ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐẾN HÀM LƯỢNG CÁC HOẠT CHẤT SINH HỌC CỦA RỄ CÂY AN XOA KHÔ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương pháp sấy đến hoạt chất sinh học và khả năng chống oxy hóa của rễ cây an xoa (hellicteres hirsuta l ) (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐẾN HÀM LƯỢNG CÁC HOẠT CHẤT SINH HỌC CỦA RỄ CÂY AN XOA KHÔ

Hàm lượng các hoạt chất sinh học từ rễ cây An xoa khô sấy theo các phương pháp khác nhau được thể hiện trong Bảng 3.3.

3.2.1. Hàm lượng phenolic tổng số (TPC)

Các hợp chất phenolic trong thực vật có hoạt tính chống ôxy hóa và chống ung thư mạnh. Hàm lượng phenolic tổng số của rễ cây An xoa đạt được bằng các phương pháp sấy khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.3.

Dựa vào Bảng 3.3 ta có thể thấy là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng TPC giữa các phương pháp sấy khác nhau. Tuy kết quả không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê nhưng mỗi phương pháp sấy ít nhiều đều gây tổn thất đến hàm lượng TPC của rễ cây An xoa khô. Hàm lượng TPC của rễ cây An xoa tươi là 2,16 mg GAE/g mẫu khô. Hàm lượng TPC của mẫu sấy vi sóng ở mức công suất 50% (MW450) là cao nhất 1,89 mg GAE/g mẫu khô (bằng 87,5% TPC trong mẫu tươi ban đầu). Như vậy, hàm lượng TPC của mẫu rễ cây An xoa khô bằng phương pháp sấy MW450 chỉ giảm 0,27 mg GAE/g mẫu khô. Trong khi đó, hàm lượng TPC của phương pháp phơi nắng là thấp nhất 1,1 mg GAE/g mẫu khô (bằng 50,9% TPC trong mẫu tươi ban đầu), giảm 1,16 mg GAE/g mẫu khô. Phương pháp phơi nắng làm giảm đáng kể hàm lượng TPC so với mẫu tươi.

Nguyên nhân khiến cho hàm lượng TPC của phương pháp phơi nắng giảm đáng kể là do thời gian làm khô mẫu của phương pháp phơi nắng dài 13h (Bảng 3.1) Thời gian quá dài, hơn nữa lại phơi ngoài trời nắng có đầy đủ các tác nhân O2, ánh sáng và nhiệt độ đã giúp thúc đẩy phản ứng ôxy hóa, làm giảm mạnh hàm lượng TPC.

40

So sánh kết quả hàm lượng TPC của rễ cây An xoa trong đề tài với kết quả hàm lượng TPC trên thân và lá cây An xoa trong báo cáo của Nguyễn và cộng sự [46] [47]

có thể thấy rằng hàm lượng TPC trong lá > thân > rễ.

Bảng 3. 3. Hợp chất có hoạt tính sinh học của rễ cây An xoa khô đạt được bởi các phương pháp sấy khác nhau và mẫu tươi.

TPC: Hàm lượng phenolic tổng số; TFC: Hàm lượng flavonoid tổng số; GAE: Tương đương với acid galic; CE: Tương đương với catechol; EE: Tương đương với escin.

3.2.2. Hàm lượng flavonoic tổng số (TFC)

Dựa vào Bảng 3.3 ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng flavonoid tổng số giữa các phương pháp sấy khác nhau (p < 0,05). Hàm lượng TFC của mẫu rễ tươi là 1,24 mg CE/g mẫu khô. Trong khi, hàm lượng TFC của rễ cây An xoa qua các phương pháp sấy khác nhau dao động từ 0,44 đến 1,22 mg CE/g mẫu khô. Hàm lượng TFC của mẫu sấy vi sóng ở mức công suất 50% (MW450) là cao nhất 1,22 mg CE/g mẫu khô, khác biệt hoàn toàn so với các phương pháp sấy còn lại. Như vậy, khi sấy rễ cây An xoa bằng phương pháp sấy MW450 chỉ làm giảm khoảng 0,02 mg CE/g mẫu khô so với mẫu tươi. Trong khi đó, phương pháp sấy thăng hoa lại cho kết quả hàm lượng TFC thấp nhất 0,44 mg CE/g mẫu khô. Kết quả cho thấp phương pháp sấy thăng hoa làm giảm đáng kể hàm lượng TFC của rễ cây An xoa, giảm 0,8 mg CE/g mẫu khô.

Phương pháp sấy vi sóng ở các mức công suất 30%, 80%, 100% cho hàm lượng TFC không khác nhau đáng kể. Bên cạnh đó, phương pháp phơi nắng cũng làm giảm đáng kể hàm lượng TFC so với mẫu tươi, giảm 0,46 mg CE/g mẫu khô. Phương pháp sấy

Phương pháp sấy

TPC

(mg GAE/g mẫu khô)

TFC

(mg CE/g mẫu khô)

Saponins (mg EE/g mẫu khô)

MW270 1,27± 0,15a 0,96 ± 0,2ab 11,29 ± 0,07ab

MW450 1,89± 0,51a 1,22 ± 0,11a 11,97 ± 0,08ab

MW720 1,55 ± 0,6a 1,00 ± 0,28ab 9,53 ± 0,03ab

MW900 1,55 ± 0,69a 1,04 ± 0,27ab 8,30 ± 0,07b

Phơi nắng 1,10 ± 0,39a 0,78 ± 0,11b 10,32 ± 0,08ab Thăng hoa 1,38 ± 1,42a 0,44 ± 0,07c 10,31 ± 0,02ab Mẫu tươi 2,16 ± 0,4a 1,24 ± 0,07a 15,50 ± 0,04a

41

chân không thăng hoa làm giảm đáng kể hàm lượng TFC có thể là do thời gian sấy của phương pháp sấy thăng hoa quá dài 70h (Bảng 3.1). Thời gian sấy quá dài, flavonoid bị ôxy hóa và giảm hàm lượng.

So sánh kết quả hàm lượng TFC của rễ cây An xoa trong đề tài với kết quả hàm lượng TFC trên thân và lá cây An xoa trong báo cáo của Nguyễn và cộng sự [46] [47]

có thể thấy rằng hàm lượng TFC trong lá > thân > rễ.

3.2.3. Hàm lượng saponins

Hàm lượng saponins của rễ cây An xoa khô sấy bằng các phương pháp khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.3.

Kết quả cho ta thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng saponins giữa các phương pháp sấy khác nhau (p < 0,05). Trong đó, hàm lượng saponins của mẫu tươi là 15,5 mg EE/g mẫu khô. Hàm lượng saponins của rễ cây An xoa thu được bằng các phương pháp sấy khác nhau trong khoảng từ 8,3 đến 11,97 mg EE/g mẫu khô. Hàm lượng saponins của mẫu sấy bằng phương pháp vi sóng ở mức công suất 50% (MW450) đạt cao nhất là 11,97 mg EE/g mẫu khô (giảm 3,53 mg EE/g mẫu khô, bằng 77,2% so với mẫu tươi). Hàm lượng saponins của mẫu sấy bằng phương pháp vi sóng ở mức công suất 100% là thấp nhất, đạt 8,3 mg EE/g mẫu khô (giảm 7,2 mg EE/g mẫu khô, bằng 53,5% so với mẫu tươi). Hàm lượng saponin của các mẫu sấy phương pháp như MW270, phơi nắng, thăng hoa, MW720 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, và đạt được lần lượt là 11,29; 10,32; 10,31; 9,53 mg EE/g mẫu khô.

Giải thích kết quả: Hàm lượng saponin của mẫu sấy bằng phương pháp vi sóng ở mức công suất 100% (900W) giảm đáng kể do ở mức công suất 100% tức 900W là mức công suất cao nhất của lò vi sóng EMS3067X. Ở mức công suất này, nhiệt độ của mẫu sấy đạt được quá cao nên có thể phá hủy các saponins.

So sánh kết quả hàm lượng saponins của rễ cây An xoa trong đề tài với kết quả hàm lượng saponins trên thân và lá cây An xoa trong báo cáo trước đây của Nguyễn và cộng sự [46] [47] có thể thấy rằng hàm lượng saponins trong lá > thân > rễ.

Như vậy, có thể thấy rằng phương pháp sấy vi sóng ở 450W ít làm mất hoạt chất sinh học nhất. Điều này cũng tương đồng với kết quả của Nguyễn và cộng sự [42] khi nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp sấy đến hoạt chất sinh học của cây Xáo tam

42

phân. Kết quả của ông chỉ ra rằng sấy vi sóng ở 400W là phương pháp sấy bảo toàn được hàm lượng TPC, TFC, saponin của cây Xáo tam phân ở mức cao nhất.

Hơn nữa, dựa vào Bảng 3.3 ta có thể thấy rằng methanol là dung môi hiệu quả để chiết saponins, điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn và cộng sự trên thân và lá cây An xoa [46] [47].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương pháp sấy đến hoạt chất sinh học và khả năng chống oxy hóa của rễ cây an xoa (hellicteres hirsuta l ) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)