CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2. Thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
NHTMCP Á Châu (Asia Commercial Joint Stock Bank - ACB) “là một NHTMCP được thành lập tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng được thành lập theo Giấy phép Hoạt động số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993 với thời hạn hoạt động 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép.
Ngày 19/09/2018, Ngân hàng được NHNN cấp Giấy phép Hoạt động số 91/GP- NHNN thay thế cho Giấy phép Hoạt động số 0032/NH-GP. Thời gian hoạt động của Ngân hàng theo giấy phép mới không thay đổi so với giấy phép được cấp trước đó. Cổ phiếu của Ngân hàng được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”[14].
Các hoạt động chính của ACB và các công ty con như: “Huy động và cho vay văn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, vay vốn của các TCTD khác, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giả, hùn vốn và liên doanh theo luật định làm DVTT giữa các khách hàng thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế…Vốn điều lệ của ACB tại ngày 31 tháng 12 năm 2020 là 21.615.584.600.000 đồng Việt Nam (31.12.2019: 16.627.372.770.000 đồng Việt Nam) Ngân hàng đã phát hành 2.161.558.460 cổ phiếu phổ thông với mệnh giá của một cổ phiếu là 10.000 đồng Việt Nam”[15].
Địa điểm và mạng lưới hoạt động: “Hội sở chính của ACB đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại ngày 31/12/2020, ACB có 1 hội sở chính, 371 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc (so với
ngày 31/12/2019 ACB có: 1 hội sở chính, 369 chi nhánh và phòng giao dịch) với tổng số hơn 11.000 nhân viên.”[16]
Năm 2020 có thể mô tả là năm "COVID-19 vả vượt khó." Nhưng với nỗ lực của Ban điều hành. ACB đã có một năm tăng trưởng tốt, hiệu quả và an toàn. Các chỉ tiêu tài chính tín dụng thực hiện đều vượt kế hoạch đề ra: “Tổng tài sản đạt 445.000 tỷ đồng, tăng 15.9% (cao hơn số kế hoạch là 12%); Tín dụng tăng 16% và sử dụng tối đa hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN Việt Nam phân bổ, đạt 311.000 tỷ đồng; Tiền gửi khách hàng đạt 353.000 tỷ đồng, tăng 14.6% (cao hơn dự kiến là 12%); Lợi nhuận trước thuế là 9.596 tỷ đồng (tăng 28% so với năm 2019 và vượt 26% so với dự kiến là 7.636 tỷ đổng).”[15]
Trong thời gian tới, ACB tiếp tục thực hiện chiến lược hoạt động với tầm nhìn ACB là ngân hàng bán lẻ hàng đầu có tăng trưởng tổng thu nhập ở mức cao, đem lại trải nghiệm cho khách hàng tốt nhất và có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ 20%/năm trở lên; tập trung cho các mục tiêu ở các phân đoạn cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời có phát triển chọn lọc khách hàng doanh nghiệp lớn.
2.2.1.2. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu
* Về huy động vốn
Huy động vốn của ngân hàng ACB tăng trưởng tốt trong các năm qua. “Tỷ trọng tiền gửi từ khách hàng có nhân chiếm khoảng 80% tổng danh mục”[15]. Tính đến 31/12/2019, tổng nguồn vốn huy động đạt 367 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với 2018, trong đó đóng góp chủ yếu từ tiền gửi của khách hàng. Tiền gửi của khách hàng tại 31/12/2019 đạt 308 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2018, chiếm 84%
tổng nguồn vốn huy động. Phát hành Giấy tờ có giá tăng 151% và đạt 20,8 nghìn tỷ đồng.
Tại 30/09/2020, tổng nguồn vốn huy động của ACB đạt 394 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm chủ yếu do tăng tiền gửi khách hàng. Đóng đóng góp tỷ
trọng lớn nhất là tiền gửi khách hàng với 85%, đạt 335 nghìn tỷ đồng tăng 8,6% so với đầu năm.
Bảng 2. 1: Nguồn vốn huy động
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2018 2019 30/09/2020
Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ trọng
Tiền gửi của khách hàng 269.999 84% 308.129 84% 334.729 85%
Tiền gửi và vay TCTD khác 20.718 6% 19.249 5% 17.962 5%
- Tiền gửi của TCTD khác 17.174 5% 16.674 5% 16.865 4%
- Vay TCTD khác 3.545 1% 2.575 1% 1.160 0%
Phát hành giấy tờ có giá 8.291 3% 20.831 6°/o 23.091 6%
Tổng 319.726 100% 367.457 100% 358.374 100%
(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2018, 2019 và BCTC Quý 3/2020) Tại thời điểm 31/12/2019, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng với khoảng 81%, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 18% tổng danh mục và tăng 25% so với 2018. ACB định hướng tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn để giảm thiểu chi phí huy động thông qua việc tập trung phát triển và hoàn thiện hệ thống công nghệ, sản phẩm và tiện ích trên nền tảng ACB số để hướng tới mục tiêu cung cấp các dịch vụ cao cấp, đáp ứng nhanh và kịp thời nhu cầu của khách hàng, xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng.
Tính đến thời điểm 30/09/2020, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn có tỷ trọng cao nhất với 80% tổng danh mục tiền gửi khách hàng, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 18% tổng danh mục và tăng 10% so với 2019. Cơ cấu tiền gửi của ACB
trong những năm qua cho thấy sự tăng trưởng và ổn định trong việc huy động tiền gửi từ khách hàng.
Bảng 2. 2: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo loại hình
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 9 tháng/2020 Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tiền gửi không kỳ hạn 45.022 17% 56.058 18% 61.672 18%
Tiền gửi có kỳ hạn 37.747 14% 45.194 15% 58.281 17%
Tiền gửi tiết kiệm 185.087 69% 204.149 66% 212.424 63%
Tiền gửi ký quỹ 1.562 1% 1.540 0% 1.629 0%
Tiền gửi cho nhùng mục đích riêng
biệt 580 0% 1.189 0% 724 0%
Tổng 269.999 100% 308.129 100% 334.729 100%
(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2018, 2019 và BCTC Quỷ 3/2020 - Hợp nhất)
* Hoạt động tín dụng
Bảng 2. 3: Hoạt động tín dụng của ACB
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chi tiêu Năm 2018 Năm 2019 9 thảng/2020
Tổng dư nợ cho vay 230.527 268.701 297.386
Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (2.544) (2.536) (2.913)
Dư nợ cho vay thuần 227.983 266.165 294.473
Tổng dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động 77,5% 77,6% 79%
Tổng dư nợ cho vay/Tổng tài sản 70,0% 70,1% 71%
(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2018, 2019 và BCTC Quý 3/2020 - Hợp nhất)
Hoạt động tín dụng tăng trưởng theo đúng định hướng của NHNN và luôn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn. Tính đến cuối năm 2019, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt gần 269 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2018.
Đến cuối 30/09/2020, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 297 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với đầu năm. Trong nhiều năm, ACB có tốc độ tăng trưởng cao liên tục nhưng ngân hàng vẫn đảm bảo theo đúng định hướng của NHNN và khả năng thanh khoản cao được tiếp tục duy trì với tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động tiền gửi khách hàng đạt 79%, thấp hơn quy định của NHNN (85%).
* Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2. 4: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2018 đến 30/9/2020 Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 % tăng/giảm
2019/2018 9 tháng/2020 Tổng giá trị tài sản 329.333 383.514 16,5% 418.748
Vốn chủ sở hữu 21.018 27.765 32,1% 32.919
Doanh thu 14.033 16.097 14,7% 12.966
Chi phí hoạt động 6.712 8.308 23,8% 5.861
Thuế và các khoản phải nộp 1.252 1.506 20,3% 1.278
Lợi nhuận trước thuế 6.389 7.516 17,6% 6.411
Lợi nhuận sau thuế 5.137 6.010 17,0% 5.133
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên
vốn chủ sở hữu 27,73% 24,64% -11,1% 22,88%
(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2018, 2019 và BCTC Quý 3/2020 - Hợp nhất)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng tài sản của ACB năm 2019 tăng 16,5% so với năm 2018 và đạt gần 384 nghìn tỷ đồng, trong đó tài sản sinh lời chiếm 95% tổng tài sản. Cũng vào năm 2018, đây là năm đầu tiên có sự tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng sau khi xử lý đứt điềm các tài sản còn tồn đọng, quay trở lại vị
thế của một trong NHTMCP hàng đầu Việt Nam. Lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 6.389 tỷ đồng, tăng 141% so với cùng kỳ năm 2017. Với kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt cũng đánh dấu là năm ACB có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao nhất ngành với 27,73%. Bước qua năm 2019, ACB bắt đầu xây dựng chiến lược 5 năm để hình thành "Ngân hàng của tương lai.” Các con số cho thấy sự tăng trưởng của ACB liên tục, đều đặn tạo một nền tảng vững chắc cho các năm tiếp theo. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế trong năm 2019 đạt 7,516 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2018. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao ở mức 24,6%.
Tính đến 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 6.411 tỷ đồng, tăng 15.29% so với cùng kỳ năm 2019. hoàn thành 83,96% so với kế hoạch 7.636 tỷ đồng của năm 2020 đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 thông qua. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là 22,88%.
2.2.1.3. Những kết quả đã đạt được trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Trong thời gian gần đây, ACB tiếp tục được đánh giá là một trong những NHTMCP đi đầu trong việc cung cấp cho khách hàng các DVTT, dịch vụ tiện ích, an toàn và hiện đại với hệ thống mạng lưới và công nghệ thông tin phát triển và quy mô ngân hàng ngày càng mở rộng. Dịch vụ của ACB cung cấp được khách hàng đánh giá cao về tốc độ xử lý giao dịch, đa dạng kênh thanh toán và mức phí cạnh tranh, góp phần khẳng định vị thế và thương hiệu của ACB trên thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán của ACB được thực hiện an toàn, thông suốt và ổn định theo QĐPL. Các khoản thanh toán cho các DVTT nói chung và dịch vụ TTKDTM nói riêng đã đóng góp đáng kể vào kết quả hoạt động kinh doanh của ACB.
* Về hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ dịch vụ TTKDTM
ACB liên tục đẩy mạnh phân bổ ngân sách, đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài để xây dựng các mục tiêu chiến lược trung dài hạn để Ngân hàng phát triển bền vững và có hiệu quả trong tương lai.
Trong hoạt động dịch vụ TTKDTM, ACB đẩy mạnh phát triển hệ thống công nghệ thông tin để chuyển giao dịch khách hàng từ kênh truyền thống sang kênh điện tử (ACB Online, ACB Mobile Apps), kênh tự phục vụ (ATM, CDM), liên kết với các dịch vụ TGTT (ví điện tử). Việc phát triển ngân hàng số giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng, giảm áp lực quá tải lên các điểm giao dịch, tiết kiệm chi phí nhân sự…
“Trong năm 2020, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua điện thoại thông minh (ACB Mobile App) tăng 26% so với năm 2019, số lượng và doanh số giao dịch trực tuyến tăng mạnh với 114% và 107% tương ứng. Tính đến cuối năm 2020, lượng khách hàng sử dụng ngân hàng số chiếm 84% tổng số lượng khách hàng toàn hệ thống. Tỷ lệ giao dịch điện tử tăng từ 33% lên 47% cho thấy có sự chuyển dịch ở hành vi khách hàng từ kênh truyền thống sang kênh điện tử.”[14]
Bên cạnh đó. ACB còn mở rộng mạng lưới ATM, CDM và POS. ACB có mạng lưới ATM phủ sóng hầu hết các tình thành của Việt Nam; đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt, tra cứu số dư, chuyển khoản của khách hàng, v.v. 24/7. Tính năng mới mà ACB đã đưa vào hoạt động gần đây là máy nộp tiền mặt (CDM), ngoài các tính năng của ATM, còn có tính năng giúp khách hàng nộp tiền vào tài khoản nhanh chóng, tiện lợi mà không cần đến quầy giao dịch để thực hiện. “Tính đến ngày 31/12/2020, ACB có 914 máy ATM, CDM và 8.102 máy POS đặt tại cửa hàng, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty du lịch. khách sạn…”[14] để phục vụ hoạt động thanh toán của khách hàng.
ACB cung cấp dịch vụ TTKDTM thông qua mạng lưới 371 chi nhánh/phòng giao dịch bao phủ rộng trên cả nước. Các hình thức giao dịch đa dạng như: giao dịch tại quầy, ATM/POS/CDM và ACB Online/ Mobile Banking App. Hiện tại dịch vụ TTKDTM của ACB thông qua 3 kênh chính: thanh toán điện tử liên ngân hàng (kênh Citad), chuyển tiền liên ngân hàng 247 (kênh Napas), thanh toán song phương Vietcombank Money (kênh VCB).
Các năm qua, việc vận hành của ACB tại các kênh luôn ổn định và không xảy ra lỗi giao dịch. Bên cạnh đó, Cục Công nghệ NHNNVN (kênh Citad), Công ty CP thanh toán quốc gia Việt Nam (kênh Napas) và Ngân hàng Vietcombank luôn tích
cực hỗ trợ ACB trong việc xử lý các giao dịch qua các kênh nhằm đảm bảo tính ổn định của DVTT nói chung và dịch vụ TTKDTM nói riêng trong nước.
* Các dịch vụ, sản phẩm liên quan tới dịch vụ TTKDTM
Đối với các sản phẩm liên quan tới dịch vụ TTKDTM, ACB thiết kế các sản phẩm/gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhu cầu của từng phân đoạn khách hàng, đa dạng kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ từ kênh truyền thống sang các kênh điện tử (ACB Online, ACB Mobile Apps), kênh tự phục vụ (ATM, CDM), các dịch vụ TGTT (ví điện tử). Bên cạnh việc cung ứng các phương tiện TTKDTM cho khách hàng như Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi, Séc, thẻ ngân hàng, ACB còn cung ứng nhiều DVTT tiện ích như: Dịch vụ thu ngân sách nhà nước, dịch vụ nộp thuế điện tử cho KH doanh nghiệp, DVTT hóa đơn.... Tựu chung lại các sản phẩm/ gói sản phẩm của ACB cung cấp liên quan tới dịch vụ TTKDTM bao gồm các nhóm sau:
TKTT: ACB cung cấp nhiều loại TKTT phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, như: Tài khoản Thương gia, Tài khoản Ưu tiên, Tài khoản Kinh doanh trực tuyến (E-biz), Tài khoản Lương (TK Lương, TK Eco, TK Eco +), Tài khoản Sinh viên, TKTT thông thường ... Cụ thể một số loại TKTT ACB đang cung cấp như:
- Tài khoản Ưu Tiên (ACB Privilege Account): là TKTT được dành riêng cho phân khúc khách hàng khá giả (Affluent) khi tham gia ACB Ngân Hàng Ưu Tiên (ACB Privilege Banking)
- Tài khoản Thương Gia (TK Thương Gia): là Tài khoản Thanh Toán không kỳ hạn dành cho khách hàng cá nhân thuộc phân khúc kinh doanh (Entrepreneur).
- Tài khoản kinh doanh trực tuyến eBIZ (TK eBIZ): là Tài khoản Thanh Toán không kỳ hạn dành cho khách hàng cá nhân giao dịch thanh toán thường xuyên, đặc biệt qua kênh Online.
- Tài khoản Tài Lộc (TK Tài Lộc): là TKTT không kỳ hạn dành cho khách hàng gửi tiết kiệm có nhu cầu trích lãi qua tài khoản thanh toán.
- Tài khoản ECO Plus (TK ECO Plus): là Tài khoản Thanh Toán không kỳ hạn dành cho khách hàng cá nhân thuộc phân khúc Trí thức thành thị (Urban
Professional). Khách hàng sử dụng TK ECO Plus để thực hiện các giao dịch qua ngân hàng và hưởng các ưu đãi.
- Tài khoản Sinh Viên: là tài khoản thanh toán không kỳ hạn dành cho khách hàng là học sinh/sinh viên của các trường.
DVTT: DVTT trong nước: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước; DVTT quốc tế: cá nhân là người cư trú và không cư trú chuyển tiền cho các mục đích được phép theo quy định quản lý ngoại hối; v.v.
Dịch vụ ví điện tử, kết nối thẻ: ACB hợp tác với các tổ chức TGTT là Momo, Airpay để cung cấp các tiện ích, dịch vụ và các sản phẩm chuyên biệt tới khách hàng.
DVTT quốc tế: DVTT quốc tế bao gồm chuyển tiền đi bằng điện và nhận chuyển đến bằng điện (Telegraphic Transfer - T/T), nhờ thu xuất nhập khẩu (Document Against Payment - D/P, Document Against Acceptance - D/A), giao chứng từ nhận tiền ngay (Cash Against Document - CAD) vả thư tín dụng xuất nhập khẩu (Letter of Credit - L/C). Ngoài các dịch vụ truyền thống này, ACB cung cấp sản phẩm L/C trả chậm thanh toán trả ngay (Usance L/C payable at sight - Upas L/C) được đánh giá là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp nhập khẩu. ACB còn cung ứng các DVTT quốc tế trên ACB Online, giao dịch qua fax và giao dịch bằng chứng từ có xác thực chữ ký điện tử.
* Hệ thống các quy định nội bộ
Đối với hành lang pháp lý cho dịch vụ TTKDTM, ngày 03/12/2020, căn cứ các QĐPL của Chính phủ, NHNN về dịch vụ TTKDTM, Tổng giám đốc ACB ban hành quy định số 403/NVQĐ-VHGD.20 quy định TTKDTM thay thế Công văn số 270/NVQĐ-VHGD.15 “V/v Ban hành Hướng dẫn thực hiện dịch vụ TTKDTM”
năm 2015 của ACB. Quy định này là văn bản cốt lõi cho dịch vụ TTKDTM đối với các khách hàng cá nhân, tổ chức sử dụng DVTT tại ACB, bao gồm: “1. Hướng dẫn thực hiện dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) bao gồm các dịch vụ: thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi; thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu; chuyển
tiền; thu hộ; chi hộ. 2. Việc cung ứng các DVTT séc, thanh toán thẻ ngân hàng được thực hiện theo Quy định cung ứng và sử dụng séc của Ngân hàng TMCP Á Châu và các quy định của Trung tâm thẻ.”. Cụ thể:
Thanh toán bằng séc: Quy định số 399/NVQĐ-VHGD.20 của Ngân hàng ACB ban hành ngày 27/11/2020 quy định về cung ứng và sử dụng Séc, quy định này quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc tại Ngân hàng ACB. Ngoài ra, ACB cũng cung cấp các mẫu biểu cụ thể như: Giấy đề nghị cung ứng séc, bảng kê nộp séc, thông tin séc không đủ thanh toán, giấy đề nghị hủy séc, giấy đề nghị hủy bảo chi séc, thông báo mất Séc hay Mẫu séc trắng của Ngân hàng (mẫu in sẵn) để đảm bảo việc cung ứng và sử dụng séc tại NH được diễn ra an toàn, thuận lợi, đảm bảo mọi nhu cầu thiết yếu của khách hàng khi sử dụng séc.
Thanh toán bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu: “DVTT lệnh chi, ủy nhiệm chi (sau đây gọi chung là DVTT ủy nhiệm chi) là việc ACB thực hiện yêu cầu của bên trả tiền trích một số tiền nhất định trên TKTT của bên trả tiền để trả hoặc chuyển tiền cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể là bên trả tiền.”. “DVTT nhờ thu, ủy nhiệm thu (sau đây gọi chung là DVTT ủy nhiệm thu) là việc ACB thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số tiền nhất định trên TKTT của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng [11]”. Việc thanh toán bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi được điều chỉnh bởi quy định số 403/NVQĐ-VHGD.20 quy định TTKDTM của Ngân hàng ACB và các mẫu biểu có liên quan do ACB ban hành.
Thanh toán bằng thẻ ngân hàng: Gần đây nhất ACB đã triển khai văn bản số 02/CT-NHNN của NHNN về Chỉ thị về việc tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng. Hoạt động thanh toán thẻ của ACB dựa trên Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-NHNN. Bên cạnh đó ACB cũng thường xuyên ban hành, cập nhập các mẫu biểu về Hợp đồng DVTT thẻ ngân hàng để phù hợp chiến lược kinh doanh, phát hành thẻ thực tế của ngân hàng.
Thanh toán bằng thư tín dụng: ACB ban hành quy định số 306/NVQĐ- SPTTTM.20 của Ngân hàng ACB ban hành ngày 17/08/2020 quy định về Quy định