kinh tế, mức độ sinh lời từ đầu tư vàng cao hơn so với các sản phẩm đầu tư khác, trong khi mức độ rủi ro thị trường tương đối thấp do đó trong một số thời điểm, các nhà đầu tư trong nước đổ xô đi mua hoặc bán gây nên tình trạng giá vàng đột biến và chênh lệch hẳn với giá vàng thế giới.
(6) Thiếu thông tin, kiến thức: thông tin giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định hướng đầu tư thành công. Tuy nhiên với lượng thông tin khổng lổ các nhà đầu tư nhận được hàng ngày, việc tập hợp và lựa chọn thông tin thích hợp quả là khá rủi ro, thêm nữa nguồn thông tin mà các nhà đầu tư Việt Nam nhận được
36
không thể đầy đủ và kịp thời so với các nhà đầu tư tại các thị trường mạnh như Mỹ, Anh, Nhật...do một phần hạn chế về ngoại ngữ và không thể cập nhật kịp thời.
Thêm nữa thị trường đầu tư tại Việt Nam còn thiếu sự chuyên nghiệp. Điều này giải thích được vì sao xu hướng của giá vàng trong nước với phí lợi tức trái phiếu chính phủ Việt Nam đi ngược lại với thực tiễn chứng minh ở trên và đòi hỏi 1 độ trễ nhất định để 2 biến số là phí lợi tức trái phiếu chính phủ Việt Nam, chỉ số USDX tác động đến giá vàng trong nước.
(7) Những khiếm khuyết trong hoạt động quản lý thị trường vàng, trước khi Nghị định 24 được ban hành là thị trường vàng của chúng ta hoàn toàn bỏ ngỏ, không ai quản lý thị trường vàng miếng, vàng miếng được phân khúc ra rất nhiều đoạn, mỗi bộ, mỗi ngành, mỗi cơ quan chỉ quản lý một khúc trong cả thị trường như vậy, môi trường pháp lý của chúng ta không rõ ràng dẫn đến việc quản lý hoạt động của thị trường vàng nói chung và thị trường vàng miếng nói riêng là rất bất cập.
(8) Sự phát triển của thị trường vàng trong nước đôi khi trái chiều với sự phát triển của thị trường vàng thế giới. Trong khi thị trường vàng thế giới đang phát triển nhanh chóng, với các hình thái đầu tư hiện đại, cho phép các nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng, với chi phí thấp hơn nhiều so với đầu tư, kinh doanh vàng vật chất, thì thị trường vàng Việt Nam lại giới hạn ở các giao dịch vàng vật chất và một số hình thái huy động, cho vay nhất định.
3.3 Khuyến nghị:
3.3.1 Đối với các nhà đầu tƣ, cần chú ý các điểm sau khi đầu tƣ vào thị trường vàng:
Thường xuyên nắm bắt các thông tin hoặc theo dõi các dự báo về giá vàng để có thể đưa ra quyết định đầu tư thích hợp của mình.
Thường xuyên theo dõi diễn biến nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước hoặc các dấu hiệu của Ngân Hàng Nhà Nước như thông tin về thuế, hạn ngạch, các chính sách có liên quan... để đưa ra dự báo thích hợp về tỷ giá, giá vàng, lãi suất...
37
3.3.2 Đối với nhà nước:
Tại Việt Nam, trong thời gian dài, hoạt động kinh doanh vàng như mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng được xem là hoạt động kinh doanh bình thường như kinh doanh các loại hàng hoá khác. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, giá vàng thế giới biến động theo xu hướng ngày càng tăng và vàng trở thành hàng hoá đặc biệt, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng và hấp thụ một lượng tiền khổng lồ làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Giá vàng tăng quá mức và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi chưa có môi trường pháp lý vững chắc về loại hình kinh doanh này, do đó Ngân Hàng Nhà Nước cần chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan có những chỉ đạo đúng đắn và kịp thời bình ổn thị trường vàng, góp phần ngăn chặn rủi ro, ổn định thị trường và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo hướng:
Ngân hàng Nhà Nước là đầu mối thực hiện can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua các hoạt động: xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu; tổ chức, quản lý sản xuất vàng miếng; mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước; huy động vàng...
Phát triển lành mạnh thị trường vàng, đảm bảo sự thông suốt trong phạm vi nền kinh tế và liên thông với thị trường quốc tế, thu hẹp khoảng cách giữa giá trong nước và giá quốc tế ở mức hợp lý.
Các công cụ, loại hình hoạt động trên thị trường vàng cần có lộ trình phát triển từng bước, phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý của đất nước. Đặc biệt là cần có sự tách bạch giữa hoạt động kinh doanh vàng vật chất và phi vật chất.
Trong quá trình phát triển thị trường vàng, các sản phẩm lưu hành trên thị trường vàng cần được phát triển từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với trình độ phát triển của thị trường và kiến thức của nhà đầu tư. Trước tiên cần ưu tiên phát triển các sản phẩm kinh doanh vàng vật chất trước các sản phẩm vàng tài chính với các hình thức đơn giản ban đầu là các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,... rồi sau đó, mới phát triển các hình thức kinh doanh vàng tài khoản với các sản phẩm vàng phái
38
sinh...để có thể huy động được tối đa lượng vàng trong dân trong giai đoạn quản lý tập trung các hoạt động đầu tư, kinh doanh vàng hiện nay.
Tạo lập được khuôn khổ pháp lý quy định chặt chẽ về hoạt động kinh doanh vàng tài khoản, kinh doanh vàng phi vật chất. Xem xét luật hóa một cách cụ thể hình thức, phạm vi, đối tượng được phép giao dịch của hoạt động này để tạo kênh
"liên thông" hẹp, được kiểm soát chặt nhưng linh hoạt giữa thị trường vàng trong nước và thị trường vàng quốc tế. Ðồng thời, Nhà nước cần sử dụng công cụ thuế, bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết, hạn chế việc đầu cơ vàng.
39