2.1 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHỦ THỂ KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN
2.1.3 Kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân được xác định là một giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Trong lịch sử, chủ nghĩa tư bản là phương thức sản xuất đầu tiên biết tổ chức nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường và đã đạt được những thành công không thể phủ nhận. Ngày nay, nền kinh tế thị trường được xác định là thành tựu chung của nhân loại. Thực tế cho thấy chưa có nước nào thành công trong phát triển nền kinh tế thị trường lại thiếu khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân như một động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường. Ngược lại, nền kinh tế thị trường chính là môi trường hoạt động và phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân.
Thực tế ở nước ta cho thấy, sự tồn tại của kinh tế tư nhân là một yêu cầu khách quan. Nhà nước không chỉ thừa nhận mà còn khai thác những tiềm năng của nó vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Đối với sự phát triển kinh tế tư nhân thì tư duy lý luận của Đảng ta không ngừng phát triển:
Với tư duy đổi mới, Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã xác định cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ với những hình thức và bước đi thích hợp. Do vậy, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, coi đó là giải pháp có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất và khai thác mọi tiềm năng của đất nước.
Trong thời kỳ quá độ sẽ tồn tại kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm: kinh tế quốc doanh,
tiểu sản xuất hàng hóa, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp.
Đại hội lần thứ VII của Đảng (6/1991) khẳng định sự nhất quán đối với chính sách kinh tế nhiều thành phần; cơ cấu các thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước. Đại hội còn xác định rõ hơn quan điểm của Đảng đối với kinh tế tư nhân là:
kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích và phát triển, không hạn chế việc mở rộng kinh doanh và có thể áp dụng nhiều hình thức liên doanh với các doanh nghiệp khác trong các ngành nghề mà Nhà nước và pháp luật không cấm.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6/1996) đã làm rõ thêm quan điểm đối với phát triển kinh tế tư nhân, cụ thể là: kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước, trong đó kinh tế cá thể và tiểu chủ có phạm vi hoạt động tương đối mở rộng ở những nơi chưa có điều kiện tổ chức kinh tế tập thể, hướng dẫn tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức. Đại hội VIII cũng khẳng định: “Tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài”.
Luật Doanh nghiệp được Quốc hội phê chuẩn ngày 12/6/1999 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 đã tạo khung pháp lý cho hoạt động của các loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Xét từ tình hình thực tế của thành phần kinh tế này, Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII quyết định tạo chính sách cho các doanh nghiệp thuê đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, ưu đãi về thuế và tín dụng theo ngành nghề và địa bàn. Giúp đỡ tiếp thị thông tin thị trường kịp thời. Trợ giúp việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới.
Đẩy mạnh việc dạy và hướng nghiệp, phát triển có tổ chức thị trường lao động, kể cả xuất khẩu lao động. Khuyến khích phát triển các hiệp hội, câu lạc bộ các nhà doanh nghiệp. Có hình thức biểu dương, khen thưởng các nhà doanh nghiệp giỏi.
Đại hội lần thứ IX của Đảng (4/2001) tiếp tục khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [7; tr95-96]. Đối với kinh tế tư nhân, Đại hội xác định:
“Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển… khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư
nhân rộng rãi trong những ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm.
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước… Xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động” [7; tr98-99].
Quán triệt quan điểm của Đại hội lần thứ IX, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân (3/2002) ra Nghị quyết chỉ rõ: phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế của nước ta. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lý sự phát triển của kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Các hộ kinh doanh cá thể được Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển ở cả thành thị và nông thôn; khuyến khích các hộ liên kết, hình thành các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện làm vệ tinh cho doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm lý xã hội để các doanh nghiệp tư nhân phát triển rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô, nhất là trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động; liên doanh liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế Nhà nước.
Bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở pháp luật và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Chăm lo bồi dưỡng các chủ doanh nghiệp nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội và các hiệp hội doanh nghiệp đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân nói chung cũng như trong từng doanh nghiệp.
Tiếp theo, Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc và có chính sách hỗ trợ về mặt bằng sản xuất – kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn tín
lực… để phát triển mạnh và có hiệu quả hơn nữa kinh tế tư nhân, kể cả doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn. Bên cạnh đó vẫn chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng phát triển.
Tiếp tục tinh thần đó, Đại hội X của Đảng (4/2006) tiếp tục khẳng định: “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế (…) Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ; có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh, thông tin và nhận thông tin” [8;
tr83-86, 86-87].
Thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ trước đổi mới bị coi là phi xã hội chủ nghĩa, hoạt động của họ bị kinh tế quốc doanh và tập thể chèn ép nên phát triển khó khăn. Sau đổi mới, với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, các chủ doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể, tiểu chủ được luật pháp bảo đảm sự bình đẳng với các thành phần kinh tế khác nên liên tục phát triển và tăng trưởng ổn định cả về số lượng, quy mô.
Trong công nghiệp: Năm 1988 cả nước có 318 doanh nghiệp tư nhân và 318.557 hộ cá thể với tổng số lao động 923,3 nghìn người, đến năm 1990 đã có 770 doanh nghiệp và 376.930 hộ cá thể với 1049 nghìn lao động. Số doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể sản xuất công nghiệp đặc biệt tăng nhanh trong 13 năm (1991 -2003);
năm 1991 có 1.114 doanh nghiệp và 398 nghìn hộ; năm 1995 lên tới 4.007 doanh nghiệp và 606 nghìn hộ; năm 1998 là 4.704 doanh nghiệp và 608 nghìn hộ; năm 2001 có 4.560 doanh nghiệp và 672,3 nghìn hộ. Tỷ trọng kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng từ 15,6% năm 1986 lên 34,3%
năm 2002 và trên 35% năm 2003 [14; tr201].
Trong thương mại dịch vụ: Kinh tế tư nhân và cá thể, tiểu chủ còn phát triển nhanh hơn so với lĩnh vực công nghiệp. Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội của kinh tế tư nhân, cá thể chiếm trong tổng mức bán lẻ hàng hóa toàn xã hội cả nước tăng dần và đến nay chiếm ưu thế tuyệt đối, năm 2002 chiến 73,9% và năm 2003 chiếm 79,9% [14; tr201]. Thực hiện Luật Doanh nghiệp, số hộ tư nhân, cá thể kinh doanh thương mại, dịch vụ phát triển mạnh cả hai khu vực thành thị và nông thôn.
Trong lĩnh vực vận tải hành khách và hàng hóa, kinh tế tư nhân phát triển nhanh cả về chủ doanh nghiệp và năng lực vận tải, vào thời điểm ngày 1/1/1990 có 97.194 hộ
kinh doanh, bảo đảm 36,3% khối lượng vận tải hàng hóa và 28,6% số lượng hành khách. Từ năm 1991 đến năm 2003 số tư nhân tham gia vận tải hàng hóa và hành khách tăng trung bình 10%/năm với nhiều hình thức và quy mô linh hoạt [14; tr202].
Trong nông nghiệp, kinh tế tư nhân thực tế đã tồn tại và phát triển dưới các hình thức như trang trại, hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Kinh tế cá thể, tiểu chủ tiếp tục phát triển ở nông thôn Nam Bộ, trong đó hàng trăm nghìn hộ trở thành hộ sản xuất hàng hóa lớn góp phần chủ yếu tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn và tăng nhanh nông sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ thật sự khởi sắc sau khi có Luật Doanh nghiệp.
Trong bốn năm (2000 – 2003) cả nước có trên 72 nghìn doanh nghiệp được thành lập, gấp 1,5 lần số doanh nghiệp thành lập trong 10 năm trước đó [14; tr202]. Các doanh nghiệp này đã thu hút hàng chục lao động vào làm việc vừa góp phần tạo thêm của cải xã hội, vừa chuyển đổi cơ cấu ngành nghề và lao động xã hội theo hướng tiến bộ.
Đồng thời, số doanh nghiệp này không chỉ tăng về số lượng mà quy mô hoạt động cũng như kết quả sản xuất, kinh doanh cũng có nhiều khởi sắc. Trong công nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực ngoài quốc doanh đều cao hơn doanh nghiệp nhà nước và khu vực FDI.