SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HÓA HỌC LÊN THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐẬU BIẾC Ở LỨA 6 VÀ 7

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học của cây đậu BIẾC (clitoria ternatea) ở các mức độ PHÂN bón và lứa cắt KHÁC NHAU tại THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.2 SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HÓA HỌC LÊN THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐẬU BIẾC Ở LỨA 6 VÀ 7

Bng 4.2 Thành phn hóa hc ca cây Đậu biếc dưới tác động ca phân hóa học

TPHH LA NGHIM THC

SE P

HOÁ HC 1 HOÁ HC 2

DM 6 25,17 25,70 0,40 0,37

7 24,77 23,91 1,19 0,62

Ash 6 6,72 5,81 0,32 0,07

7 6,74 6,44 0,30 0,49

CF 6 35,41 35,92 0,81 0,67

7 27,20 27,48 0,51 0,70

CP 6 22,81 22,50 0,65 0,74

7 25,15 24,07 0,53 0,17

EE 6 4,79 4,78 0,25 0,98

7 6,27 5,25 0,35 0,06

ADF 6 39,41 39,12 1,03 0,85

7 31,18 31,39 0,47 0,76

NDF 6 57,03 57,55 1,04 0,73

7 43,99 44,66 0,64 0,47

TPHH: thành phn hóa hc

Nhìn chung với các mức phân bón khác nhau không cho sự khác biệt lớn về giá trị dinh dưỡng, điều này đã chứng tỏ rằng tuy được bón với các mức độ phân hóa học khác nhau nhưng thành phần hóa học của cây ở cả hai lứa không có khác biệt nhau nhiều. Việc thay đổi hàm lượng phân bón chỉ làm thay đổi đặc tính sinh trưởng, cũng như năng suất của cây và hoàn toàn không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng có trong cây.

Khi đi vào xem xét riêng từng thành phần hóa học ở các lứa ta thấy có sự sai khác và chênh lệch giữa các thành phần hóa học ở hai mức phân bón khác nhau. Cụ thể hơn, hàm lượng vật chất khô (DM) (25,7%; 23,91%) và xơ thô (CF) (35,92%;

27,48%) ở HH2 cao hơn so với HH1 (25,17%; 24,77%) và (35,41%; 27,2%) nhưng khoáng tổng số (Ash) cũng như protein thô (CP) thì có sự hoán đổi khi hàm lượng này lần lượt ở HH1 (6,72%; 6,74%), (22,81%; 25,15%) cao hơn HH2 (5,81%; 6,44),

(22,5%; 24,07%). Tương tự với Ash, CP thì EE ở HH1 (4,79%; 6,27%) và HH2 (4,78%; 5,25%). Chúng tôi nhận thấy các thành phần hóa học của cây ít nhiều chịu tác động khác nhau giữa hai mức phân hóa học, do đó chúng liên tục thay đổi các giá trị lúc tăng lúc giảm ở các thành phần nhưng không theo bất kỳ một quy luật cụ thể nào, điển hình như thành phần xơ axit (ADF) và xơ trung tính (NDF) nếu như lứa 6 ở mức HH1 (39,41%; 57,03%) thấp hơn so với HH2 (39,12%; 57,55%) thì khi đến lứa 7 ở mức HH1 (31,18%; 43, 99%) lại cao hơn sao với mức HH2 (31,39%; 44,66%). Từ những số liệu trên ta có thể xem xét biểu đồ 4.1 và 4.2 để thấy rõ hơn vấn đề này

Biu đồ 4.1 Thành phn hóa hc ca cây Đậu biếc la 6 dưới nh hưởng ca phân hóa hc

Qua phân tích số liệu, một điều dễ dàng nhận thấy ở cả hai lứa có sự thay đổi do ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau. Điển hình như năng suất các lứa thu được luôn khác nhau có ý nghĩa, với việc sử dụng phân hóa học ở mức hai thì các phần năng suất thu được sẽ cao hơn. Sở dĩ có kết quả này là do mức độ phân hóa học 2 cung cấp nhiều dưỡng chất hơn nên khi bón cho cây ở những thời điểm thích hợp thì phân sẽ có kết quả nhanh, mạnh lên sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và tác dụng làm tăng các thành phần của năng suất như số lá trên cây, kích thích sinh nhánh và

Lun văn tt nghip – C nhân Hóa K32

phát triển dài thân (Nguyễn Xuân Trường, 2000). Nhưng những sự thay đổi đó không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Biu đồ 4.2 Thành phn hóa hc ca cây Đậu biếc la 7 dưới nh hưởng ca phân hóa hc

Khi so sánh kết quả phân tích hàm lượng xơ thô của cây Đậu biếc, nếu ở lứa 6 hàm lượng này là 35,92% ở hóa học 2, cao hơn nhiều so với những nghiên cứu trước đây của Barro and Ribeiro (1983) nghiên cứu tại miền Nam Brazil thì hàm lượng xơ thô của cây Đậu biếc là 28,94% ở thời điểm thu hoạch 42 ngày. Hàm lượng xơ thô ở lứa 6 cao hơn là vì lứa này thu hoạch ở thời điểm 90 ngày, và cây có độ tươi cao.

Nhưng ngược lại ở lứa 7 có hàm lượng xơ thô 27,48% ở hóa học 2 chỉ tương đương với kết quả nghiên cứu của Barro and Ribeiro (1983), mặc dù thời điểm thu hoạch 120 ngày, là vì giai đoạn này cây có xu hướng già đi.

Mặt khác, khi so sánh hàm lượng vật chất khô của cây Đậu biếc cả hai lứa với cây lai C. ternatea x C. Purpurea (Kalamani, 2001), thì hàm vật chất khô ở lứa 6 của thí nghiệm chúng tôi là (25,17%; 25,7%) và lứa 7 (24.77%; 23,91%) tương đương với cây lai (24,52%; 24,66%). Nhưng với sự thuần về giống, hàm lượng protein thô lứa 6

(22,81%; 22,5%), lứa 7 (25,15%; 24,07%) cao hơn so với cây lai (20,4%; 21,5% ), cây Đậu biếc của chúng tôi có hàm lượng CP cao là vì bản thân cây lai là sự phối hợp của hai dòng C. ternatea x C. Purpurea nên hàm lượng protein thô của cây lai không cao bằng dòng thuần Đậu biếc của thí nghiệm chúng tôi.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN hóa học của cây đậu BIẾC (clitoria ternatea) ở các mức độ PHÂN bón và lứa cắt KHÁC NHAU tại THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)