Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới

Một phần của tài liệu SKKN rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11 (Trang 55 - 59)

“Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lí nào

phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều.

Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.

Câu hỏi:

a. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Nêu ý chính của đoạn văn.

b. Nêu cụ thể những câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn trong đoạn văn trên. Sự đan xen nhiều loại câu như vậy có tác dụng gì?

c. Hãy chỉ ra những hình ảnh ẩn dụ và hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn.

d. Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề: sự thức tỉnh của Chí Phèo.

Gợi ý trả lời

a. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Ý chính của đoạn văn: Chí Phèo thức tỉnh.

b.- Những câu trần thuật trong đoạn: Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc…

Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.

- Những câu nghi vấn: Có lí nào như thế được ? Hắn đã già rồi hay sao ? - Câu cảm thán: Buồn thay cho đời !

Việc đan xen nhiều loại câu như vậy làm cho lời kể trở nên nhiều giọng (đa thanh), thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc. Cũng nhờ vậy, hiện trạng cuộc đời của Chí Phèo được soi từ nhiều góc nhìn khác nhau.

c. - Trong đoạn văn, cái dốc bên kia của đời, cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến là những hình ảnh ẩn dụ.

- Cả câu Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến là một cấu trúc so sánh. Như vậy, ở đây hình ảnh có tính ẩn dụ được dùng trong một câu văn sử dụng phép so sánh.

d. Đoạn văn phải được viết bằng những câu đúng ngữ pháp, liên kết chặt chẽ với nhau để làm nổi bật chủ đề theo yêu cầu.

IV. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:

Để đánh giá kết quả, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở các lớp như sau:

Năm học 2014 – 2015: lớp thực nghiệm 11A5 và lớp đối chứng 11A8

Học kì I năm học 2015 – 2016: lớp thực nghiệm 11A3 và lớp đối chứng 11A9.

Mẫu được chọn là 43 học sinh lớp 11A5 và 40 học sinh lớp 11A8 (lớp thực nghiệm) và 40 học sinh lớp 11A3, và 40 học sinh lớp 11A9 (lớp đối chứng) khảo sát chất lượng bằng một bài kiểm tra 15 phút. Phân loại điểm của các bài kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:

Bảng 1.1 Thống kê phân loại điểm kiểm tra 15 phút trước tiến hành thực nghiệm đề tài.

ĐIỂM Năm học 2014 - 2015 Học kì I Năm học 2015 - 2016 LỚP THỰC

NGHIỆM 1

LỚP ĐỐI CHỨNG 1

LỚP THỰC NGHIỆM 2

LỚP ĐỐI CHỨNG 2

11A5 11A8 11A3 11A9

1 0 0 0 0

2 0 0 0 0

3 1 1 2 3

4 7 5 6 5

5 14 10 12 8

6 10 11 9 11

7 6 7 5 8

8 5 6 6 5

9 0 0 0 0

10 0 0 0 0

TỔNG SỐ

43 40 40 40

Biểu đồ phân bố điểm trước khi tiến hành thực nghiệm đề tài.

Tự thống kê tần số điểm kiểm tra trước khi thực nghiệm của lớp ĐC và lớp TN tôi tiếp tục phân loại kết quả kiểm tra như sau.

ĐIỂM SỐ LỚP THỰC NGHIỆM LỚP ĐỐI CHỨNG

11A5 11A3 11A8 11A9

Điểm yếu: < 5 8 8 6 8

Điểm TB: 5 - <6,5 24 21 21 19

Điểm khá:6,5 - < 8 6 5 7 8

Điểm giỏi: 8 - 10 5 6 6 5

TỔNG SỐ 43 40 40 40

Nhận xét: qua bảng thống kê chúng ta thấy trước thực nghiệm đề tài, tỉ lệ điểm số của các lớp là tương đương nhau.

Bảng 1.2 Thống kê phân loại điểm kiểm tra 15 phút sau khi tiến hành thực nghiệm đề tài.

ĐIỂM Năm học 2014 - 2015 Học kì I Năm học 2015 - 2016 LỚP THỰC

NGHIỆM 1

LỚP ĐỐI CHỨNG 1

LỚP THỰC NGHIỆM 2

LỚP ĐỐI CHỨNG 2

11A5 11A8 11A3 11A9

1 0 0 0 0

2 0 0 0 0

3 0 0 0 0

4 0 1 0 2

5 5 9 5 8

6 7 11 7 11

7 10 11 9 12

8 7 6 8 5

9 7 2 5 2

TỔNG SỐ 43 40 40 40

Biểu đồ phân bố điểm sau khi tiến hành thực nghiệm đề tài.

Tự thống kê tần số điểm kiểm tra sau khi thực nghiệm của lớp ĐC và lớp TN tôi tiếp tục phân loại kết quả kiểm tra như sau.

ĐIỂM SỐ LỚP THỰC NGHIỆM LỚP ĐỐI CHỨNG

11A5 11A3 11A8 11A9

Điểm yếu: < 5 0 0 1 2

Điểm TB: 5 - <6,5 12 12 20 19

Điểm khá:6,5 - < 8 10 9 11 12

Điểm giỏi: 8 - 10 21 19 8 7

TỔNG SỐ 43 40 40 40

Nhận xét: từ kết quả phân loại và thống kê trên ta thấy, sau khi thực nghiệm các lớp thực nghiệm có số học sinh đạt điểm khá giỏi nhiều hơn, có nghĩa là học sinh các lớp thực nghiệm làm bài tập tốt hơn.

Một phần của tài liệu SKKN rèn kĩ năng làm bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 11 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w