Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG (Trang 25 - 35)

Chương III Tính toán tổn thất và đề xuất giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Con người là nhân tố cơ bản nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

Trong điều kiện cơ chế mới, máy móc kỹ thuật mới đòi hỏi phải có đội ngũ lao động năng động, có kỹ thuật, có kỷ luật, có lòng say mê và lao động hiệu quả. Ý

thức được vai trò to lớn đó, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương đã đề ra các chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận. Quy chế thưởng phạt rõ ràng, gắn quyền hạn với trách nhiệm, quyền lợi với nghĩa vụ cho từng nhân viên.

Công ty hoạt động với mô hình Chủ tịch Công ty. Trong đó Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc Công ty; giúp việc cho Giám đốc hiện nay có 4 Phó giám đốc.

Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương còn có 12 điện lực trực thuộc và 01 Ban Quản lý dự án; 02 Trung tâm (Thí nghiệm điện; Tư vấn thiết kế

KT&GSMBĐ VP KT AT LĐ Đ Đ TT &PCTC &NS TCKT KH

PHÂN XƯỞNG TNĐL

PHÂN XƯỞNG 110KV ĐIỆN LỰC THANH MIỆN

XƯỞNG TƯ VẤN T. KẾ ĐIỆN LỰC TP HẢI DƯƠNG ĐIỆN LỰC KINH MÔN ĐIỆN LỰC NINH GIANG ĐIỆN LỰC NAM SÁCH ĐIỆN LỰC THANH HÀ ĐIỆN LỰC CẨM GIÀNG ĐIỆN LỰC BÌNH GIANG ĐIỆN LỰC KIM THÀNH

CHỦ TỊCH KIÊM GIÁM ĐỐC

PGĐ. KINH DOANH PGĐ. KĨ THUẬT PGĐ. ĐTXD

KIỂM SOÁT VIÊN CÔNG TY

QH CĐ ĐLHD) và 03 Xí nghiệp (Lưới điện cao thế ĐLHD; Sửa chữa thiết bị ĐLHD; Xây

lắp ĐLHD).

Tổng số Cán bộ công nhân viên có mặt đến ngày 01 tháng 8 năm 2015 là 1.451 người, trong đó có 1.101 nam và 350 nữ.

Về trình độ CBCNV: - Thạc sỹ : 26 người - Đại học : 709 người - Cao đẳng : 80 người - Trung cấp : 228 người - Công nhân kỹ thuật : 310 người

2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của Công ty Điện lực Hải Dương(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động - Công ty Điện lực Hải Dương)

KD

PHÂ N XƯỞ

NG ĐIỆN

 Nhận xét:

- Mô hình hoạt động của công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương là “Trực Tuyến – Chức Năng”. Giám đốc là người có quyền cao nhất, quền quyết định trong quá trình điều hành. Ngoải ra còn có các bộ phận chức năng tham mưu cho Giám đốc, cung cấp thông tin đã được xử lý tổng hợp và các kiến nghị giải pháp để Giám đốc ra quyết định.

- Ưu, nhược điểm:

Ưu điểm:

+ Phát huy được ưu điểm của mô hình cơ cấu trực tuyến là phân quyền để chỉ huy kịp thời, mặt khác các lãnh đạo ở hệ chức năng vẫn phát huy được tài năng của mình đóng góp cho người lãnh đạo cấp cao.

+ Tạo khung hành chính vững chắc cho tổ chức quản lý doanh nghiệp, có hiệu lực, bảo đảm thể chế quản lý.

+ Phù hợp với môi trường kinh doanh ổn định như ngành điện lực.

Nhược điểm:

+ Số lượng người tham mưu cho giám đốc sẽ nhiều, gây lãng phí nếu các phòng không được tổ chức hợp lý.

+ Phải giải quyết những mâu thuẫn rất trái ngược nhau của các bộ phận chức năng nên phải họp nhiều. Tuy vậy, do cơ cấu này có quá nhiều ưu điểm nên nó được áp dụng trong công ty.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban chính.

a, Ban giám đốc :

Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương, có trách nhiệm trực tiếp điều hành toàn diện các mặt hoạt động của công ty nhằm bảo đảm tính tập trung trong chỉ đạo, phân công cho các Phó giám đốc công ty, giám đốc công ty trực tiếp điều hành các lĩnh vực trọng yếu.

Phó Giám đốc Kinh doanh: Trực tiếp phụ trách phòng kinh doanh và điện nông thôn, Văn phòng.

Phó Giám đốc xây dựng: Trực tiếp phụ trách các phòng quản lý xây dựng và tổ quản lý dự án trực thuộc phòng QLXD.

Phó Giám đốc kỹ thuật: Trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật, phòng an toàn và bảo hộ lao động, phòng điều độ và phòng vật tư & xuất nhập khẩu.

Phó Giám đốc Viễn thông: Trực tiếp phụ trách phòng Viễn thông & CNTT, Trung tâm Viễn thông.

b, Các phòng ban, đội sản xuất :

Phòng kinh doanh :

 Chức năng : Tham mưu giúp Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác kinh doanh điện năng, công tác điện nông thôn và dịch vụ khách hàng trong Công ty.

 Nhiệm vụ : : Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Điện lực công tác kinh doanh điện năng, kinh doanh khác. Kiểm tra, giám sát, hưỡng dẫn và đôn đốc phòng và các đội vị thực hiện các quy định, quy trình kinh doanh điện, viễn thông trong lĩnh vực phòng phụ trách.

Phòng kế hoạch :

Là phòng có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty quản lý công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng của công ty gồm các mặt công tác sau: Công tác kế hoạch, công tác quản lý vốn, năng lực, tài sản, công tác đầu tư xây dựng và các công tác khác ...

Phòng tổ chức và nhân sự :

Là phòng có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty về công tác tổ chức bộ máy: công tác cán bộ, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong công ty, quản lý cán bộ công nhân viên của công ty. Tham mưu giúp Giám đốc công ty quản lý công tác lao động, tiền lương, chế độ chính sách đối với người lao động. Tham mưu giúp Giám đốc công ty quản lý công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật và công tác tuyên truyền, công tác truyền thống trong toàn công ty.

Phòng kỹ thuật :

Có chức năng quản lý kỹ thuật lưới điện có cấp điện áp từ 110kV trở xuống, công tác sửa chữa lưới điện và quản lý chương trình thí nghiệm lưới điện.

Phòng tài chính – kế toán :

Có chức năng giúp Giám đốc và Kế toán trưởng công ty quản lý công tác kinh tế tài chính, hạch toán kế toán toàn công ty.

Phòng vật tư :

Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty quản lý công tác vật tư và xuất nhập khẩu toàn công ty.

Phòng quản lý xây dựng :

Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty thực hiện chức năng chủ đầu tư và quản lý công tác đầu tư xây dựng toàn công ty. Ngoài ra Phòng còn có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng trong toàn công ty.

Phòng an toàn :

Có chức năng tổ chức, thực hiện, kiểm tra về công tác an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt và môi trường làm việc trong toàn công

Phòng thanh tra bảo vệ và pháp chế :

Có chức năng tổ chức thực hiện thanh tra định định kỳ hoặc đột xuất về việc thực hiện quy chế phân cấp quản lý, quy định của công ty và Tổng công ty, các chính sách pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra còn có công tác bảo vệ và pháp chế trong toàn công ty.

Phòng điều độ :

Là đơn vị chỉ huy vận hành lưới điện của công ty Điện lực Hải Dương.

Phòng công nghệ thông tin :

- Tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công tác CNTT; Áp dụng các giải pháp CNTT phù hợp, phục vụ tốt sản xuất kinh doanh và khai thác hạ tầng CNTT thuộc phạm vi quản lý của công ty Công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Dương.

- Lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và đầu tư phát triển CNTT, đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT của đơn vị.

- Xây dựng các quy trình, quy định về vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và xừ lý sự cố các hạ tầng, thiết bị CNTT phù hợp với yêu cầu của Tổng công ty.

- Chủ trì thực hiện về công tác quản lý vận hành và khai thác có hiệu quả hạ tầng CNTT của đơn vị được Tổng Công ty giao quản lý đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt.

- Hướng dẫn nghiệp vụ về công tác CNTT cho các phòng thuộc Điện lực.

- Tổng hợp, lập báo cáo định kỳ, đột xuất gửi Tổng Công ty về công tác cho thuê hạ tầng CNTT của Công ty.

Phòng kiểm tra, giám sát mua bán điện :

- Tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong việc quản lý, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát mua bán điện, công tác kiểm toán năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Công ty .

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hợp đồng mua bán điện, sử dụng điện.Kiểm tra hệ thống đo đếm điện năng;

- Phát hiện các hành vi trộm cắp điện;

- Đề xuất các giải pháp cải tiến kĩ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật;

Phòng quan hệ cộng đồng :

- Đề xuất các công tác khen thưởng cho các cá nhân có thành tích tốt trong công tác quảng bá, tuyên truyền các chương trình tiết kiệm điện và nhiều chương trình khác về ngành điện.

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 33333333TNHH MTV Điện Lực Hải Dương từ năm 2013 đến năm 2015

2.1.3.1. Đặc trưng về phụ tải điện của công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Dương

Trong những năm gần đây, các ngành nghề sản xuất trên địa bàn phát triển khá mạnh dẫn tới nhu cầu điện năng không ngừng tăng cao. Phụ tải tại khu vực được chia thành 5 nhóm ngành bao gồm:

Nhu cầu điện cho công nghiệp- xây dựng.

Nhu cầu cho nông- lâm- thủy sản.

Nhu cầu cho thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng.

Nhu cầu điện cho quản lý và tiêu dùng dân cư.

Nhu cầu điện phục vụ cho các hoạt động khác

2.1.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện Lực từ năm 2013 đến năm 2015

2.1.3.2.1. Điện năng thương phẩm

Hoạt động kinh doanh điện năng của công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương luôn đạt những kết quả hết sức khả quan và đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng qua các năm nhìn chung là tương đối cao. Điều đó được thể hiện thông qua các số liệu kinh doanh điện năng dưới đây:

Bảng 2.1: Điện năng thương phẩm theo các tháng giai đoạn 2014-2015 STT Điện TP Năm 2014(kWh) Điện TP Năm 2015(kWh)

Tháng 1 220,851,281 228,508,226

Tháng 2 264,513,803 269,461,653

Tháng 3 269,372,815 273,824,439

Tháng 4 308,548,677 312,418,707

Tháng 5 353,863,149 365,326,081

Tháng 6 375,345,090 374,728,032

Tháng 7 363,318,712 342,281,984

Tháng 8 359,135,804 331,815,570

Tháng 9 350,651,396 320,505,128

Tháng 10 211,346,228 286,537,196

Tháng 11 249,418,071 259,926,444

Tháng 12 213,381,783 248,141,146

Tổng 3,326,365,026 3,898,078,343

(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty TNHH MTV Điện lực Hải

Dương)

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện điện năng theo các tháng giai đoạn 2014-2015 Theo bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy điện thương phẩm tăng dần theo các năm cụ thể năm 2014 đạt 3,326,365,026 kWh và tăng lên 3,898,078,343 kWh năm 2015, tăng 14.66 % so với năm 2014. Trong các năm thì lượng điện thương phẩm sử dụng có tính chất chu kỳ phân theo mùa. Cụ thể lượng điện năng thương phẩm cao nhất vào mùa hè các tháng 5, 6, 7, 8 và giảm ở các tháng còn lại. Nguyên nhân là do Tỉnh Hải Dương có địa hình trung du - miền núi và địa hình đồng bằng, khí hậu nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng, có nên nhiệt độ cao, có mưa lớn, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng về mùa hè dẫn tới nhu cầu sử dụng của người dân trong các tháng hè tăng cao.

Lượng điện năng thương phẩm gia tăng phản ánh mức tăng trưởng của kinh tế trên địa bàn Tỉnh Hải Dương. Đặc biệt trong tiêu thụ của hai nhóm ngành Công nghiệp xây dựng và Quản lí tiêu dùng.

Dưới đây là bảng số liệu thống kê lượng điện năng tiêu thụ cho các nghành nghề giai đoạn 2014 đến năm 2015.

Bảng 2.2: Lượng điện năng sử dụng theo các thành phần kinh tế

Số Tt

Các thành phần kinh

tế

Điện năng thương phẩm các thành phần kinh tế trong các giai đoạn (kWh)

Tốc độ tăng trưởng (%)

2013 2014 2015 2014/

2013

2015/

2014 1

Nông, lâm nghiệp, thuỷ

sản

40,654,745 43,789,496 42,014,653 7.7 -4

2 Công nghiệp,

Xây dựng 2,154,615,651 2,508,560,277 2,744,205,201 16.4 9.4 3

Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng

33,145,554 40,798,764 48,675,244 23 19.3

4 Quản lý, tiêu

dùng 815,456,655 898,559,712 1,009,257,864 10.2 12.3 5 Hoạt động

khác 42,245,126 47,347,736 53,925,381 12 13.9

Tổng cộng 3,086,117,731 3,539,055,985 3,898,078,343 14.7 10 (Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương)

Hình 2.4.:Biểu đồ thể hiện điện năng thương phẩm sử dụng của các thành phần kinh tế năm 2013, 2014, 2015

Hình 2.5 : Biểu đồ thể hiện sản lượng điện thương phẩm theo thành phần kinh tế giai đoạn 2013-2015 (Đv:%)

Từ bảng số liệu trên ta có thể dễ dàng trong nhận thấy trong giai đoạn 2013- 2015 điện năng tiêu thụ phục vụ cho nhóm ngành Quản lý tiêu dùng, Công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lượng điện năng của Thành phố Hải Dương. Còn nhóm ngành nông-lâm- thủy sản và các hoạt động tiêu thụ năng lượng khác chiếm tỷ trọng thấp, cuối cùng là nhóm ngành Thương nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng điện năng tiêu thụ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ trọng các nhóm ngành đang có sự chuyển dịch đáng kể. Cụ thể như sau:

- Đối với nhóm ngành Quản lý tiêu dùng tỷ trọng tiêu thụ năng lượng điện năm 2013 là 27% chiếm hơn một phần tư tổng điện năng tiêu thụ, tuy nhiên có giảm nhẹ trong năm 2014 và 2015 xuống còn 26%. Tuy vậy, sản lượng tiêu thụ vẫn gia tăng từ 815,456,655 kWh năm 2013 lên 898,559,712 kWh năm 2014 và 1,009,257,864 kWh năm 2015, chứng tỏ nhu cầu điện năng cho sinh hoạt ngày càng lớn hay phụ tải điện ngày càng gia tăng.

- Về tiêu thụ điện nhóm ngành công nghiệp, xây dựng đang có xu hướng tăng trong giai đoạn năm 2013- 2015. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng năm 2014 so với năm 2013 là 16.4% và năm 2015 so với năm 2014 là 9.4%. Không những có sự gia tăng về tỷ trọng mà nghành còn có sự gia tăng đáng kể về mặt sản lượng từ 2,154,615,651 kWh năm 2013 lên 2,508,560,277 kWh năm 2014 và 2,744,205,201 kWh năm 2015. Điều này chứng tỏ nền kinh tế của thành phố đang chuyển hướng sang kinh tế công nghiệp dự báo trong các năm tới lượng điện năng sử dụng trong lĩnh vực này tiếp tục tăng. Như vậy, trong năm 2015 ngành công nghiệp, xây dựng

đã được những kết quả đáng khích lệ góp phần vào sự phát triển của Thành phố Hải Dương

- Ngành nông- lâm nghiệp- thủy sản và các hoạt động tiêu thụ năng lượng khác có tỷ trọng thấp gần như không thay đổi qua các năm 2013 và 2015 là dưới 1% tổng sản lượng. Tuy nhiên sản lượng cũng gia tăng theo tổng lượng điện năng tiêu thụ.

- Nhóm ngành thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng chiếm tỷ trọng gần như bằng 0% trong tổng điện năng tiêu thụ. Nguyên nhân đây là nhóm ngành ít phát triển do Thành phố Hải Dương không phải là vùng có lợi thế về du lịch.

Ở trên là những phân tích tóm lược về tỷ trọng cũng như sản lượng điện thương phẩm các thành phần kinh tế trong giai đoạn năn 2013-2015. Như vậy ta có thể thấy nhu cầu sử dụng điện cho công nghiệp – xây dựng và quản lý tiêu dùng dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng điện năng sử dụng của toàn thành phố, còn các ngành còn lại chiếm khoảng 10% lượng điện năng tiêu thụ. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do Thành phố Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, có địa hình trung du - miền núi và địa hình đồng bằng là chính vì vậy mà nhu cầu điện năng cho việc sử dụng vào nông – lâm – thủy sản và thương nghiệp khách sạn, nhà hàng là rất ít. Cùng với đó là xu thế phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa dẫn đến nhu cầu sử dụng điện năng cho sinh hoạt và công nghiệp – xây dựng sẽ chiếm phần nhiều trong tổng sản lượng điện

2.1.3.2.2. Doanh thu và giá bán điện bình quân

Doanh thu của Công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Dương được quy định theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh, được ghi nhận trên cơ sở hoá đơn phát hành sau khi đã cung cấp điện thương phẩm, hàng hoá và dịch vụ. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Dương gồm có doanh thu về tiêu thụ điện, doanh thu về xây lắp điện và các dịch vụ khác.

Bảng 2.3. Doanh thu của Công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Dương từ năm 2013-2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

KH TH KH TH KH TH

Doanh thu

( Tỷ đồng ) 3326,92 3344,86 4090,59 4151,47 4910,96 4990,76 Điện thương

phẩm (Tr.kWh)

3,000 3,086 3,500 3,539 3,800 3,898

Giá bán điện bình quân

(đ/kWh)

1240 1244,71 1354,5 1361,7 1403,13 1404,48

( Nguồn : Phòng kinh doanh-Công ty TNHH MTV điện lực Hải Dương)

Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện doanh thu theo kế hoạch và thực hiện trong năm 2013 - 2015 Từ hình 2.6 có thể thấy doanh thu của công ty tăng lên mỗi năm và năm nào cũng vượt so với kế hoạch. Cụ thể năm 2013 doanh thu vượt kế hoạch 17,94 (tỷ đồng), đây là một thành công đối với công ty bởi vì năm 2013 kinh tế khó khăn nhưng doanh thu vẫn vượt so với kế hoạch đặt ra. Năm 2014 doanh thu đạt 4151,47 ( tỷ đồng ) vượt kế hoạch 60,88 tỷ đồng ( tốc độ tăng trưởng đạt 101,49% ) khắc phục những khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2014, công ty từng bước phát triển và đạt được doanh thu đáng kể. Năm 2015 doanh thu cũng vượt kế hoạch 79,8 ( tỷ đồng ) năm 2015 là năm có doanh thu vượt kế hoạch nhiều nhất, tốc độ tăng trưởng cao nhất (101,62%).

Bảng 2.4. So sánh doanh thu giữa các năm

Chỉ tiêu

N ăm 2013

N ăm 2014

N ăm 2015

So sánh

2014-2013 So sánh

2015-2014 Tuyệ

t đối Tươn

g đối Tuyệ

t đối Tươn g đối

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w